CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ
3.1.3. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới con người
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật bằng tên riêng
Các BTCV ở dạng tên riêng được Hồ Xn Hương sử dụng rất ít, có các từ Hằng Nga (2 lần), Xuân Hương, Bà Mụ (chiếm tỷ lệ 6%). Tuy nhiên, trong thơ văn trung đại, việc đưa tên riêng vào các sáng tác thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân, là một sự phá cách độc đáo. Đó là một bước trước thời đại. Với những trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất cũng cịn phải e dè khi đưa danh tính vào thơ, thế nhưng với bà chúa thơ Nôm, ý thức cao độ về tài lẫn đức đã khiến bà tự tin khẳng định bản lĩnh của chính mình, khiến người người phải nể phục:
“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương, mới quệt rồi”
[Mời trầu; trang 37]
Câu thơ thứ hai “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”cho thấy đây là một câu
nói chanh chua, bốp chát kiểu Hồ Xuân Hương. Cách xưng tên Xuân Hương, đây là
91
Hương" tức là của bàn tay Xuân Hương, cánh tay Xuân Hương, cái khéo của Xuân
Hương, cái tình của Xuân Hương, trái tim của Xuân Hương, cả con người Xuân Hương đây.
Miếng trầu mới quệt mà là tất cả con người Xuân Hương, quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ đã chịu rẻ rúng đau thương, hiện tại Xuân Hương đặt một niềm mong ước, vừa đặt mà vừa rụt rè, e ngại, còn tương lai nào biết được lá cứ xanh, vôi cứ bạc hay trộn nhau mà thắm đỏ ân tình? Kết quả ra sao chưa bàn, nhưng sức chủ động ở con người cá nhân thật đáng quý bao nhiêu! Trọng người, trọng
mình cũng là ý thức có giá trị nhân đạo. Trọng mình thì "Mời trầu” mà xưng tên
mình ra đã là một trường hợp hiếm có thời đó. Trong thời đại của bà, vẫn có nhiều tác giả xưng tên, tuy nhiên, phụ nữ tự xưng tên thì đây quả là lần đầu thật, nó thể hiện tính cách một con người có bản lĩnh, tự ý thức cao về bản thân nhưng đồng thời cũng thể hiện một tính cách ngang ngược, khơng chịu an phận.
Tóm lại, các BTCV bằng tên riêng tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng cũng đủ khẳng định: phụ nữ phải ln nhận thức về mình, tin tưởng ở thế mạnh, tài sắc, đức độ của mình và vững tâm đấu tranh vượt qua dần những rào cản bất công, phi nghĩa của xã hội.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật bộ phận cơ thể
Xuất phát từ cơ sở của văn hoá phồn thực, Xuân Hương coi thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiên phú, là sản phẩm vốn có của tự nhiên nên việc miêu tảnhững gì thuộc về người phụ nữ cũng là lẽ đương nhiên. Trong xã hội bị ràng buộc khắt khe của những lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, đề cập đến những vấn đề đó quả khơng dễ. Song với tài sử dụng ngơn ngữ điêu luyện và những hình ảnh ẩn dụ, Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc hàng loạt những hình ảnh về vẻđẹp thân thể của người phụ nữ.
Các BTCV qua bộ phận cơ thể con người chiếm tỷ lệ cao trong nhóm hệ
chiếu vật về thế giới con người (28%). Má, da thịt (2 lần), thân (2 lần), chân (chân ngọc, hai chân), lưng, eo, tóc (món tóc, tơ tóc), mái mây, nương long, đầu xanh, lịng (2 lần), dạ (2 lần), bụng, lỗ trơn.
92
Ví dụ:
“Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa Duyên em dính dán tự bao giờ Chành ra ba góc da cịn thiếu Khép lại đơi bên thịt vẫn thừa Mát mặt anh hùng khi tắt gió Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng Phì phạch trong lịng đã sướng chưa”
[Cái quạt-Bài 2; trang 13]
Bài thơ nói về cái quạt. “Em” là cái quạt, nhưng bài thơ khơng chỉ nói đến cái quạt mà nói đến “cái ấy” của người phụ nữ.
Trong thơ Hồ Xuân Hương hay sử dụng trường hợp tương phản. Thơ bà làm theo kiểu Đường luật chặt chẽ, mà Đường luật thì bao giờ cũng phải đối nhau ở hai câu thực và hai câu luận. Bà chúa thơ Nôm đã tận dụng ngay nguyên tắc này để tạo nên thế mạnh: miêu tả hình ảnh, sự vật mang các cung bậc hài:
“Chành ra ba góc da cịn thiếu. Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”
Cái quạt hiện ra ngộ nghĩnh nhờ các cặp tương phản ở sự miêu tả (thực):
chành ba góc/cắm một cây; chành ra/khép lại; ba góc/ đơi bên; da/thịt; thiếu/ thừa.
