GIỚI THIỆU VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ XUÂN QUỲNH

Một phần của tài liệu 26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.3.GIỚI THIỆU VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ XUÂN QUỲNH

1.3.1. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và tập Lưu Hương Kí

Trong văn học Việt Nam, cho đến nay, dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng thế giới nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngõ, còn phải được nghiên cứu sâu và hệ thống từ các lí thuyết tiếp cận mới. Tuy vậy, bà vẫn được mệnh danh và được người đời ca tụng là bà Chúa Thơ Nôm, một nữ thi sĩ tài ba, một con người độc đáo và một người phụ nữ “xưa nay hiếm” trong thời đại bấy

giờ. Nhận xét về bà, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Xuân Hương không những than cho người đàn bà dưới chế độ phong kiến mà bản thân mình là một người bị cái guồng phong kiến xã hội ấy nó nghiền cuộc đời. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất với cái mạnh mẽ của sự phản kháng, Hồ Xuân Hương đã gắn chặt mình cùng

26

với số phận của người đàn bà nói chung trong xã hội cũ” [44, tr. 27- 28].

Theo sử sách ghi chép lại, bà vốn xuất thân từ dòng dõi họ Hồ, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Hương được biết đến là một người thơng minh, có tài, rất mong mỏi được một người chồng xứng đáng nhưng đường tình duyên trắc trở, đầy đau khổ. Theo lưu truyền, bà phải hai lần lấy chồng là hai lần làm lẽ. Một lần làm vợ kế Tổng Cóc - một cường hào dốt nát, bà đã “bé cái nhầm” nên khi Tổng Cóc chết bà đã khóc với một giọng rất dửng dưng, lạnh nhạt:

“Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi! Thiếp bén dun chàng có thế thơi, Nịng nọc đứt đi từ đây nhé

Nghìn vàng khơn chuộc dấu bơi vơi”

[Khóc Tổng Cóc]

Lần thứ hai bà lấy viên quan phủ Vĩnh Tường nhưng chẳng “khá” hơn là bao nhưng cái cảnh “sống chung” thì sao hạnh phúc được nên khi ông mất bà tỏ ra thương tiếc nhưng không bi lụy mà hy vọng về cuộc sống mới:

“Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!”

[Khóc ơng Phủ Vĩnh Tường]

Về thơ văn của Hồ Xuân Hương còn lại cho đến nay là do lưu truyền và người đời sau ghi chép lại. Theo các nhà nghiên cứu cho rắng sáng tác của Hồ Xuân Hương có hải mảng: thơ Nơm truyền tụng và Lưu Hương ký. Về Thơ Nôm truyền

tụng có rất nhiều ý kiến khác nhau về số lượng bài. Theo GS Lê Trí Viễn: “Thơ Nơm truyền tụng được ghi lại và xuất bản lần đầu tiên với nhan đề “Xuân Hương thi tập” năm 1913. Từ đó về sau các sách Nơm có, quốc ngữ có, in có, chép tay có, đều có chép thơ Xn Hương nhưng rất xơ bồ, linh tinh. Tính các bài được tất cả các sách ấy nhất trí cho là của Xuân Hương hoặc nhiều người công nhận là của Hồ Xn Hương thì có khoảng 40 bài. Chưa kể cùng một bài mà chép rất khác nhau, không phải khác nhau hàng đôi chữ mà khác nhau hàng mấy câu, cả khác nhau về tinh thần bài thơ. Bốn mươi bài ấy, không hẳn bài nào cũng của Hồ Xuân Hương

27

mà bài của Xuân Hương cũng chắc gì giữ được nguyên văn của tác giả” [55, tr.8].

Về Lưu Hương Ký: Hàng trăm năm đã trôi qua, bà được biết đến là bà chúa Thơ Nôm. Lưu Hương Ký là một tập thơ chủ yếu về tình yêu với một giọng trữ tình, tất cả tốt lên một tình cảm rất chân thành, thiết tha, cởi mở của một người muốn yêu và được yêu, nhiều bài thơ là một tiếng thở dài ngậm ngùi, như khắc khoải cho những mối tình khơng trọn vẹn.

Tóm lại, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương vẫn cịn là một bí ẩn. Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của Việt Nam, có lẽ và cả thế giới. Qua những tác phẩm của bà, người đọc có thể thấy được chế độ phong kiến thời Hồ Xuân Hương sống đi vào suy đồi, thoái trào. Nhân dân lao động trong đó có phụ nữ đã đứng lên đòi quyền sống của họ, đòi quyền được hạnh phúc, được yêu và kể cả là tình yêu thể xác; người đọc cũng thấy được sức sống mãnh liệt, nỗi khát vọng của người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh, một người phụ nữ không bao giờ bị khuất phục, đầy bản lĩnh.

