Dƣới triều Thiệu Trị

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 44 - 49)

7. Bố cục của đề tài

2.1.3. Dƣới triều Thiệu Trị

Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên, là vị oàng đế thứ ba của vƣơng triều Nguyễn nƣớc Đại Nam. Ông trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, trên cơ sở duy trì các chính sách kinh tế, giáo dục, luật pháp… có từ thời vua Minh Mạng. Trong vấn đề tha giảm thuế khóa cho nhân dân, nhìn chung vẫn không có gì thay đổi nhiều so với vua trƣớc đó, vẫn xoay quanh việc giải quyết khó khăn trong nƣớc do thiên tai hay dùng để khuyến khích nhân dân trong phát triển kinh tế, giữ yên bỡ

41

cõi. Trên thực tế, việc tha giảm thuế dƣới thời Thiệu Trị thƣờng đƣợc tiến hành trong các trƣờng hợp sau:

Thứ nhất, việc xuống chiếu chỉ ban ân huệ giảm thuế cho các địa phƣơng trong nƣớc là một nét đặc trƣng trong vấn đề tha giảm thuế của triều Nguyễn, đƣợc các vua triều Nguyễn thực hiện hằng năm nhân các dịp lễ lớn trong nƣớc. Dƣới thời trì vì của Thiệu Trị, điều đó cũng không phải là ngoại lệ, ông đã cho ban hành hơn 10 chiếu chỉ liên quan đến vấn đề này. Ngày từ năm đầu khi lên ngôi, ông đã ban khá nhiều chiếu chỉ để tha giảm thuế cho nhân dân cả nƣớc, nhƣ “xuống dụ cho các lệ thuế tiền, thóc và sản vật ở các địa phương thiếu động từ năm Minh Mạng thứ 21 trở về trước, cùng số thóc công cho dân vay mượn hiện chưa trả xong đều theo lệ

rộng miễn” [10, tr.347]. Trong hâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng có nhắc đến

sự việc, tháng 10 năm 1847, nhà vua xuống chiếu nói rõ “các lệ thuế tiền thóc, sản vật tại dân còn thiếu lưu ở các địa phương từ cuối tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 6, và số thóc công đổ ra cho dân vay, hiện chưa trả xong, đều theo lệ rộng miễn cho, và dân thiếu số các hạng ở phủ Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, phủ Trấn Man tỉnh Thanh Hóa, 4 phủ Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên tỉnh Nghệ An, và 2 huyện Cam Môn, Cam Cát mới lệ thuộc vào phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, có số thuế bạc phải thu về năm Tự Đức năm đầu là bao nhiêu, cho giảm miễn 5 phần 10”

[10, tr.350].

Thứ hai, hầu nhƣ các đời vua triều Nguyễn đều có những ân điểm đặc biệt đối với những vùng đất cố hƣơng hoặc liên quan đến dòng họ ngoại của nhà vua nhƣ huyện Tống Sơn, xã Văn Xá, thôn Linh Chiểu Tây tỉnh Biên òa. Năm Thiệu Trị thứ 2, nhà vua đã ban dụ đặc biệt miễn thu thuế nhân đinh, thuế ruộng đất trong 5 năm cho xã Văn Xá phủ Thừa Thiên. Trong lời dụ có ghi rõ: “xã Văn á phủ Thừa Thiên vốn là quê hương bên ngoại, ân huệ càng phải hậu hơi, trừ ra lệ thuế nhân đinh được giảm miễn, hạn năm chưa đủ, không kể, còn thuế ruộng đất, hạn giảm đã đủ rồi, lại gia ân cho miễn 5 năm nữa, nhưng cho kể bắt đầu từ năm Thiệu Trị thứ 2” [10, tr.347]. Cũng trong năm này, triều đình cũng tiến hành miễn thuế thân và lao dịch cũng nhƣ thuế sản vật, thuế ruộng đất đối với dân chúng thôn Linh Chiểu Tây – làng dòng họ ngoại của vua ở Gia Định. Đến năm Thiệu trị thứ 5, khi bộ Hộ tâu lên đã đủ hạn thì lại ban cho giảm thêm 3 năm nữa [10, tr.348]. Sau đó, năm 1847,

42

triều đình lại xuống chiếu nói rõ, lệ tiền thóc của thuế đinh và thuế ruộng đất huyện Tống Sơn, trừ ra số sang năm phải thu là bao nhiêu, đã có ân Chiếu rộng cho đƣợc miễn, thì không kể, nay lại cho đem thuế đinh, điền, tiền thóc về trƣớc sau 2 năm Tự Đức thứ 2 thứ 3, và tất cả việc giao dịch từ năm đầu đến năm thứ 3, đều đƣợc rộng miễn [10, tr.351].

