Dƣới triều Minh Mạng

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 33 - 44)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Dƣới triều Minh Mạng

Kế nhiệm vua Gia Long, Minh Mạng - vị vua thứ hai của vƣơng triều Nguyễn, ngƣời đƣợc coi có tƣ chất thông minh, năng động, sáng tạo và anh minh bậc nhất của nhà Nguyễn. Với tấm lòng yêu dân nhƣ con, Nguyễn Thánh Tổ Nhân oàng đế đã nối tiếp truyền thống của vua cha, tiếp tục đề ra nhiều chính sách để củng cố nền kinh tế, đặc biệt là trong vấn đề tha giảm thuế, giúp nhân dân thoát khỏi tình cảnh khó khăn của đất nƣớc lúc này. Vua Minh Mạng vẫn cho duy trì thuế đinh và thuế điền cơ bản theo nhƣ vua Gia Long đã định, đặt lệ đánh thuế muối, các thuế mỏ, thuế sản vật…. Ngƣời dân có thể nộp thuế bằng các hình thức khác nhau, chẳng hạn nếu giá thóc gạo lúc bấy giờ quá đắt đỏ thì có thể nộp thuế bằng tiền, căn cứ vào từng thời điểm để thu và miễn giảm thuế cho thích hợp. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua đoạn sử liệu sau: “Thần Nguyễn Hữu Thận, ương Tiến Tường phụng chỉ: Châu Bố chánh các doanh hạt tỉnh Quảng Bình trước đây vào năm Minh Mệnh thứ 5, tô thuế, giá gạo đắt đỏ, chuẩn cho giảm đợi nạp. Nay giá gạo cũng chưa giảm được là mấy. Gia ân chuẩn cho đem số thóc thuế châu ấy phải đóng năm Minh Mệnh 6 được thay nạp bằng tiền, chuẩn cho giảm mỗi hộc là một quan tiền để tỏ rõ

ý vui xuân ban ph c, đoái nghĩ cho nỗi khốn khổ của dân. Khâm mệnh” [27].

Vua Minh Mệnh vẫn tiếp nối thực hiện tha giảm thuế cho những địa phƣơng bị thiên tai giống vua Gia Long. Tuy nhiên, lúc này nƣớc ta xảy ra nhiều loại thiên tại hơn nhƣ vỡ đê, sạt lỡ, gió bấc,…nên số lƣợng chiếu dụ tha giảm thuế cũng nhiều hơn hơn. Minh mệnh trì vì đất nƣớc 21 năm (1820-1841) thì có đến trên 65 lần ông vua này ban chiếu dụ tha giảm thuế cho các địa phƣơng vì thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, vỡ đê, sụt lỡ đất. Hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc đều phải chịu những hậu quả không mong muốn do thiên tai gây ra, nhƣng trong đó xảy ra nhiều và để lại hậu quả nặng nề nhất phải kể đến các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hoa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Bình. Trong năm Minh Mệnh năm thứ 4 (1823), chỉ 1 năm những đã có 5 lần vua ban chiếu dụ tha

30

giảm thuế thân, vụ mùa cho các địa phƣơng vì nắng hạn lâu năm, lũ lụt…. Có lẽ luôn trăn trở với thiên nhiên mà Minh Mệnh ra lệnh cho các trấn địa phƣơng, nơi nào xảy ra thiên tai phải lập tức báo cho triều đình để xem xét giúp đỡ nhân dân, không đƣợc coi thƣờng. Năm 1822, Bình Định lâu ngày không mƣa, lúa ruộng thiệt hại nhiều nhƣng nay trấn thần mới tâu, vua khiển trách: “Thiên tai như lụt, hạn phải tâu báo trước, sao lại coi thường như vậy. Trẫm ngày đêm lo lắng, mong cho nhân dân khỏi khổ, há lại vì kẻ chăn dân hèn kém làm việc chậm trễ sai lầm mà thiếu ơn săn sóc thương xót của trẫm sao” ! Bèn hạ lệnh cho bộ Hộ xét tai nặng thì giảm

cho 6 phần 10 thuế ruộng năm nay, tai nhẹ thì giảm 5 phần 10” [15, tr.200]. Đến

năm 1824, dù nhân dân ở Quảng Ngãi và Phú Yên không báo ruộng lúa bị tổn hại do thiên tai, nhƣng vua vẫn ban ơn giảm thuế [15, tr.341].

