Không – thời gian nghệ thuật 1 Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 51)

CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ

3.3. Không – thời gian nghệ thuật 1 Không gian nghệ thuật

3.3.1. Không gian nghệ thuật

Trong tác phẩm văn học, không gian vừa là hình thức hiện hữu của con người, vừa là kí hiệu nghệ thuật thuộc về thế giới sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó bộc lộ cái nhìn của nhà văn trước cuộc đời, thể hiện một quan niệm nhất định về

47

cuộc sống với tính chủ quan. Không gian ấy bao giờ cũng gắn với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh, là không gian tinh thần được tái hiện trong tâm tưởng của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật được chia làm nhiều chiều, nhiều lớp khác nhau. Đó có thể là khơng gian mở hay khơng gian khép nhưng cũng có thể là khơng gian tĩnh hay không gian linh hoạt vận động đa chiều, đa hướng.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Khơng gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [13, tr.134-135].

Không gian nghệ thuật luôn vận động, gắn liền với sự đổi mới của tư duy con người. Và khi văn xuôi đổi mới, không gian cũng phải thay đổi để thể hiện một ý nghĩa tượng trưng, khái quát mới.

Không gian trong ý thức nghệ thuật của Hồ Anh Thái là một hình tượng nhiều hình, nhiều vẻ. Với những cảm quan nghệ thuật khác nhau, Hồ Anh Thái đã tạo ra được không gian mang màu sắc riêng biệt trong thế giới nghệ thuật của các sáng tác nói chung và của tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế nói riêng.

Tác phẩm mở đầu bằng một cái tin đồn về cái chết của một cô gái trẻ trên bãi biển Bình Sơn. Và rồi từ cái tin đồn ấy, tác giả bắt đầu để cho nhân vật tôi kể những câu chuyện tiếp theo. Qua những câu chuyện ấy, những mảng không gian khác nhau của hiện thực đời sống được hiện lên rất cụ thể, sống động. Mỡi khơng gian đều có ý nghĩa biểu hiện cuộc đời nhân vật. Từ không gian bãi biển rộng lớn mênh mông với lũ người chen chúc như “đàn kiến”, nhân vật tôi dẫn dắt người đọc đến với một không gian tù túng, chật hẹp hơn của những tụ điểm ca nhạc, thời trang, của bệnh viện, của khách sạn Ngày tận thế (The Apocalypse)… Trong khách sạn mang cái

tên Ngày tận thế đó, người đọc bắt gặp được một khơng gian thoáng rộng trong một

căn phịng nhỏ nhưng đẹp. Đó là không gian của Captain’s Studio (Xưởng vẽ của thuyền trưởng). Căn phòng “với những ô cửa sổ hình trịn và chiếc bánh lái bên ô

48

cửa sổ rộng gợi đúng khơng khí căn phịng của một thuyền trưởng” [29, tr.36]; là nơi “lưu giữ những bức tranh tôi vẽ trong những ngày lênh đênh giữa đại dương” [29, tr.37]. Có thể nói, căn phịng này là một nốt lặng giữa những bản nhạc xô bồ của cuộc sống. Cuộc đời của nhân vật Tôi – của Đông đều được một tay Thế sắp đặt và điều khiển. Chỉ có ở trong căn phịng này, Đông mới thực sự là chính mình, mới được sống cuộc sống của đời mình, nơi anh có thể thể hiện niềm đam mê vô hạn đối với hội họa. Qua đó ta thấy cuộc sống đích thực của một nhân vật chỉ tồn tại trong một không gian nhỏ hẹp và bó kín.

Rời xa thành phố ồn ào và náo động, rời xa những cái Ác, chúng ta sẽ đến với một không gian mới: khơng gian của một “hịn cù lao hoang vắng”. Đây là không gian mà nhân vật Đông bị trôi dạt vào trong một lần đắm tàu. Hòn cù lao như tách biệt với cuộc sống bên ngoài, như cơ độc một mình giữa biển cả bao la. Trên hòn cù lao đó có “một căn nhà tranh trống vắng”. Trong căn nhà là “một bếp củi cháy lem nhem” và một số phận lênh đênh, chìm nổi của một người phụ nữ. Sự xuất hiện của hòn cù lao trong tác phẩm như là cứu cánh của nhân vật Đông, nhưng mặt khác cũng cho thấy rõ hơn những bất hạnh trong cuộc đời của một con người vốn có gắn bó định mệnh với hịn cù lao này.

