Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới con ngườ

Một phần của tài liệu 26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC (Trang 108 - 113)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.2.3. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới con ngườ

a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật bằng tên riêng

Tồn tập thơ chỉ có 2 lần nhắc đến tên Quỳnh trong cùng 1 bài thơ Tháng Ba, viết cho chị; trang 165, 166 (câu 16, 28) và 1 nhân vật Ngọc Tường trong bài thơ Những năm tháng không yên; trang 141 (câu 165).

“Chị lại dặn đi đường Quỳnh nhìn xe cẩn thận

Chị cười: Quỳnh đừng khóc”

[Tháng Ba, viết cho chị; trang 165, 166] (câu 15, 16, 28)

“Cô Ngọc Tường chết ở Bạch Mai Chiếc áo cưới thay cho vải liệm Gió Đơng Bắc thổi qua nền gạch vụn Trên máu người bị giết ở Khâm Thiên”

[Những năm tháng không yên; trang 141] (câu 165)

b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật qua bộ phận cơ thể

Các BTCV bộ phận cơ thể xuất hiện nhiều nhất trong thơ Xuân Quỳnh với số

lượng là 15, chiếm tỷ lệ 3.37%/TS 498 BTCV trong đólịng em (24 lần), bàn tay(10 lần), mái tóc (3 lần), chân (4 lần), vai, trái tim (8 lần), gương mặt, mái đầu, tóc (4 lần), máu (2 lần), vú, sữa (vệt sữa, dòng sữa), mắt (ánh mắt, đáy mắt), má, trán.

Nếu như Xuân Quỳnh đã từng mượn “sóng”, “biển” để nói hộ lịng mình thì trong các bài thơ tình tiếp theo, ta lại bắt gặp một hình tượng khác đó là đơi bàn tay.

101

Trở về với chiều sâu của tâm hồn, người phụ nữ Xuân Quỳnh đã tìm một sự thể hiện thật thấm thía về tình u lớn lao mà giản dị:

“Gia tài em chỉ có bàn tay

Em trao tặng cho anh từ ngày ấy”.

Tại sao Xuân Quỳnh khơng trao tặng cho người đàn ơng mình u vật gì q

giá mà lại tặng “bàn tay em”? Ở đây, Xuân Quỳnh đã nói được thật nhiều về cuộc đời

mình, tâm hồn mình và tình yêu của mình qua một bàn tay gây ấn tượng khó phai:

“Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả Em đánh chắt, chơi chuyền thuở nhỏ Hái rau dền, rau rệu nấu canh Tập vá may, tết tóc một mình Rồi úp mặt trên bàn tay khóc mẹ!”

[Bàn tay em; trang 64] (câu 9, 10, 11, 12, 13, 14)

Chỉ cần suy nghĩ và liên tưởng, ta hiểu ra rằng bàn tay ấy là biểu tượng về đời

người con gái, về một tâm hồn nhiều mất mát đau buồn và một niềm khao khát đến thiết tha được chia sẻ. Đối với người phụ nữ trong thơ Xn Quỳnh, tình u chỉ có thế nhưng đâu phải dễ tìm thấy và nắm giữ nên lời yêu càng lúc càng trở nên thiết tha

hơn bao giờ hết “anh chờ em CHO EM VỊN BÀN TAY”... Bàn tay chứa đựng biết bao

nhiêu u thương khơng thể nói nên lời. Bàn tay ấy có cách thể hiện tình u thật đơn sơ nhưng lại rất chân tình, mang dấu ấn một tình yêu dịu ngọt, ân cần:

“Trong tay anh, tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền vá áo cho anh Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc Tay em dừng trên vầng trán lo âu .

102

Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả . Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ ...”.