Để tăng cường chất hài, hai câu luận làm đúng chức năng bình luận về “cái quạt”:
mát mặt/che đầu; tắt gió/sa mưa.
Dựng được bức tranh nói về cái ấy, chuyện ấy qua sự và vật hết sức bình
thường ở quanh ta. Hình ảnh sex (cái ấy, chuyện ấy) được che dấu. Đó là thuật đố tục giảng thanh làm thơ độc đáo của Hồ Xuân Hương.
c. Biểu thức chiếu vật về người phụ nữ qua biểu thức xưng hô
Qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy: đại từ chị (xuất hiện 2 lần), em (xuất hiện 3 lần), cô (xuất hiện 4 lần), kẻ (xuất hiện 2 lần), thiếp (xuất hiện 10 lần), thiếu nữ, người thục nữ, mình, chinh phụ, gái, giai nhân (chiếm tỷ lệ 21.56%).
93
Bà chúa thơ Nôm cũng rất giỏi sử dụng các đại từ nhân xưng. Các đại từ
nhân xưng dùng để xưng hô (chỉ xuất nhân xưng) (thiếp, mình,..), diễn tả đặc
điểm ngoại hình, thân phận, số phận, tâm lý, tình cảm, thậm chí cả địa vị, gia cảnh…
Mỗi câu mỗi chữ đều thể hiện bản lĩnh và cá tính của người phụ nữ trong thơ lẫn ngoài đời thực. Hồ Xuân Hương tự xưng tên mình khi mời trầu:
“Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
[Mời trầu] Khi thì gọi “cơ mình”, “chị-em” :
“Chị cũng xinh mà em cũng xinh”
[Tranh tố nữ ]
Có khi nhận là “chị” để “mắng học trị ngu dốt”. Nữ sĩ tự tin khẳng định vị trí, tài năng của mình khơng thua kém gì nam giới:
“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
[Đề đền Sầm Nghi Đống]
Những từ thuộc phong cách khẩu ngữ nhưng khi vào thơ Hồ Xuân Hương đã trở thành phong cách Hồ Xuân Hương. Với tài năng dùng chữ của mình Bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất Việt Nam. Ngôn ngữ trong thõ Hồ Xuân Hýõng bình dị như chính cuộc sống đời thường vậy. Ngôn ngữ trong thơ bà phần lớn dùng ngôn ngữ bình dân, rất hạn chế sử dụng từ ngữ Hán Việt. Sở dĩ như vậy bởi vì bản thân Hồ Xuân Hương chất chứa những tố chất thuần Việt của con người Việt Nam chất phác, mộc mạc; không khoa trương, không xa lạ với thứ ngôn ngữ của quần chúng nhân dân đa nghĩa, điêu luyện. Thật là tài tình, dân gian mà cổ điển, điêu luyện mà rất đỗi hồn nhiên. Thực thực, hư hư, đùa mà như thật, thật mà như đùa... Tất cả đã kiến tạo nên một hồn thơ Hồ Xuân Hương mang đậm phong vị quê hương, mang nhiều âm hưởng của ngôn ngữ dân gian truyền thống.
94
3.2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
3.2.1. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới tự nhiên
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật động vật
Thơ Xuân Quỳnh ít sử dụng hình tượng động vật để quy chiếu đến hình
tượng người phụ nữ, chỉ có 2 hình tượng “con cò và con vạc” được nhà thơ nhắc đến trong 2 bài thơ [Bài thơ Nỗi buồn anh; trang 98, câu 4] và [Bài thơ Thơ vui về phái yếu; trang 203, câu 31], chiếm tỷ lệ 5.55/TS 498 các BTCV được khảo sát.
“Trong giọng mẹ ru hời tiếng Việt Dọc triền sơng lặn lội những thân cị”
[Nỗi buồn anh; trang 98] (câu 3,4)
“Những con cò con vạc ngày xưa Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép”
[Thơ vui về phái yếu; trang 203](câu 31, 32)
Hình tượng con cị, con vạc đã đi vào kho tàng văn học Việt Nam từ rất lâu.