Thứ ba, cũng giống nhƣ vua Minh Mệnh, những nơi vua Thiệu Trị đi qua đều cho giảm một số loại tô thuế. Năm thứ 6 (1846), vua Thiệu Trị đi thăm thú phong cảnh ở núi Thúy Vân, “khi trở về, đi qua cửa biển Hà Trung, dân làng sở tại có bày đặt vòng vây dưới nước để cho vua nghĩ chân. Sau khi về đã hạ lệ thuế đầm hạt ấy

về năm nạp số thuế bao nhiêu, gia ân đều rộng miễn cho” [10, tr.350]. Trong Đại

Nam thực lục cũng có ghi, năm 1842, “vua ngự ra cửa thành Chu Tước. Tha bớt thuế thân của nhân đinh tỉnh Hà Nội năm ấy 4 phần 10; các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, 2 phần 10. Những xã, thôn thuộc Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Yên nhân vì lưu tán hay bị tật dịch mà thiếu đọng tiền thuế, trước đã

khoan miễn cho 5 thành, nay lại miễn cho 3 thành nữa” [18, tr.307].

Thứ tƣ, dù dƣới thời của vị hoàng đế nào của triều Nguyễn thì thiên tai là điều không khi nào tránh khỏi. Nặng nhất là năm 1842 - năm Thiệu Trị thứ 2, liên tục tháng 5, tháng 8 và tháng 10 xảy ra mƣa to kéo dài gây lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, ruộng vƣờn và tính mạng của hàng trăm ngƣời dân của các hạt à Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Biên Hòa. Sau khi xem xét tình trạng thiệt hại, vua Thiệu Trị hạ lệnh cho tất cả các địa phƣơng bị thiên tai đƣợc hoãn và giảm thuế ruộng và thuế thân. Cụ thể, “tháng 8 năm 1842, Hà Tĩnh có nạn bão: 9.160 hộ nhà bị đổ nát, 136 chiếc thuyền bị đắm, 157 người bị chết. Vua dụ cho quan tỉnh chiếu từng hạng, phát chẩn, cấp tiền tuất cho mọi người. Những làng mà ngạch binh còn thiếu thì hoãn việc gọi lính, những vùng ruộng lúa bị tổn

hại thì tha bớt thuế” [18, tr.387]. Đối với những nơi nào buộc phải thu thuế thì cho

giảm giá chiết nộp bằng tiền, để tiện cho dân khi nộp. Đến năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) “các hạt Thừa Thiên, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh ong, Định Tường, An Giang, gần đây, vì ít mưa, thóc l a hơi bị tổn hại. Sai chiểu lệ, tha hoặc giảm thuế cho dân; nơi nào phải thu thuế, chuẩn cho giảm giá

43

chiết nạp bằng tiền [18, tr.614]. Đối với dân bị chết do thiên tai nhƣ lũ lụt, dịch

bệnh thì thuế thân năm đó sẽ theo lệ đƣợc miễn thuế thân. Chẳng hạn nhƣ, “năm 1846, do Nghệ An gặp mưa lớn, gió lạ thường, có 53 người dân có trong sổ bị chết,

nên số thuế thân năm này đều theo lệ triều đình rộng miễn cho” [10, tr.350].

Vua Thiệu Trị đặc biệt có những lệ giảm thuế cho phủ Thừa Thiên. Năm 1843, Thiệu Trị từng nói: “Thừa Thiên là nơi Kinh sư đóng, nhờ các tiên đế ta nhân sâu ơn nặng, vỗ nuôi yên nghỉ hơn 200 năm, đến Hoàng tổ Thế tổ Cao hoàng đế ta, sau khi bình định, cùng dân nghỉ ngơi, ta nghĩ mở rộng ân trạch của đời trước, ban bố

ân huệ, thường thường hơn các hạt khác….” [18, tr.498]. Chính vì vậy mà qua các

năm, thuế thân, thuế ruộng của dân trong phủ này thƣờng đƣợc giảm một nửa. Khác với các vị hoàng đế trƣớc đó, vua Thiệu Trị cho tha thuế ruộng đất cho các làng của các công thần, đại học học sĩ giúp ông trong việc chính sự của triều đình. Trong Đại Nam thực lục có ghi chép, năm 1842, nhà vua ra lệnh cho bộ Lại “gia tặng cho Thái phó Đông các Đại học sĩ Ba quốc công Trần Hưng Đạt hàm Vinh lộc đại phu Cần Chính điện Đại học sĩ, Thái sư, đổi phong là Thọ quốc công…lại tha

thuế ruộng đất cho làng ấy trong 5 năm, bắt đầu từ năm Thiệu Trị thứ hai

[18, tr.122].

Về lệ tha miễn thuế cho ruộng đất công và tƣ, vua Thiệu Trị vẫn cho thực hiện giống vua Gia Long. Trong việc xây dựng thành trì của triều đình, nếu lấn sang ruộng đất hay nhà ở của dân thì sẽ đƣợc theo lệ miễn thuế. Chẳng hạn nhƣ năm 1841, vua Thiệu Trị còn xuống dụ cho khắp các địa phƣơng qui định rằng “hạt nào như có các hạng ruộng trại quan, ruộng điền trang trại công đồn của quan và nhà cửa phàm theo lệ trước nộp tiền tá canh, thóc tá canh, thì số tiền, thóc ấy năm nay

phải thu là bao nhiêu, gia ân cho đều giảm miễn 5 phần 10 thành” [10, tr.347].