[Bàn tay em; trang 65] (câu 17  28)

Xuân Quỳnh đã mở cửa thế giới bí ẩn của tình u chỉ bằng một hình tượng mộc mạc, độc đáo khó tìm thấy trong thơ tình. Người đọc trước sau vẫn thấy một sự đồng cảm sâu sắc mà không cần nhiều từ ngữ, hình ảnh hoa mỹ bay bổng. Bằng một

sự giản dị hết mức nhưng hình tượng đơi bàn tay đầy vết chai, gầy guộc mà ấm áp,

khéo léo ấy đã có sức lay động mạnh mẽ nhất. “Đôi bàn tay” ấy phần nào đã tiết lộ, quy chiếu đến số phận của người phụ nữ nhưng vẫn cứ toát lên một tâm hồn giàu yêu thương, một tình yêu bất tận, một sức mạnh có thể vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất để giữ gìn tình u trong đơi bàn tay bé nhỏ, mềm yếu ấy.

Đôi bàn tay nói lên sự tần tảo, đảm đang ấy dẫu trải qua bao thăng trầm của cuộc sống vẫn nôn nao chờ đợi một bàn tay khác ấm áp và sẻ chia. Tay nắm lấy bàn tay là một cử chỉ bao hàm trong nó sự tiếp sức, sự an ủi, tình u mến, một tình u

có thể cầm, nắm, sờ thấy được và cảm nhận một cách rõ ràng qua hơi ấm của đôi bàn tay ấy nữa. Đấy là một thứ ngôn ngữ đặc biệt của tình yêu mà Xuân Quỳnh đã phát hiện ra trên bước đường đi tìm sự đồng điệu giữa hai tâm hồn.

Bên cạnh hình tượng “đôi bàn tay”, trong thơ Xuân Quỳnh còn xuất hiện

hình ảnh trái tim - một hình tượng thơ khác có sức cuốn hút mănh liệt. T́nh yêu là bài hát của trái tim, trong thơ Xuân Quỳnh có một trái tim u tha thiết.Những dịng thơ tình của Xn Quỳnh là lời của trái tim đến với trái tim, âm điệu ấy dạt dào,

cuống quýt, cuồng si và rất đỗi đàn bà:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời thường ai chẳng có”

[Tự hát; trang 50] (câu 25, 26)

Hay ta bắt gặp trái tim người thiếu phụ sau bao nhiêu trăn trở, đau buồn và

103

“Thời gian trắng”. Lời thơ như là một lời kiểm định lại đời mình với bao nỗi khát khao chưa đạt được. Niềm khao khát khôn ngi ấy là đóm lửa sáng trên những trang thơ của Xuân Quỳnh:

“Em ở đây không sớm không chiều

Thời gian trắng, khơng gian tồn màu trắng Trái tim buồn sau lần áo mỏng

Từng đập vì anh vì những trang thơ Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ Chỉ có đập cho mình em đau đớn Trái tim này chẳng cịn có ích

Cho anh u, cho cơng việc, bạn bè”

[Thời gian trắng; trang 97] (câu 11->câu 18)

Các BTCV qua bộ phận cơ thể trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ khắc họa hình dáng, dáng vẻ, những vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ mà sâu sắc hơn là đời sống tâm hồn cao quý, thuần khiết đầy tin yêu.

c. Biểu thức chiếu vật về người phụ nữ qua biểu thức xưng hô

Thông thường trong giao tiếp, để quy chiếu người bằng ngôn ngữ, các đối

ngôn có thể sử dụng các BTCV tên riêng (Xuân Quỳnh, Ngọc Tường…) hoặc các đại từ, danh từ dùng để xưng hô (chỉ xuất nhân xưng) (ta, tôi, chúng ta…). Tuy

nhiên, do tính thẩm mỹ của giao tiếp nghệ thuật, các BTCV chỉ người trong thơ Xuân Quỳnh lại rất phong phú, đa dạng, sinh động cả về hình thức ngơn từ và ý nghĩa biểu hiện. Các nhân xưng trong thơ của Xuân Quỳnh cũng rất gần gũi với

những cách gọi thân mật hằng ngày. Ở ngôi thứ nhất chị xưng “tôi”, “em”, “mẹ”, “ta”, “chúng tôi”... Ngôi thứ hai chị gọi “anh”, “con”, “các anh”… Ngôi thứ ba, chị dùng “cha tơi”, “anh ta”, “cỏ”, “thuyền”, “sóng”…

Trong số 27 đại từ nhân xưng được dùng trong thơ Xuân Quỳnh, có 24/27 đại từ nhân xưng “đồng quy chiếu” đến nhân vật Xuân Quỳnh (88.88%), còn 3 đại từ nhân xưng được dùng để quy chiếu đến “bà, mẹ và chị”.