Không chỉ bị thiên tai, nhân dân còn phải chịu khổ bởi sâu cắn lúa và gặp gió bắc khi lúa đang thời kì thúc đòng làm cho một số địa phƣơng nhƣ Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh-Nghệ…lúa thu hoạch không dùng đƣợc, tổn hại từ 4,5 phần (năm 1823) [15, tr.275]. Thƣơng xót cảnh khổ của dân chúng, vua dụ sai giảm thuế theo số phần tổn hại nhƣ: tổn 4 phần thì giảm cho 2 phần 10, tổn 5 phần thì giảm 3, tổn 6 phần thì giảm 4, tổn 7 phần thì giảm 5, tổn 8 phần thì giảm 6 [15, tr.275]. Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), vì gió bắc làm tổn hại ruộng haihuyện Long Xuyên, Kiên Giang, ông đã tha hẳn thuế ruộng cho hai huyện ấy. “Hai huyện ấy xa ở biên giới, ruộng ở vào rừng rú rậm rạp nay bị thiên tai, thu hoạch chắc cũng chả được mấy, nên tha cả

thuế ruộng” [15, tr.736].

Đối với những vùng đƣợc trấn thành tâu trong hạt gặp tai nạn, dân không biết lấy gì nộp thuế, Minh Mạng đều cho tha giảm hoặc hoãn thuế theo từng trƣờng hợp cụ thể. Trong Đại Nam thực lục có ghi chép, năm 1823, trấn thần Nghệ An tâu nói mất mùa dân đói, thuế ruộng thiếu, xin lƣợng cứu chữa, vua dụ bộ Hộ rằng: “ ứ ấy đất xấu dân nghèo, thường gặp mất mùa. Thóc thuế vụ hạ đã từng lượng cho chiết nạp bằng tiền, lại còn nghĩ đến những nhà cùng khổ, khốn lâu chưa đỡ, trẫm rất thương xót. Vậy giảm cho tiền thuế thân năm nay 5 phần 10; ai thiếu thì hoãn đến

sang năm” [15, tr.296]. Hay vào tháng 9 năm 1823, nhà vua cho hoãn tô thuế cho

Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định.“Địa phương gần kinh kỳ khoảng mùa hạ nắng nhiều, sang thu lại bão lụt, giá gạo đắt

31

lên, trẫm tha thiết nghĩ cho dân nhờ, thường săn sóc dân như con... Vậy tiền thóc

phải thu năm nay mà còn thiếu thì cho hoãn đến năm sau” [15, tr.309]. Năm 1839,

từ à Tĩnh trở ra Bắc đến Lạng Sơn cũng báo có thiên tai bão lụt. Vua chuẩn cho số thóc tô thu vụ đông năm này đều đƣợc nộp thay bằng tiền; ruộng lúa chỗ nào bị ngập mất, khám thực cho miễn thuế. Có một số địa phƣơng vì tổn hại nhiều, triều đình đã cho miễn không phải nộp thuế ruộng nhƣ Thanh Nghệ, Ninh Bình [14, tr.579]. Thƣợng dụ trong Châu bản bản triều Nguyễn tháng 6 năm 1825 cũng có đề cập: “Tỉnh Quảng Ngãi tấu báo địa phương ấy từ vụ xuân đến nay trời ít mưa, l a khô hạn không trổ bông được mà không có hạt chắc nên gia ân cho miễn giảm 5/10

số thóc các loại ruộng mà toàn hạt ấy phải đóng năm Minh Mệnh thứ 6” [27]. Cũng

trong năm này, Minh Mạng cũng cho giảm thuế toàn hạt tỉnh Quảng Nam,“ruộng nào bị tổn thất 5 phần thì cho miễm giảm 3/10 thóc thuế, ruộng nào bị tổn thất 6 phần thì cho miễn 4/10 … bị tổn thất 8 phần trở lên thì miễn hoàn toàn. Lại gia ơn theo số thóc thuế toàn hạt còn phải đóng, chuẩn cho nộp thay bằng tiền, mỗi hộc

thóc nộp 1 quan tiền để cho dân thiên tai đều được ơn trạch chạy tới” [27]. Thời

gian này, tình trạng sụt lỡ núi ở các vùng cao cũng thƣờng hay xảy ra. Năm 1825, núi Cốc Phục, núi Mãn Sơn, núi Ca Sơn ở Thái Nguyên sụt lở làm lấp hơn 20 mẫu ruộng của dân, dân không có ruộng cày cấy nên vua cho miễn thuế [15, tr.369].