Đồng thời, “Thiệu Trị năm thứ 4, tỉnh Quảng Yên xây đắp thành phủ Hài Ninh xã Vạn Xuân mở vào đất làm nhà ở, đất vườn ở xã ấy 6 mẫu 5 sào, được theo lệ miễn thuế” [9, tr.181]. Nhƣ vậy, vị hoàng đế vị ba của triều Nguyễn không chỉ thực hiện việc tha giảm thuế cho dân chúng mà còn giảm thuế cho quan lại các địa phƣơng.

Đối với những đất ruộng đƣợc khai hoang mà bị hại bởi các nạn nhƣ cát lỡ, cát lấp ruộng làm dân không cày cấy đƣợc thì nhà nƣớc đƣa vào hạng giảm trừ thuế ruộng. Tuy vào số phần bị thƣơng tổn mà sẽ đƣợc giảm số phần theo qui định của

44

nhà nƣớc. Vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), xã Thiên Lộc, huyện Châu Lộc thuộc Nghệ An, khai khẩn 126 mẫu ruộng bỏ hoang, nhƣng sau đó bị cát bể bồi lấp mất hơn 20 mẫu đƣơng cày cấy, còn hơn 106 mẫu không thể cày cấy đƣợc. Vua Thiệu Trị đã cho khám thực rồi hạ lệnh số thuế đáng lẽ thu về năm này cho miễn thu và đem vào hạng miễn mà trừ thuế từ sang năm trở đi [10, tr.396].

Có thể nói Thiệu trị là một oàng đế rất biết khuyến khích tinh thần trƣợng nghĩa của nhân dân. Để khen thƣởng cho những ngƣời dân giàu ở các tỉnh đã quyên tiền giúp đỡ những ngƣời dân nghèo, vua Thiệu Trị đã cho khen thƣởng, miễn thuế thân cho ngƣời đó. Nhƣ năm 1841, ngƣời dân ở hạt Quảng Trị là Nguyễn Thị Khiết, đem đốt hết các văn tự của những ngƣời đã vay nợ mình. Vua hạ lệnh cho miễn thuế thân và binh dịch cho con của thị ấy trong 15 năm [18, tr.259]. ay năm 1842, tỉnh Khánh Hoà gạo đắt, dân trong hạt có những ngƣời quyên tiền để giúp kẻ nghèo túng. Vua sai thƣởng cấp có phân biệt để tỏ ý khuyến khích. (Thắng là Lý trƣởng, quyên tiền 500 quan, chuẩn cho đƣợc miễn tiền thuế thân, binh, dịch trong 8 năm. Văn ỷ, tuổi ngoài 60, quyên tiền 300 quan, miễn cho con hoặc cháu thuế thân, binh, dịch trong 3 năm. Văn Nhƣ và Văn Quý là dân đinh, mỗi ngƣời quyên tiền 100 quan, đều chuẩn cho miễn thuế thân, binh, dịch trong 2 năm. Nguyễn Thị Linh quyên tiền 500 quan, lại chuẩn cho 1 ngƣời con hoặc cháu đƣợc miễn tiền thuế thân, binh dịch trong 8 năm) [18, tr.424].

Đối với các dân tộc thiểu số, vua Thiệu Trị luôn thực hiện đồng bộ các qui định tha giảm thuế. Theo đó, không đƣợc phân biệt dân Thổ hay dân Kinh, tất cả mọi dân trong nƣớc đều là một và đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ nhau. Năm 1841, vua Thiệu Trị cho tha thuế nộp bằng bạc năm ấy cho các thổ dân ở các tỉnh Quảng Trị, Thanh, Nghệ và à Tĩnh (phủ Cam Lộ, phủ Trấn Nam, 4 phủ Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh và Trấn Biên, 2 huyện Cam Môn và Cam Cát) [18, tr.173].

Về các lệ thuế quan nơi quan ải, hằng năm vua Thiệu Trị tùy từng điều kiện mà sẽ đình chỉ không thu quan thuế năm đó nữa. Nhƣ năm 1841, triều đình đã cho tha quan thuế năm này đối với các quản ải thuộc các tỉnh Nam Kì [18, tr.223].

Qua việc thực hiện tha giảm thuế khóa của vua Thiệu Trị, có thể nhận thấy rằng, tuy chỉ trị vì đất nƣớc trong một thời gian ngắn, nhƣng vị hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn đã thể hiện đƣợc tinh thần vì dân giống nhƣ các bậc tiên đế. Có thể hiểu

45

đƣợc phần nào tinh thần và nỗi lòng của ông giành cho quốc gia qua bài tự sự đƣợc viết ngày 15, tháng 12, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)

Rực rỡ Đại Nam,Trời giúp bền lâu.

Tổ, tông gây, đắp, Mở cho đời sau. ……….. Giảm thuế, tha sưu, Khoan hình, bớt giết.

Khắp cõi nhờ ơn,Vui mừng, ca hát.”

[18, tr.272].

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)