Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu 26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2.1.Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

1.2.1.Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

a. Ngữ cảnh (situational context; context of situation)

G.Yule dùng thuật ngữ ngữ cảnh (context) là một loại mơi trường phi ngơn ngữ trong đó ngơn ngữ được sử dụng.

Nguyễn Thiện Giáp đưa ra nhận xét: “Muốn biết một câu nói ra phản ảnh sự tình như thế nào, có đúng hay khơng, phải biết sở chỉ của các thành tố của nó. Muốn xác định sở chỉ của các thành tố cũng như sở chỉ của câu phải đặt câu vào tình huống khi phát ra nó. Vì thế, khái niệm ngữ cảnh đặc biệt quan trọng trong ngữ dụng học. Ngữ dụng học nghiên cứu những đặc trưng ngữ cảnh đã quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc giải thích phát ngơn như thế nào”. [25, tr. 368- 369].

19

Tác giả cũng đưa ra một vài ví dụ để phân tích, chứng minh: a. Các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao.

b. Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. c. Trời mưa.

d. Tôi khát nước.

Câu a hầu như khơng lệ thuộc vào tình huống phát ngơn. Nó có giá trị và được xem như một chân lý vĩnh cửu, đương nhiên. Câu b có giá trị chân lý ở hầu như mọi nơi trong phạm vi trái đất của chúng ta. Câu c phụ thuộc vào thời gian và

nơi phát ngôn. Câu d phụ thuộc vào sở chỉ của tôi và thời gian phát ngôn.

Theo Đỗ Hữu Châu:“Bối cảnh ngồi ngơn ngữ của một phát ngôn hay là những thơng tin ngồi ngơn ngữ góp phần tạo nên nghĩa (của phát ngơn)” [8, tr.97].

Các nhà ngôn ngữ học phân biệt hai loại ngữ cảnh: ngữ cảnh tình huống (context of situation) và ngữ cảnh văn hóa (context of culture). Ngữ cảnh tình huống là ngữ cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, của một văn bản, của một trường hợp cụ thể của ngơn ngữ. Ngữ cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lý trong đó, ở một thời điểm nhất định người ta sử dụng ngơn ngữ. Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế của người nói và người nghe, sự hiểu biết về vị trí, thời gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngôn ngữ dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp. Ngữ cảnh tình huống bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về tất cả các quy ước, niềm tin và các tiền đề được coi là đương nhiên của các thành viên trong cộng đồng của người nói và người nghe.

Ngữ cảnh văn hóa là ngữ cảnh của ngơn ngữ với tư cách là một hệ thống. Nó bao gồm hàng loạt nhân tố văn hóa như phong tục, tập quán, các chuẩn mực, quan niệm, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và kinh tế. [24, tr.24-25].

Để chứng minh những luận điểm của mình, tác giả đưa ra ví dụ:

“Trơng xa cứ tưởng Thúy Kiều

20

Nếu người đọc không biết truyện Kiều của Nguyễn Du hay người yêu Chí Phèo là ai trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, thì khó đốn và hiểu được câu thơ trên.

Theo Bùi Minh Tốn, trong cuốn “Ngơn ngữ với văn chương”, tác giả cho rằng:“Ngữ cảnh giao tiếp đó là bối cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp và luôn luôn chi phối hoạt động giao tiếp, chi phối nội dung, hình thức của văn bản, chi phối cách thức giao tiếp”[48, tr. 68].

b. Ngôn ngữ (language)

Thông thường, ngôn ngữ được hiểu là tiếng nói của con người, dùng để biểu hiện nội dung ý nghĩ, těnh cảm, tâm tư, và trao đổi nội dung đó với người khác. Mỗi cuộc giao tiếp đều sử dụng một ngôn ngữ cụ thể nào đó làm phương tiện, nên nói tới ngơn ngữ trong vai trị là nhân tố giao tiếp cũng chính là nói tới ngơn ngữ cụ thể

mà các đối ngơn sử dụng trong cuộc giao tiếp của họ. “Mỗi cuộc giao tiếp đều sử dụng một ngơn ngữ cụ thể nào đó làm phương tiện, nên nói tới ngơn ngữ trong vai trò là nhân tố giao tiếp cũng chính là nói tới ngơn ngữ cụ thể mà các đối ngôn). Những nhân tố biến thể và nhân tố loại thể nhất định để lại những dấu vết đối với diễn ngơn về hình thức, về nội dung, chi phối diễn ngơn cả về phía sản sinh và phía tiếp nhận” [8, tr.122].