Đối với các ruộng nƣơng gần biển, vào mùa thu, nƣớc mặn tràn vào ruộng, đất nhiễm mặn không thể cày cấy đƣợc, dù có cố gắng cấy thì lúa cũng kém. iểu đƣợc sự tình, vua sai giảm tô thuế cho các địa phƣơng đó. “Năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), mùa thu, tháng 7, năm huyện trấn Hải Dương và trấn Nam Định thuộc Bắc ruộng vụ chiêm vì nước mặn đất chua có chỗ không cấy được, có chỗ đã cấy lại bị hạn hán

làm tổn hại, thành thần đem việc tâu lên. Vua bảo bộ Hộ rằng:Các huyện ấy liền

năm mất mùa, nay lại có tai riêng như thế, dân ta không khỏi đói kém. Vậy cứ án khám hễ chỗ nào không cấy được thì tha hết thuế cho, 10 phần tổn hại 4 phần thì giảm 2, tổn hại 5 phần thì giảm 3, tổn hại 6 phần thì giảm 4, tổn hại 7 phần thì giảm 5, tổn hại 8 phần trở lên đều miễn cả. Lại số thóc vay của nhà nớc mùa thu năm ngoái đều miễn” [15, tr.438].

Dƣới thời vua Minh Mạng, dịch bệnh bùng phát không rõ nguyên nhân làm cho một số vùng trong nƣớc nhƣ Gia Định, Quảng Nam,..hết sức khổ sở. Với các địa

32

phƣơng bị nhiễm dịch, vua Minh Mạng đều cho miễn thuế thân (1826) [15, tr.518]. Năm 1839, các tỉnh Bắc K bị dịch lệ, Hải Dƣơng, Bắc Ninh tai hại hơn cả, thứ đến Hà Nội. Minh Mệnh cho đều đƣợc hoãn bắt lính làm tạp dịch và ngạch thuế (đến dân mọi ngƣới ai cũng đều vui mừng cảm động, ca tụng ơn đức nhà vua). Trong lời phê gửi đến trấn thành Minh Mệnh cho ta thấy đƣợc tấm lòng thƣơng dân và nổi trăn trở của một ngƣời đứng đầu đất nƣớc phải thấy cảnh con dân của mình chịu khổ nạn. Vua phê bảo rằng: “Coi dân như tình đồng bào đồng loại cùng chung một nỗi đau đớn, cổ nhân đã nói như vậy. Nhưng được nhân dân cung phụng, phải lo nghĩ nỗi lo của nhân dân, là lẽ tự nhiên…để dân chịu tai hại riêng, trẫm đương tự lấy làm xấu hổ, còn có đức gì đáng kể. Rồi chuẩn cho các quan tỉnh đều xét dân nội

tịch trong hạt, người nào đã chết dịch thì xoá tên trong sổ mà miễn nộp thuế”

[14, tr.597].

Nạn vỡ đê cũng xảy ra thƣờng xuyên ở giai đoạn này. Trong Đại Nam thực lục có ghi chép năm 1827,“đạo thần Ninh Bình tâu rằng trong hạt trước đây vì Sơn Nam vỡ đê, nước sông tràn ngập lâu, mùa màng kém thu. Vua đặc biệt cho giảm

thuế vụ đông năm nay 5 phần 10, còn số thuế phải nộp thay bằng tiền” [15, tr.677].

