Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 68)

CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ

3.3.2. Thời gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại

của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như khơng gian nghệ thuật, sự vận động một chiều như thời gian khách quan tự nhiên. Cả chiều dài, quy mô miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật” [13, tr.122].

Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác nhau tạo nên nhịp điệu của tác phẩm: “Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược,

52

quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xơi, có thể dồn nén thời gian dài trong chốc lát, có thể kéo dài chốc lát thành vơ tận” [12, tr.7]. Nó gắn liền với cấu trúc bên trong của hình tượng nghệ thuật như một hệ quy chiếu mang tính ẩn để phản ánh hiện thực, thể hiện tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật gắn liền với mỗi thể loại văn học nhằm cung cấp nhiều cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học.

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái là chúng ta khảo sát phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời

sống, thể hiện cảm xúc, tư tưởng của ông.

Song trùng với sự dịch chuyển của điểm nhìn khơng gian là sự thay đổi của điểm nhìn thời gian. Thời gian hiện tại, quá khứ, thời gian cuộc đời, thời gian thực và thời gian kì ảo. Điểm nhấn của tác phẩm là sự chuyển hoá linh hoạt giữa thời gian cuộc đời trong tác phẩm. Kết cấu “truyện trong truyện” tạo đà cho sự đan xen thời gian cuộc đời của các nhân vật. Từ chuyện của ba thanh niên Cốc, Bóp, Phũ đến chuyện của nhân vật “Tôi”, chuyện của Miên, Giềng, chuyện của Mai Trừng… Sự chuyển biến linh hoạt giữa điểm nhìn thời gian cuộc đời tạo nên sự xen kẽ những câu chuyện một cách tự nhiên. Nó cũng thể hiện sự đa phức của mảng hiện thực mà nhà văn phản ánh. Ở đó khơng chỉ có câu chuyện của người kể mà cịn câu chuyện của biết bao số phận, khơng chỉ có chuyện của q khứ hay hiện tại mà còn là sự dịch chuyển từ quá khứ đến hiện tại, sự đối sánh từ hiện tại trở về quá khứ …

Theo dòng ý thức của nhân vật “Tôi”, bao nhiêu mảnh đời, số phận cũng như những mặt xấu của xã hội được Hồ Anh Thái phác họa một cách đầy tinh tế nhưng cũng châm biếm rất sâu cay. Đó là ba nhân vật Cốc, Bóp, Phũ với những cuộc ăn chơi trác táng, sa đọa của chúng. Cái chết của ba nhân vật này là minh chứng hùng hồn nhất cho quan niệm “ác giả ác báo” của nhân dân ta. Tiếp đó là câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Đông – người kể chuyện. Lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ mất sớm, Đông đã sống cùng người anh giàu có và lọc lõi. Cuộc đời của Đông do một tay người anh sắp đặt. Đông vốn đam mê vẽ tranh nhưng cuối cùng cũng phải theo sự sắp đặt của Thế là đi làm thuyền trưởng. Đông chung sống như vợ

53

chồng với Yên Thanh – cô sinh viên hàng hải dâm đãng thì Thế một lần nữa xen vào và bắt anh phải lấy một người khác. Và dĩ nhiên sau này Đông cũng “cùng hội cùng thuyền” với những đứa thanh niên kia trong những cuộc ăn chơi sa đọa của chúng. Ngoài những mảnh đời đó thì trong dịng ý thức của nhân vật Tơi cịn hiện lên cuộc đời đầy bất hạnh của cô gái trên hòn cù lao. Sau sự hi sinh anh dũng của người cha mà không nhận được một sự đãi ngộ nào, cơ gái phải một thân một mình chèo thuyền ra hòn cù lao để “phát quang đất đai, trồng cây ăn quả” và “chăm nom nhân giống cho đàn dê” [29, tr.122] khi mới mười bốn tuổi. Cuộc đời bất hạnh của cô gái được nhà văn khái quát trong những câu văn: “Trên hòn cù lao này cô là chủ. Trên con tàu này cô là thuyền trưởng với hai chục đầu dê thùn viên. Cịn ở làng, cơ là một cơ gái lỡ thì bị qn lãng” [29, tr.122].

Có thể thấy, “dòng ý thức” của nhân vật Đông về những mảnh số phận khác khau diễn ra trong một khoảng thời gian khép kín, tù túng, chật hẹp. Vì theo ý thức của nhân vật nên dường như thời gian có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Đây là một thủ pháp rất đặc biệt làm cho điểm nhìn của tác phẩm trở nên đa dạng, đa chiều hơn.