Nó là biểu tượng của con người lao động lam lũ “một nắng hai sương”. Ở 2 câu trích trong hai bài thơ trên, “con cị, con vạc” quy chiếu đến hình tượng người phụ nữ mà cụ thể nói nên thân phận của người phụ nữ, cam chịu nhọc nhằn, vất vả lo toan cho cuộc sống gia đình. Mượn những hình ảnh vốn xuất hiện trong thơ ca truyền thống
như cái cò, cái vạc, ta thấy được giá bị biểu đạt có tính kế thừa được nhà thơ chọn lọc
để đưa vào những sáng tác của mình. Và cũng từ đây, người đọc nhận ra bóng dáng một người phụ nữ dịu dàng, lam lũ, yêu chồng, thương con trong hình hài người phụ nữ thời hiện đại. Hay chính những mất mát đầy đau thương từ thuở nhỏ khiến nhà thơ có cái nhìn thấu suốt từ q khứ đến hiện tại, giúp chị nhận ra những vẻ đẹp làm nên chân giá trị vĩnh hằng của người phụ nữ. Và điều đó làm ta thấu cảm nhân cách sáng ngời trong dịng đời vơ định của những thân phận bất hạnh.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật thực vật
Có thể nói, thế giới các lồi hoa trong thơ Xn Quỳnh khơng phong phú, chị không viết về hoa hồng, hoa huệ, hoa lan mà thường gửi lịng mình vào những lồi
95
hoa bình dị: hoa ngâu, hoa cúc, hoa dại, hoa tigon... Trong tập thơ mà chúng tôi khảo sát chủ yếu là “hoa” với các yếu tố trong nhóm: vườn hoa, màu hoa, cánh đồng hoa, ngâu vàng, hàng cây, cây, tỷ lệ 8.33%.
Hoa trong thơ Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp mong manh, kín đáo và có phần
thầm lặng, khiến người ta dễ liên tưởng đến hình ảnh e ấp, dịu dàng của những cơ gái tuổi đơi mươi. Hình tượng hoa trong thơ Xn Quỳnh khơng gắn với người nào cụ thể mà nó lại gắn với những kỉ niệm về tình yêu. Mỗi bài thơ như một mảnh
ghép nho nhỏ về ký ức. Và vẻ đẹp của hoa như một chất xúc tác mạnh mẽ thổi bùng
lên ngọn lửa yêu thương trong trái tim của người con gái.. Ví dụ 1:
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng manh như màu khói, Ai biết lịng anh có đổi thay?”.
[Hoa Cỏ may; trang 91] (Câu 9, 10, 11, 12)
“Hoa cỏ may” - nhan đề bài thơ cũng là một hình ảnh cần soi chiếu vào biểu
thức chiếu vật để thấy được vẻ đẹp tâm hồn cũng như những tâm tư thầm kín của người phụ nữ. Từ cái nhìn trải rộng khắp mênh mơng, bát ngát, nhà thơ đã thu hẹp
tầm nhìn đến cận cảnh và nhận ra bốn bề chỉ có hoa cỏ may. Nói về tình u, tại sao
Xuân Quỳnh lại chọn “hoa cỏ may” mà khơng phải là một lồi hoa nào khác? Có thể lí giải điều này như thế nào? Bởi cỏ may là một loài hoa dại, nhỏ bé, yếu ớt, mọc ở khắp nơi. Đó là lồi hoa của trời đất trinh nguyên, của làng quê đơn sơ, mộc mạc. Là lồi hoa khơng hề biết đến sự kiêu sa lộng lẫy của hương sắc; có kẻ yêu, người ghét, nhưng muôn đời chung thuỷ với triền đê, với bến sơng q. Chính vì lẽ
đó, dưới con mắt của Xuân Quỳnh, hoa cỏ may là hoa của tình yêu và quan trọng
hơn, nó chính là cái cớ để nhà thơ bộc lộ nỗi niềm:
“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lịng anh có đổi thay?”
96
Biểu thức chiếu vật “màu khói” cùng phép so sánh vơ cùng độc đáo “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói” gợi ra hai sự vật trừu tượng, càng cho thấy sự mỏng manh, bất trắc của tình u. Để rồi, khơng thể giữ được, phải thốt lên: “Ai biết lịng anh có đổi thay”. Một sự lo lắng hay là nỗi hoài nghi? Cả hai giả thiết đều có thể.
Nhưng đúng hơn, chính là sự thật đau đớn mà chị đã từng trải nghiệm. Đó là sự khơng bền chặt, rất mong manh và dễ đổ vỡ của tình yêu. Đặt vào biểu thức chiếu
vật tình yêu - “lời yêu”, “màu khói”, “anh”, mở ra dự cảm âu lo phấp phỏng trong tâm trạng của người phụ nữ khi yêu. Rõ ràng “lời yêu” vốn đã rất dễ vỡ, giờ khơng chỉ “mỏng” mà cịn kết hợp với “mỏng manh”. Chưa hết, cái mỏng manh của tình u cịn được cụ thể hoá hơn bằng sự so sánh: “như màu khói”-khơng thể diễn tả và rất
khó nắm bắt, Xn Quỳnh đã cảm nhận tình yêu đẹp nhưng lại mong manh quá đỗi. Bởi nó có thể tan biến vào hư vơ bất cứ lúc nào. Có phải vì đã trải qua quá nhiều cay
đắng, ngậm ngùi mà nhà thơ hoài nghi đến vậy? “Ai biết lịng anh có đổi thay?”