Hay năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), “Bắc Thành nước sông lên to. Xã Kim Quan, Bắc Ninh, xã Thành Nga Nam Định đề đều vỡ, đê Kim Quan hại nhất, nước lụt chảy tràn sang hạt láng giềng, các huyện thuộc Sơn Nam, Hải Dương ruộng bị ngập, nhân dân nhiều người chết đuối. Việc đến tai vua. Vua dụ rằng: “Đê điều Bắc Thành là để giữ nước lụt giúp nhà nông, quan hệ đến lợi hại của đời sống nhân dân… Khi nước lụt đã r t thì khuyên dân cấy bù, ai nghèo túng thì cho vay thóc

giống. Ruộng lúa bị tổn thương thì đợi án khám tâu lên, sẽ lượng cho giảm thuế

[15, tr.756]. Theo nhƣ sử liệu, để giải quyết tình trạng khó khăn này, Minh Mạng hạ lệnh tha giảm thuế vụ cho các địa phƣơng hoặc là nộp bằng tiền để tiện cho dân.

Trên thực tế, cũng giống nhƣ thời Gia Long, ở giai đoạn trị vì của Minh Mệnh, việc tha giảm thuế cũng gắn liền với các trƣờng hợp cụ thể đƣợc chúng tôi khái quát dƣới đây:

Một là giảm thuế cho các địa phương mà vua đi vi hành. Minh Mệnh từ khi lên

kế nhiệm đã vi hành đến các địa phƣơng để đích thân nắm bắt đời sống nhân dân, xem xét tình trạng quan lại và khi qua các địa phƣơng đều ban các ơn huệ, trong đó

33

có việc giảm thuế. Sử liệu triều Nguyễn cho thấy, từ năm 1820 đến 1840, từ Quảng Trị, Quảng Bình, đến Nghệ An, Thanh oa,….cho đến 11 trấn Bắc Thành nơi nào đi qua vua Minh Mệnh cũng đều cho tha hoặc giảm thuế thân, thuế điền.

Vừa mới lên ngôi đƣợc một năm, nhƣng vào tháng 9 năm 1821, vua Minh Mệnh đã ngự giá đến Thanh Hà, Nghệ An, miễn thuế thân cho dân Thanh Hà, tha thuế mùa đông năm đó cho dân Nghệ An [15, tr.158]. Trong chiếu dụ đến trấn Nghệ An có ghi:“Hạt các ngươi bỗng gặp nạn bão… Trẫm từ khi lên ngôi, không ngày nào không lo cho dân cư đông đ c được mùa. Hạt ngươi đất xấu dân nghèo, thường bị

mất mùa…..Vậy tha cho thóc thuế về vụ đông” [15, tr.159]. Cũng trong năm 1821,

vua đến hành cung Thanh Bình, tha cho dân nửa số thuế tô vụ đông năm nay và thuế trốn thiếu đều đƣợc miễn cả [15, tr.162]. Trong năm này, Minh Mệnh cũng tha thuế thân cho các trấn Bắc Thành: “Trẫm nhân có việc đi tuần Bắc Thành, thăm tục dân, xét quan lại. Cờ thuý hoámới đến hạt, cụ già, con đỏ, đón kiệu vui mừng. Từ khi trẫm lên ngôi đến nay, vẫn nghĩ đến đời sống của dân, đã nhiều lần ra ơn lớn…. đặc biệt gia ân dự tha cho 5 phần 10 thuế thân, tiền đầu quan và tiền cước của 11 trấn Bắc Thành và phủ Hoài Đức về năm Nhâm Ngọ, Minh Mệnh thứ 3. Duy có Yên Quảng vụ mùa này bị bão lụt thì tha cho cả thuế ruộng vụ đông năm nay nữa”

[ 15, tr.163].

Việc vị vua thứ hai của triều Nguyễn đi vi hành đều đƣợc thực hiện đều đặn qua các năm. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), mùa xuân, tháng 3, vua đi săn ở núi Thế Giới. Vua bảo bộ Hộ rằng: “Trẫm đi lần này,….Những dân xã trẫm đi qua đều cho miễn 2 phần 10 thuế điền năm nay. Một đoạn điền thổ giáp đường quan La Chử