Cùng với dòng thời gian ý thức ở trên, thời gian tâm tưởng của nhân vật cũng được chú ý đến. Đó là thời gian mà nhân vật Đông thể hiện những suy nghĩ của mình khi chứng kiến cảnh ba thằng cháu có ý định cưỡng hiếp một cô gái trên bãi biển. Khi cô gái được lũ cháu đẩy về phía Đông, anh bắt gặp trong ánh mắt của cô lời van xin và “một vẻ mặt khiếp đảm trước cái chết” [29, tr.22]. Anh nghĩ: “Tôi? Một kẻ đã từng đối mặt với từng ấy phản trắc và hận thù? Một kẻ đã phải giấu kín cái chết của con mình trong yên lặng?” [29, tr.22]. Rồi sau đó anh nghĩ: “Tơi bắt đầu cảm thấy sự nguy hiểm của trò đùa”; “Rõ ràng tôi linh cảm một điều rất xấu. Tơi có ý ngăn. Nhưng cùng lúc tôi biết rằng khơng kịp nữa” [29, tr22-23]. Dịng thời gian tâm tưởng của nhân vật Đông trong lúc này giúp chúng ta nhận ra anh khác những đứa cháu của mình ở chỡ anh biết suy xét mọi việc trước khi làm.

Ta còn bắt gặp ở trong tác phẩm này hàng loạt những suy nghĩ khác của Đông. Khoảng thời gian mà nhân vật suy nghĩ cũng là khoảng thời gian mà chúng

54

ta thấy được những mặt khác nhau trong con người của họ. Sau khi đi dự đám tang của thằng Cốc về, Đông suy ngẫm: “Xin hãy đi dự đám tang thật nhiều, anh sẽ thôi thắc mắc những chuyện cỏn con ngồi đời, thơi xích mích, thôi đấu đá nội bộ cơ quan, thôi ham hố đại vị, thôi thèm khát tiền bạc. Ý nghĩ vừa thống qua, tơi đã bật cười chua chát” [29, tr.37].

Những dòng tâm tưởng trên của nhân vật dày đặc trong tác phẩm khiến người đọc có cảm tưởng về sự dồn nén, ứ đọng của thời gian. Những trạng từ như “sáng hôm sau”, “mấy ngày sau”, “chiều hôm qua”, “ngay lập tức”, “bây giờ”, “giờ đây”, … kết hợp với những cụm từ chỉ thời gian cụ thể như “bốn ngày”, “chừng mười phút sau”, “một giờ sáng”, “tám giờ sáng”, “mười một, mười hai giờ đêm”… càng làm rõ hơn sự ứ đọng, dồn nén đó. Trong mỡi sự kiện, mỗi hành động gắn với một mốc thời gian cụ thể nào đó, Đơng lại bày tỏ những dòng suy nghĩ, triết lí của mình về cuộc đời, về lẽ sống, về con người.

Ta lại tiếp tục câu chuyện với những dòng tâm tưởng của nhân vật Mai Trừng trong cuộc đối thoại vời hồn của cha mẹ:“Hạnh phúc chỉ thực sự có chừng nào cha mẹ cho con thoát khỏi sứ mệnh ấy” [29, tr.223].

Nói tóm lại, thời gian tâm tưởng của nhân vật trong tác phẩm này có thể kéo người đọc theo diễn biến của câu chuyện để rồi lắm lúc muốn biến mất ra khỏi thực tại vào cõi hư vô và ngược lại. Tác phẩm khép lại bằng dòng suy ngẫm, triết lí của nhân vật Đông về cuộc đời: “Tôi ba mươi lăm tuổi. Tuổi ấy Đức Phật được giác ngộ. Có nhiều người đi qua tuổi ba mươi lăm mà mãi mãi khơng được giác ngộ. Có những người giác ngộ trước cả tuổi ba mươi lăm. Ngộ muộn hay ngộ sớm, họ tất thảy đều đáng thương” [29, tr.241]. Cuộc sống vẫn tiếp tục và mọi chuyện đang chờ đợi con người ở phía trước.

3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu

3.4.1. Ngôn ngữ – chất thơ trong “bụi bặm phố phường”

Văn học là nghệ thuật ngôn từ nhưng không chỉ là ngơn từ. Văn học là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật. M.Gorki đã

55

khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Từ điển thuật ngữ văn học

cũng viết: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách tài năng của nhà văn” [13, tr.149]. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình. Trở lại với tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái,

chúng tơi khơng có tham vọng đi sâu vào việc phân tích hình tượng ngơn ngữ mà chỉ đưa ra những phát hiện của mình về một số đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả đã tạo nên trong tác phẩm. Đó là những ngơn ngữ đậm chất “bụi bặm phố phường” nhưng cũng rất đỡi nên thơ, trữ tình.

