CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
“Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó, các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [10, tr.137]. Cốt truyện có thể được xem là phương tiện để nhà văn bộc lộ tính cách, hành động của nhân vật và là phương tiện chủ yếu để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.
Các nhà văn khi cầm bút ln có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người. Điều này được thể hiện rõ trong sáng tác của những nhà tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trong sáng tác của họ, ta thấy cốt truyện ngày càng có xu hướng bị nới lỏng, vai trò của cốt truyện được hạn chế một cách tối đa bởi nhà văn có xu hướng hạn chế q trình hành động của nhân vật mà thiên về khắc họa dòng nội tâm của nhân vật nhiều hơn, nhân vật suy nghĩ nhiều hơn là hành động. Chính vì thế, cốt truyện trở nên khó tóm tắt, cấu trúc khó định hình.
Trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái, ta thấy ông đã sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện rất mới mẻ và độc đáo. Nhà văn đã sử dụng nhiều loại cốt truyện đan xen để nói lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chính lối kết hợp linh hoạt, uyển chuyển ấy làm nên sức hấp dẫn đặc biệt trong tác phẩm của ông.