mới bị nước lụt xói lở thì cho miễn thuế….”.[15, tr.192]. Đến năm Minh Mệnh thứ

6 (1825), tháng 5 vua đến bến Hoá Khuê, xa giá lên núi Ngũ ành, đến hai chùa Trang Nghiêm và Bảo Đài- Núi này là danh thắng bậc nhất, các thánh triều khi rỗi công việc thƣờng đến chơi đây. Sau khi về kinh hạ lệnh cho dân hai ấp Hoá Khuê và Quán hái đƣợc giảm thuế thân 4 phần 10 và cho toàn dân hạt Quảng Nam giảm 3 phần 10 [15, tr.428]. Cũng trong năm đó, vị vua này xa giá đến phố Hội An và cho tha 5 phần 10 bạc thuế cho dân Minh ƣơng và ngự ra Đông Giao, giảm thuế thân 1 phần 10 cho dân các xã đi qua [15, tr.428].

34

Năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) tháng 4, khi xa giá đến Quảng Nam, nhà vua đã cho giảm thuế thân năm sau 3 phần 10 cho toàn hạt Quảng Nam; hai xã Hoá Khuê Đông và Quán Khái vì là chỗ vua đóng nên giảm 4 phần 10 [15, tr.620]. Cũng vào năm 1837, “vua rước từ giá đến thăm chùa Thánh Duyên ở núi Thúy Hoa. Theo lời dụ thì n i này là danh nham ph c địa, do đức Hoàng tổ Hiếu Minh hoàng đế đã dựng chùa ở đấy. Vua đã hạ lệnh tha hai phần năm thuế thân năm này cho 4 xã thôn (Hà Trung, Đông An, Vinh Hòa, Miêu Nha) ở gần n i Th y Hoa (đầu xuân đã

tha 5 thành)” [17, tr.58].

Hai là giảm thuế cho dân xiêu tán. Không chỉ dƣới thời Gia Long mà đến thời

vua Minh Mạng tình trạng dân xiêu tán vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Có nhiều nguyên nhân khiến dân phải bỏ đi nhƣ giặc cƣớp quấy phá, mất mùa dân đói, dịch bệnh… Để khuyến khích nhân dân trở về quê cũ yên ổn làm ăn ổn định cuộc sống, Minh Mệnh đã thực hiện các biện pháp nhƣ hoãn thu thuế ruộng, giảm một số loại thuế và đối với những dân xiêu dạt mới về vào sổ thì cho miễn thuế thân. Năm 1826, quan Bắc Thành tâu rằng,“13 huyện trong hạt trấn Hải Dương (Đường An, Đường Hào, Cẩm Giàng, Vĩnh ại,….), nhân dân vì đói xiêu tán đến 108 xã thôn, ruộng bỏ hoang hơn 12.700 mẫu, thóc thuế vụ đông năm ngoái không lấy gì nộp được. Thương tình dân

đói khổ Vua hạ lệnh tha hết thuế” [15, tr.476]. Đối với nơi xa xôi, hoang vu hay bị

giặc Xiêm bức bách, ép buộc phải bỏ đi, xiêu tán, mỗi năm đến hạn thu thuế, Minh Mệnh đều cho hoãn 1 năm để dân ấy yên nghiệp làm ăn. Nhƣ năm 1833, phủ Lạc Biên thuộc tỉnh Nghệ An dân xiêu tán hơn 2.000 ngƣời, theo lệnh đã cho hoãn thu thuế nhƣng đến năm nay dân chiêu mộ về mới đƣợc 450 ngƣời. Theo lệ thì năm nay sẽ phải thu thuế nhƣng thƣơng cho hòa cảnh của dân lƣu tán nên triều đình đã hạ lệnh cho hoãn thuế một năm nữa để cho dân ấy đều biết ân đức của triều đình mà trở về nhƣ cũ [15, tr.476].

Vào năm Minh Mệnh thứ 20 (1839),huyện Trấn Định, Cam Kết thuộc tỉnh Nghệ An trƣớc đây dân lƣu tán, thuế hàng năm không nộp nay trở về xin hoãn thuế. Vua nghĩ dân ấy mới trở về, sống chƣa yên ổn, thuế thiếu tha hết [17, tr.469]. Trong Đại Nam thực lục có chép, tháng 4 năm 1822, “quan Bắc Thành tâu nói rằng năm trấn nội của thành và phủ Hoài Đức, trước nhân tai dịch, xiêu tán mất 49 xã, nay mới

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)