Viết về một hiện thực với tất cả sự đa dạng, phong phú của nó bằng một cái nhìn thẳng thắn, Hồ Anh Thái đã khai thác kho ngôn ngữ ngồn ngộn sinh động của đời sống hiện đại và làm mới nó theo ý đồ nghệ thuật của mình. Vì thế, trong tác phẩm của ông, người đọc luôn bắt gặp một thứ “ngôn ngữ bụi bặm”, “ngôn ngữ đường phố chợ búa đầu thế kỉ XXI” hoặc là thứ ngôn ngữ “đáo để, hài hước”, “hoạt kê hiện đại”.

Trong Cõi người rung chuông tận thế ta bắt gặp thứ ngôn ngữ táo bạo, sặc

mùi hưởng thụ khi nói tới ba thanh niên Cốc, Bóp, Phũ. Thứ ngơn ngữ của họ làm ta khơng khỏi kinh hồng trước một lớp trẻ đang xuống dốc không phanh về đạo đức. Hãy xem những lời thoại sau của Cốc, ta sẽ thấy rõ hơn điều này: “Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào? Số 12 kinh hồn, không ngờ một siêu sao thanh lịch và cao quý trên màn bạc lại phát ngơn như thế. Có hay khơng nói ngay? Một luồng hơi nước cáu kỉnh ập vào mặt số 12. Khơng! Có muốn thành hoa hậu á hậu hay thành thương binh? Cốc giẫm một cú phủ đầu lên chân số 12. Chỉ chút nữa là cô ta kêu thét lên. Mấy ngón chân như sắp nứt toác ra trong chiếc giày cao gót. Nói ngay, có muốn thành con què lê bước qua sân khấu hay khơng, nói? Vâng, thơi thì em đi với anh” [29, tr.11-12]. Còn đây là lời của thằng Phũ khi phát hiện ra cái chết của thằng Cốc là do cơ gái trên bãi biển làm: “Mẹ nó. Đúng là nó” [29, tr.33]. Sau đó, nó cịn “lồng lộn tn ra một tràng chửi rủa” [29, tr.33]. Ngôn ngữ của thằng Bóp cũng “giang

56

hồ” khơng kém hai thằng bạn của mình: “Tao đã lần tìm ra cái con khốn kiếp giết thằng Cốc” [29, tr.46]. Đây là ba biến tướng khác nhau của một cái ác hiện đại và tinh vi. Cái kiểu nói “xấc xược” của lớp trẻ giờ khơng cịn q lạ tai. Nó đã trở thành một phương tiện để tác giả phê phán một mảng xã hội bộn bề, rối ren, đảo lộn mọi luân thường đạo lí. Nghĩa là một cách “dĩ độc trị độc” theo nguyên tắc: “Đời bây giờ phải dùng những lời thật thô, thật độc mới điểm trúng huyệt của nó được. Màu mè là trị trẻ con” [27, tr.2].

Cịn khi nói về tệ nạn mại dâm, tác giả đã sử dụng hàng loạt thuật ngữ nóng, tiếng lóng như “thềm lục địa”, “sọt thủng”, “dụng cụ bảo vệ”, “tất, tất ngoại”, “áo mưa”, “bị lạc”… Đó là ngơn ngữ hàng ngày của một bộ phận người trong xã hội hiện đại, gắn với giới trẻ đã thành quen thuộc. Hồ Anh Thái đã khéo vận dụng trong những trường hợp cụ thể để làm bật lên tiếng cười giễu cợt về đối tượng miêu tả. Tiếng lóng dưới bàn tay điêu luyện của ông đã trở thành một thứ ngôn ngữ “tung tẩy” tối đa hố sự hài hước. Đó là cảnh “tình u ri đơ” trong kí túc xá sinh viên: “Anh bạn tầng trên hỏi vọng xuống, đã có tất chưa, tớ kỉ niệm cho một cái đây này. Anh ta thò tay bỏ xuống cho tôi một chiếc. Khoảng bốn mươi phút sau, anh ta lại bỏ xuống cho tôi một chiếc tất ngoại, như trực thăng thả đồ tiếp viện cho đồng minh đang bị vây hãm. Khi đám sinh viên nữ đi xem ca nhạc về xôn xao một lát rồi leo lên những chiếc giường có ri đơ che chắn, thì anh bạn hào phóng ở tầng trên ném xuống cho tôi hai chiếc áo mưa nữa” [29, tr.114]. Những tiếng lóng ấy có giá trị làm rõ hơn cuộc sống đồi bại của sinh viên.