Đồng hành cùng hành trình sám hối của nhân vật Đông, chúng ta sẽ được chứng kiến những không gian rộng lớn hơn, tươi đẹp hơn, bớt ồn ào và náo động hơn. Đó là không gian của một vùng quê yên tĩnh thanh bình núp sau những “rừng dương chạy dần xuống bãi cát” [29, tr.186]. Sự n bình đó cịn được điểm tơ bởi những “triền hoa rực rỡ và chói gắt”: “(…) những cành hoa li ti bông nhỏ. Phơn phớt tím. Phơn phớt vàng. Phơn phớt hồng. Nhiều nhất là những bông hoa trắng thơ dại. Tất cả đều là hoa dại, thứ hoa đánh động lòng trắc ẩn vì khơng có tên” [29, tr.225]. Nổi bật lên giữa khơng gian đó là hình ảnh của một ngơi chùa với một khu vườn “rộng um tùm cây lá” [29, tr.231]. Chùa là nơi thanh tịnh, nơi mang lại cho con người sự bình an, ở đó khơng cịn những hận thù, những tính toán, những bon chen vụ lợi. Vậy mà giờ đây, cái Ác, cái xấu như đang lan tràn đến cả ngôi chùa khiến cho không gian yên tĩnh trên bị khuấy động bởi hàng loạt những tiếng chuông

49

rung lên thảng thốt: “Tiếng chuông đổ tràn từ trên đỉnh núi xuống, vung vãi khắp bờ cát xung quanh, rơi vỡ vụn khắp trên mặt đất như những mảnh thuỷ tinh. Không gian đầy chật những mảnh vỡ lanh canh, loang choang, loảng xoảng. Chuông báo ngày tận thế rồi chăng?” [29, tr.187]. Và đây là câu trả lời “Bất đồ chuông chùa rung thảng thốt. Chuông rung hoảng loạn (…) Chuông giận dữ đổ ập vào không gian. Khơng cịn là đống thuỷ tinh vỡ lanh canh. Lần này là cơn mưa loảng xoảng của mảnh gang mảnh thép. Cả cõi người sụp xuống dưới một cơn mưa kim loại. Cả cõi người bị nhấn chìm trong một trận hồng thuỷ ngập tràn kim loại” [29, tr.237].

Có thể nói khơng gian hiện thực trong tác phẩm được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật thể hiện ý đồ tư tưởng của nhà văn. Mỗi không gian chứa đựng một số phận khác nhau, một thông điệp khác nhau. Bên cạnh thứ không gian ngột ngạt, tù túng của thành thị là một miền không gian làng quê yên bình, rộng lớn. Các khơng gian được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng giữa chúng luôn có sự thống nhất, cân xứng hài hịa với nhau. Chính vì thế, tác phẩm gây được sự hấp dẫn, tị mị và lơi cuốn những người yêu nghệ thuật.

Bên cạnh không gian hiện thực thì trong tác phẩm tác giả còn xây dựng nên một không gian khác mang màu sắc hư ảo, đó là khơng gian tâm tưởng. Thông qua những giấc mơ của nhân vật, người đọc được bước vào một không gian khác, không gian của những hoài niệm, những tưởng tượng. Nguyễn Thị Vũ Hồi đã từng có một nhận xét rất hay rằng: “Có những miền sâu kín bị khuất lấp khiến chúng ta khó lịng nắm bắt một cách rõ ràng. Giấc mơ là một trong những miền sâu kín huyền bí ấy” [14].

Ở tác phẩm này, ta thấy xuất hiện nhiều khơng gian rừng núi. Nói tới rừng là người ta liên tưởng tới sự tối tăm, hoang vu và rậm rạp nên “nó tượng trưng cho vơ thức. Đi vào rừng là hành trình bước vào thế giới vô thức – bản năng của con người” [32, tr.786]. Không gian rừng núi là cái nền để Hồ Anh Thái phản ánh hành trình ấy, có khi là sự vật lộn giữa sự sống và cái chết, phản ánh cuộc tranh đấu của con người để được trở lại là chính mình. Khơng gian núi rừng xuất hiện đầu tiên trong dòng hồi ức của nhân vật Giềng. Đó là khơng gian núi rừng Trường Sơn hùng