104

Ví dụ:

“Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Để cho mái tóc trên đầu anh đen Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng, mẹ lên mấy lần”

[Mẹ của anh; trang 188] (câu 5  câu 10)

Từ xưa, ca dao đã có câu: Thật thà cũng thể lái trâu/ Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng để ám chỉ những mâu thuẫn khơng thể điều hồ giữa mẹ chồng

và nàng dâu trong xã hội cũ. Khơng ít những mối tình đẹp đã đổ vỡ chỉ vì mẹ chồng quá khắt khe, cổ hũ, hoặc tại nàng dâu đanh đá, q trớn. Thơ văn ca ngợi tấm lịng mênh mơng của người mẹ khơng phải là hiếm. Song rất ít những vần thơ do chính

nàng dâu viết về mẹ chồng mình lại hay như bài Mẹ của anh của Xuân Quỳnh. Bài

thơ đã làm rơi nước mắt và làm vui lòng bao bà mẹ chồng Việt Nam này được sáng tác trước khi Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ) năm 1973.

Cả bài thơ như một lời thủ thỉ tâm tình như lời ru. Chúng ta có sống trong

cảnh các cụ bà ngày xưa phải “làm dâu trăm họ” với biết bao quy định khắt khe của

lễ giáo phong kiến, chịu bao đắng cay tủi nhục của chế độ cũ, mới thấu hiểu nỗi lòng các bà, các mẹ. Xuân Quỳnh - hơn một lần đã lỡ chuyến đị tình - tự đáy lịng sâu xa, chị linh cảm hơn ai hết những âu lo, ước mong của mẹ chồng. Và bằng sự nhạy cảm của trái tim nữ sĩ, chị đã tái hiện một thời tần tảo của mẹ, làm sáng lên công “dưỡng dục sinh thành” ra anh.

Chân dung người mẹ được chị phác thảo bằng vài nét đơn sơ mà thật đẹp.

Đại từ nhân xưng “mẹ” được tác giả lặp đi lặp lại 2 lần trong đoạn thơ. Nào là Ngày xưa má mẹ cũng hồng/ Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau, nào là dốc nắng đường quen/chợ xa gánh nặng…Xuân Quỳnh đã tạc được một “ngọn núi” cao bạc đầu mây phủ với mái tóc trắng phau như sương tuyết của mẹ và một ngọn núi trẻ

105

trung là anh- người chồng lý tưởng của em, với mái tóc đen, đứng cạnh nhau bất tử cùng năm tháng: Bây giờ tóc mẹ trắng phau/ Để cho mái tóc trên đầu anh đen.

Mẹ mỗi ngày thêm già vì bao vất vả lo toan, má chẳng cịn hồng nữa, tóc chẳng cịn xanh đen của một thời thiếu nữ. Nhưng cái màu hồng của đôi má và màu đen

của mái tóc mẹ chẳng mất đi mà nó đã chuyển hố sang hình hài người con Để cho mái tóc trên đầu anh đen. Câu thơ có sự đối lập giữa già và trẻ, giữa trắng và

đen, giữa quá khứ và hiện tại, giữa nguyên nhân và kết quả làm ánh lên vẻ đẹp của tình mẫu tử.

Ngữ liệu cho thấy, với vai trò là chủ thể trong giao tiếp, Xuân Quỳnh là nhân vật được “gọi” bằng nhiều đại từ nhân xưng (88.88%) trong các đại từ nhân xưng để xưng hơ. Điều này cũng khơng có gì là khó lý giải bởi Xn Quỳnh xuất hiện hầu hết trong các cuộc giao tiếp với các nhân vật khác trong tập thơ.

Một phần của tài liệu 26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)