Câu hỏi đặt cuối bài thơ như được cất lên từ tiềm thức sâu thẳm của tâm hồn và mãi mãi là niềm day dứt khơng có câu trả lời. Có chút gì nghèn nghẹn, có chút gì cay đắng. Bởi ta hiểu, đây khơng phải là nỗi lo âu của một người phụ nữ ln hồi nghi tất cả mà là sự lo âu của một tấm lòng trong trắng, nguyên sơ và một trái tim nhân hậu, ln khát khao một tình u chung thuỷ, vẹn trịn…
Ví dụ 2:
“Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế Chỉ em là đã khác với em xưa
Nắng nhạt vàng, ngày đã quá trưa Nào đâu những biển chờ nơi cuối đất Bao ngày tháng đi về trên mái tóc Chỉ em là đã khác với em thôi! Nhưng màu hoa đâu dễ quên nguôi Thành phố ngợp ngày nao chiều gió dậy Gương mặt ấy lời yêu thuở ấy
Màu hoa vàng vẫn cháy ở trong em”
97
Nhiều lần ta bắt gặp cái màu hoa cúc với những sắc thái khác nhau trong thơ Xuân Quỳnh. Mỗi một màu hoa, một khung cảnh gợi một niềm mơ ước riêng. Ở bài
thơ “Hoa cúc”, hoa cúc mà Xuân Quỳnh nói đến trong bài thơ là loại “cúc vàng”,
mỗi năm thường nở vào mùa thu. Ở đây, tác giả không tả hoa cúc, “ hoa cúc” trong bài thơ quy chiếu đến tâm trạng của nhà thơ mỗi khi mùa hoa cúc về. Tên bài thơ nhắc đến hoa cúc mà không phải tả hoa cúc. Hoa cúc chỉ là cái cớ, là chất xúc tác để kỉ niệm luôn rực cháy trong lòng tác giả về một con người với những lời yêu thuở
nào. Thời gian được đánh dấu bằng những mùa hoa cúc, kỉ niệm được gợi nhớ bằng màu hoa cúc, màu hoa cúc năm nào cũng rực rỡ, rực rỡ và mới mẻ như tình yêu của
Xuân Quỳnh.
Màu hoa cúc cũng là màu của sự sống. Mỗi người chọn lấy cho mình một
thứ gì đó để mà u mến và với Xn Quỳnh, màu vàng của hoa cúc là thứ màu mà mỗi khi nhìn thấy làm cho tác giả có cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Xuân Quỳnh vì vậy trong lúc nhận ra những đổ vỡ của cuộc sống vẫn khao khát không nguôi và vẫn giữ trong tim ngọn lửa đam mê không bao giờ tắt như là “không hề biết đến tàn phai”.
Từ khảo sát, khám phá hình tượng thơ xuyên suốt trong thế giới thơ Xuân Quỳnh hình tượng các lồi hoa mang một màu sắc riêng độc đáo. Xuân Quỳnh đã đem đến cho chúng ta một thế giới thiên nhiên mang đậm cá tính, bộc lộrõ cái nhìn sắc nét của tác giả về cuộc sống Xuân Quỳnh là một tâm hồn vừa táo bạo, mãnh liệt vừa rất đồng nội, dân dã. Nhưng ta vẫn nhận thấy vẻ đẹp truyền thống là nguồn cội, nền tảng trong tâm hồn chị. Vì thế, trong thơ Xuân Quỳnh, thế giới thiên nhiên trở thành một hình tượng vừa gợi cảm vừa đa dạng.
c. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật hiện tượng thiên nhiên
Các BTCV hiện tượng thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh chủ yếu: “biển” (xuất hiện 8 lần), tiếp đến là “sóng” với 9 lần xuất hiện, ngồi ra cịn có các yếu tố
khác trong nhóm: dịng sơng, mùa hạ (2 lần).
Ví dụ 1:
“Mùa hạ của tơi, mùa hạ đã đi chưa Ơi tuổi trẻ bao khát khao cịn, hết?
98
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa”
[Mùa hạ; trang 196] (câu 17->20)
Bài thơ “Mùa hạ” được chị sáng tác khi tuổi trẻ đã đi qua. Lúc đấy, chị đã đứng tuổi, đã từng trải, nhưng cái khát khao vẫn rạo rực qua từng câu thơ. Khi nói về mùa hạ, chúng ta thường nghĩ đó là một mùa trong năm, mùa xuân rồi đến mùa
hạ. Nhưng tồn bài thơ khơng hẳn nói đến về mùa hạ mà nói đến một giai đoạn trong cuộc đời người. “Mùa hạ” kết hợp với đại từ tôi trong kết cấu sở hữu “mùa hạ
của tôi” được quy chiếu đến thời gian quá khứ, là tuổi trẻ với những khát vọng được