1.3.2. Xuân Quỳnh - người đàn bà làm thơ

Xuân Quỳnh (1942-29/8/1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Xuất thân trong một gia đình cơng chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, chị được bà nội ni dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

Xuân Quỳnh là diễn viên múa từ năm 13 tuổi, có thơ đăng báo năm 19 tuổi, kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình u gia đình...Chính bối cảnh và không gian sống thời bấy giờ chi phối hầu hết các tác phẩm thơ của chị. Chính vì lẽ đó, thơ Xn Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân. Thơ chị là đời sống đích thực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn. Thơ chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã từng trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó.

28

Nếu như Hồ Xuân Hương được mệnh danh là nữ thi sĩ độc đáo vô song với cách chơi chữ vô cùng đặc biệt, khiến các nhà nghiên cứu phải “mòn lưng gảy bút” thì Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý và trân trọng. Dù ở thể loại nào, từ những bài thơ “tự sự” những vấn đề của đất nước hay trở về “đúng nghĩa” trái tim với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thơng minh, sắc sảo đầy nữ tính. Đó là cái tơi trữ tình trong thơ Xn Quỳnh: cái tơi nồng nàn, đắm say, yêu thương, khát khao hạnh phúc mà vị tha sẵn sàng hy sinh dâng hiến; cái tôi táo bạo, chủ động, quyết liệt, hiện đại; cái tôi tràn đầy tình yêu cuộc sống mà nặng trĩu mặc cảm, lo âu.

Có lẽ, từ quan niệm và thái độ quyết liệt ấy, ngay từ chặng đầu cuộc đời cầm bút của mình, Xn Quỳnh đã đạt tới cái tơi trữ tình đẹp đẽ và sâu sắc hơn người:

“Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở

Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu!”

[Thơ tình cho bạn trẻ]

Với khát khao thể hiện cái tơi của mình trước cuộc đời, Xn Quỳnh đã tìm ra bản lĩnh thơ của mình một cách thật tự nhiên. Tình cảm chị thế nào, lòng thương yêu cuộc sống của chị thế nào, muốn yêu thì phải gắng sức, phải hy sinh cách nào…chị bày tỏ bằng một ngơn ngữ giản dị, đầy tình thương mến, và nó thành cốt cách thơ của chị. Đó là một bản lĩnh thơ mạnh và sâu đặc biệt trong thơ thời kháng chiến chống Mỹ.

“Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm rang Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi Và trên cát có thêm cồn cát mới Cỏ mặt trời lăn như bánh xe... Máu đồng đội và máu tơi đã đổ Trên cát này mà gió quạt vừa se.

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi sẵn lịng đem hiến cả đời tơi Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa”.

[Gió Lào cát trắng]

Sau này, chị có thêm các tập Gió Lào cát trắng (1974), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Lời ru trên mặt đất (1987), Hoa cỏ may (1989). Chị còn viết một số tập thơ và truyện cho thiếu nhi.

Tập thơ “Không bao giờ là cuối” là tuyển tập thơ giới thiệu một cách đầy đủ

về cuộc đời và sự nghiệp thi ca của nữ thi sĩ tài hoa bạc mệnh Xuân Quỳnh

Phần đầu của cuốn sách có tên gọi “Dẫu biết chắc rằng anh trở lại” - là những bài

thơ tình đã từng khiến bao thế hệ bạn đọc say đắm, đặc biệt là mảng thơ viết tặng Lưu Quang Vũ, người mà chị yêu sâu sắc đến tận những phút giây cuối cùng của

cuộc đời. Phần 2 của cuốn sách là những trăn trở, suy ngẫm của tác giả về “Những năm tháng không yên của đất nước và lòng người”. Phần cuối cùng của tuyển tập - “Bầu trời trong quả trứng” là một Xuân Quỳnh dí dỏm, thơ trẻ với những sáng tác

cho thiếu thi. Cùng với những trang viết, trang thơ, cuốn sách còn giới thiệu đến người xem những bức họa của họa sĩ Lương Xuân Đoàn, đặc biệt, phần thơ thiếu nhi cịn có những bức minh họa của Lưu Quỳnh Thơ - con út của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh.

Bao năm qua, những bài thơ mang đậm hình ảnh, cảm xúc về cuộc sống và tình yêu ấy đã tạo nên 1 dấu ấn riêng về phong cách, chiếm tình cảm lớn trong lịng độc giả cũng như tạo sự chú ý đối với các nhà phê bình văn học. Một nhà nhiên cứu

đã từng viết: “Tiếng thơ Xuân Quỳnh là một tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng nói phản ảnh chiều sâu của văn hóa dân tộc”. Và đến Xuân Quỳnh, người đọc mới cảm

nhận thế giới cuộc sống phong phú, đa dạng đã được chị đưa vào thơ một cách tự nhiên và rất đỗi chân thành.

Một phần của tài liệu 26094 171220200748441 LUANVANCHINHTHUC (Trang 33 - 37)