Các nhân tố về ngữ cảnh và ngôn ngữ kể trên cần thiết được các đối ngôn lĩnh hội, hiểu biết về chúng và có ý thức đưa chúng vào hoạt động giao tiếp. Như vậy, xét cho cùng, nhân tố con người (mà ở đây cụ thể là các đối ngơn) vẫn giữ vai trị trung tâm, quyết định đối với các nhân tố cịn lại.

c. Diễn ngơn (discourse)

“Diễn ngôn là bộ phận hợp thành sự kiện lời nói và tổ hợp các sự kiện lời nói hình thành một cuộc giao tiếp. Các chức năng giao tiếp được thực hiện bằng các diễn ngơn và cụ thể hóa thành phần của diễn ngơn” [8, tr. 198].

Theo Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Giáo trình Ngơn ngữ học, tác giả định nghĩa khái niệm diễn ngôn như sau: “Diễn ngơn là bất cứ một ngơn phẩm nào nói hoặc viết nào. Mỗi diễn ngơn có thể được một người nói hoặc người viết riêng biệt tạo ra, cũng có thể được hai hoặc hơn hai người tham gia hội thoại hoặc trao đổi viết với nhau tạo ra” [tr. 433].

21

Mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận khác nhau nhưng tựu chung các quan điểm đều thống nhất cho rằng Diễn ngơn đều chỉ các ngơn phẩm, viết hoặc nói, dài hay ngắn, tạo nên tổng thể nhất, có chức năng giao tiếp xác định. Và xu hướng hiện nay có quan điểm cho rằng diễn ngôn dùng để chỉ những ngơn phẩm nói diễn ra tự nhiên như diễn ngơn hội thoại, phỏng vấn, tọa đàm, nói chuyện…

Hay nói cách khác, có thể hiểu diễn ngôn vừa là sản phẩm được tạo ra trong giao tiếp, vừa là phương tiện giao tiếp, qua đó người phát thể hiện nội dung giao tiếp, còn người nhận lĩnh hội nội dung giao tiếp.

Diễn ngơn có hai phương diện: hình thức và nội dung. Hình thức của diễn ngơn bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ (thuộc ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng…) và các yếu tố phi ngôn ngữ (yếu tố kèm lời và phi lời) được dùng khi các đối ngôn tạo ra diễn ngôn. Nội dung của diễn ngôn gồm hai thành phần: thành phần nội dung thông tin

(hay nội dung miêu tả) “Thực hiện chức năng thông tin của giao tiếp, thuộc lĩnh vực nghĩa học của tín hiệu học và bị quy định bới tính đúng-sai logic” [8, tr.148] và thành

phần nội dung liên cá nhân ứng với các chức năng còn lại của giao tiếp (các chức năng: tạo lập quan hệ, biểu hiện, giải trí, hành động) thuộc về lĩnh vực dụng học của tín hiệu học và khơng bị quy định bởi tính đúng-sai logic. Tuy nhiên, hai thành phần nội dung này khơng tách rời nhau trong diễn ngơn.

Tóm lại, các nhân tố giao tiếp kể trên (ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn) không tách rời nhau trong hoạt động giao tiếp mà ngược lại chúng tác động qua lại, tạo thành sự vận động chung của cuộc giao tiếp mà ở đó con người-người tham gia giao tiếp-nắm giữ vai trò điều phối và tác động lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC (Trang 26 - 29)