50

vĩ. Trong con mắt của bọn thám báo thì đó là một “vùng rừng hoang không có Việt Cộng” [29, tr.163]. Cịn đối với ba cô gái Miên, Giềng và Hoa thì đó là nơi họ qy quần bên nhau để trông coi một kho quân lương. Ở đó ngày ngày vang lên tiếng cười từ những chuyện tiếu lâm mà họ kể cho nhau nghe; đó cũng là nơi diễn ra tình yêu đẹp giữa Hoa và Hùng; chứng kiến luôn cái chết đầy đau đớn của Hùng bên một bờ suối; cuối cùng là chứng kiến sự ra đời đầy định mệnh của cô gái tên Mai Trừng. Không gian núi rừng này lại một lần nữa xuất hiện trong những giấc mơ của Mai Trừng sau này, trong hành trình cơ đi xin cha mẹ “giải thiêng” lời nguyền hay nói cách khác là hành trình đi tìm lại chính mình của nhân vật. Những giấc mơ đã dẫn Mai Trừng đến với một không gian xa lạ và đầy bí ẩn: “Những ngày ở đây, thỉnh thoảng Mai Trừng lại mơ thấy có một bóng người đến dẫn cô đi. Đi qua một con đường lớn và dài. Rồi rẽ ngoặt vào một lối đi nhỏ trong rừng. Lướt qua những bụi cành cây gai góc bùng nhùng. Bay trên một cánh rừng đã dày rậm xanh lá, dù thảng hoặc vẫn chen lẫn những thân cây bị cháy thiêu trơ trụi. Đến bên một con suối cạn thì bóng người dẫn đường biến mất” [29, tr.213]. Với những câu văn ngắn và dồn dập, người đọc như được dẫn vào một thế giới đầy huyền bí và có phần ghê rợn, ma quái. Giấc mơ tiếp tục cũng là lúc Mai Trừng tiến sâu hơn vào khu rừng “huyền bí” đó. “Sau đó, cơ đi men theo bên tả của con suối cạn, ngược lên phía thượng nguồn. Đến bên một gốc cây rêu phủ xanh rì thì rẽ trái đi về phía vách đá. Đến đây thì gặp dấu tích của một lán tranh đổ nát. Văng vẳng tiếng nói của một người dẫn lối, một giọng nam trầm ấm. Con đã tìm ra đường rồi đấy, lên đường đi con” [29, tr.216]. Trong không gian ảm đạm, rùng rợn của khu rừng hiện lên hình ảnh của con đường. Con đường đó chính là con đường rừng sâu hun hút, với những dây neo chằng chịt nhưng mặt khác nó cũng là biểu tượng về con đường đi tìm lại chính mình, trở lại làm một người bình thường của Mai Trừng.

Dịng suối có thể nói là địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong không gian này. Nó hiện lên như một nỗi ám ảnh của con người về cái chết đầy đau đớn của Hùng bên bờ suối những năm chiến tranh. Giờ đây, trong giấc mơ của Mai Trừng, dòng suối lại xuất hiện với nhiều chi tiết giống năm xưa: “Giữa lịng suối có rất

51

nhiều tảng đá bị bào cho trơn nhẵn. Nổi lên giữa chúng là một cụm ba hịn đá to như quả xồi chụm đầu vào nhau” [29, tr.219-220]; và những chi tiết khác xưa: “Dòng suối nay chỉ còn là một dòng đá cuội màu trắng, có những viên sáng lấp lánh. Những hòn đá bằng nắm tay, bằng trái bưởi, bằng quả bí ngô. Những tảng đá to bằng cái chum nước rải rác đây đó. To nhất là ba quả xoài chụm đầu thành chùm. Cả một dịng suối đá khơ khốc uốn mình len lỏi trong rừng” [29, tr.220]. Lạc vào khơng gian đó, Mai Trừng chỉ còn biết hành động theo cảm tính: “Cô băng qua những bụi cây, đâm đầu vào một gốc cây rêu phủ xanh rì. Cơ ngã xuống, rồi đứng dậy ngay. Rồi rẽ trái, lao về phía một bức tường thành bằng đá. Chạy qua dấu tích một cái lán tranh đổ sập đã lâu, chỉ còn ngổn ngang những cành tre nứa bầm giập, Mai Trừng cũng không dừng lại. Cô chạy thêm một quãng nữa. Cuối cùng cô hổn hển dừng lại bên một khoảng đất trống, cỏ ngập dày” [29, tr.221]. Không gian ở đây hiện lên thật linh thiêng, huyền ảo, bí hiểm. Ở đó chứa đựng những suy nghĩ, những hành động phi lí của nhân vật, mà chúng ta không sao giải thích nổi. Có thể nói, kì ảo trong mộng là mơi trường lí tưởng để nhân vật trở về với cái tôi đích thực của mình. Bằng việc sử dụng giấc mơ, Hồ Anh Thái đã chuyển cái nhìn vào bên trong nhân vật, thể hiện những cuộc du hành vào thế giới của cõi siêu nhiên, phi thực, từ đó tạo dựng không khí huyền ảo, li kì cho tác phẩm. Đây cũng là sự nới dài, nới rộng không gian hiện thực ở trên, nhờ đó mạch truyện phát triển tự nhiên, không bị đứt gãy, gượng ép, lưu giữ ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 51)