Sự bùng nổ thông tin đã tác động đến ngôn ngữ đời sống và cũng để lại dấu ấn khá rõ nét trong tiểu thuyết này. Nhiều lớp từ mới xuất hiện cho thấy sự nhanh nhạy của nhà văn trong việc theo dõi chiều hướng vận động của ngôn từ nghệ thuật. Lớp ngôn ngữ đặc trưng của thời đại kĩ thuật số, công nghệ thông tin, những từ ngữ vốn chỉ mới xuất hiện gần đây đã đường hồng chiếm chỡ trong truyện: gay, đồng cô (người đồng tính), choice (thuốc tránh thai), ok (bao cao su), sex (giới tính, làm tình)… Tiếng nước ngồi ngun dạng cũng xuất hiện với tần số cao: The Apocalypse, Captain’s studio, Granito… Ngôn ngữ thời đại a còng (@), mang đậm

57

tính thời sự được sử dụng như những phương tiện biểu đạt mới. Hệ thống ngôn từ này sẽ thay thế cho rất nhiều lời diễn giải và liên tưởng, dẫn bạn đọc tới hiện trạng xô bồ, hỗn tạp, ăn xổi ở thì: “Rồi sẽ tới lúc người ta khơng hình dung nổi chuyện những năm đầu thập niên thứ chín của thế kỉ hai mươi có một lũ thanh niên choai choai phóng xe máy như mất trí trên đường phố hẹp đủ mọi thành phần xe cộ. Đường hẹp thì mặc đường hẹp, đây là thời đại của tốc độ. Ăn uống thì đủ mọi thứ ăn liền, học hành và cơng việc đều có lối đi tắt, vui chơi giải trí đều có thứ tàu nhanh, yêu thì cũng là thứ tình yêu tốc độ, đã được đảm bảo bằng tự do cá nhân và bao cao su Ok nhà vô địch cùng thuốc tránh thai Choice. Chỉ cịn mỡi phương tiện giao thông công cộng là chậm và thiếu” [29, tr.81-82].

Điều đáng chú ý là, dẫu cập nhật, giàu tính thời sự như thế nhưng trong tiểu thuyết vẫn hiện diện một khối lượng lớn thành ngữ, tục ngữ. Lời ăn tiếng nói dân gian đi vào tác phẩm một cách tự nhiên: “lạnh tanh máu cá” [29, tr.46]; “ mặt hoa da phấn” [29, tr. 58]; “Mùng năm, mười bốn, hăm ba – Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn” [29, tr.67]; “Dao sắc không gọt được chuôi” [29, tr.104]; “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” [29, tr.112]; “bữa đực bữa cái, chữ được chữ mất” [29, tr.121]; “mọc lên như nấm” [29, tr.137]; “Gậy ông lại đập lưng ơng. Kẻ chơi dao sẽ chết vì dao” [29, tr. 149]; “cơm không ăn gạo cịn đó” [29, tr.153]; “ác giả ác báo” [29, tr.148]; “Nhà dột từ nóc dột xuống” [29, tr.154]; “Nhân nào quả ấy, em gieo gió thì phải gặt bão” [29, tr.179], “Mắt tròn mắt dẹt” [29, tr.141], “bỏ của chạy lấy người” [20, tr.31], “đầu tắt mặt tối” [tr. 183], “cờ đến tay ai thì phất” [29, tr.171], “năm lần bảy lượt” [29, tr.188]; “trăm phát trăm trúng” [29, tr.200]; “chín bỏ làm mười; ăn trắng mặc trơn; cầu được ước thấy; ăn nên làm ra; một vốn bốn trăm lời” [29, tr.231]…

Chất dân gian trong ngôn ngữ tiểu thuyết còn được thể hiện ở những trang miêu tả về lễ xá tội vong nhân, ở những chuyện tiếu lâm, những khẩu hiệu thời chiến tranh: “tay gậy tay bị khắp nơi tung hồnh”, “có nhà máy cháo, có lị đúc muôi” [29, tr.176]; “đi không dấu, nấu khơng khói, nói không gây ồn” [29, tr.163]…

58

Trong văn xuôi đương đại, ngôn ngữ đang có những biến chuyển rất mạnh mẽ, diễn tả dòng chảy mãnh liệt, phức tạp của đời sống xã hội và tâm hồn con người. Hồ Anh Thái đã nắm bắt được dịng chuyển vận đó, “biết vượt qua sự du dương của ngơn ngữ và tình trạng tha hố để sáng tạo ra một cấu trúc ngôn ngữ khá lạ, một thứ ngôn ngữ không bằng phẳng mà lổn nhổn một cách cố ý, điều này khiến cho hình ảnh trong tác phẩm gần hơn với hơi thở của cuộc sống” [33].

Là người tích cực cổ suý cho khuynh hướng đa phong cách, đa giọng điệu

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)