Đánh giá việc tha giảm thuế dƣới triều Nguyễn (1802-1883)

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 54)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đánh giá việc tha giảm thuế dƣới triều Nguyễn (1802-1883)

2.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của việc tha giảm thuế dƣới triều Nguyễn

Thuế thân, thuế lao dịch và thuế ruộng đất là ba thứ thuế chủ yếu trong chế độ quân chủ. Dƣới triều Nguyễn, thuế thân chỉ đánh vào nội tịch, tức là dân sở tại, có ít nhiều tài sản nên có khả năng đóng thuế. Vì vậy, ngƣời nộp thuế thân cũng đƣợc

51

hƣởng một số đặc quyền trong làng, xã nhƣ đƣợc chia ruộng đất công, đƣợc tham gia việc làng, đƣợc tham gia bầu các chức vụ trong làng, xã. Dân ngoại tịch (dân ngụ cƣ) không phải đóng thuế thân nên cũng không đƣợc hƣởng các đặc quyền trên. Nhƣ vậy, dƣới thời quân chủ, ngƣời nộp thuế thân vừa có nghĩa vụ vừa có quyền lợi khi nộp thuế, bởi đó là chính sách thuế của một nhà nƣớc quân chủ độc lập, không có ngoại bang điều khiển. Giai đoạn triều Nguyễn, nông dân nộp thuế bằng hiện vật là chủ yếu. Điều đó giúp cho triều đình đảm bảo các chi phí, đồng thời còn có một lƣợng thóc gạo dự trữ. Ngƣời dân ngoài việc nộp thuế thân còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch. Ngƣời dân phải đóng góp một số ngày công đi sƣu để giúp triều đình xây dựng những công trình công cộng. hi đi sƣu, ngƣời dân đƣợc nuôi ăn bằng lƣơng thực trong kho của địa phƣơng và còn đƣợc lĩnh tiền và gạo (mức đƣợc nhận tu thuộc vào từng thời vua). Nhƣ vậy, ngƣời thực hiện nghĩa vụ đi sƣu còn đƣợc trả công. Nhiều dân đinh còn coi đây nhƣ một nguồn thu nhập, vì đại đa số họ đều là bần nông, ruộng đất không nhiều nên thời gian rỗi nhiều. Ngoài ra họ còn có thể đi sƣu giúp cho những ngƣời giàu để lấy tiền công. Nhƣ vậy, dƣới thời quân chủ, thuế thân kèm lao dịch đối với ngƣời nông dân không bị áp đặt và không quá nặng nề, ngoại trừ một số thời k do triều đình huy động quá nhiều dân với thời gian đi sƣu quá lâu để xây những công trình lớn.

Nhìn chung đó là những qui định về cách nộp thuế, sẽ là bình thƣờng nếu các yếu tố nhƣ thiên thời địa lợi, đất nƣớc hòa bình yên ấm, tầng lớp thống trị, quan lại thanh liêm,…Nhƣng tình hình nƣớc ta dƣới triều Nguyễn thật sự chƣa đƣợc ổn định, kinh tế bị tổn thất nặng do hậu quả của chiến tranh, thiên tai mất mùa đói kém xảy ra thƣờng xuyên. Nhiều vấn nạn nhƣ dân phiêu tán, nạn dịch bệnh, thổ phỉ…luôn là nổi bất an của nhân dân. Bên ngoài thì giặc ngoại xâm luôn lăm le tìm cách xâm lƣợc nƣớc ta. Chính những điều đó đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn phải có những chính sách và biện pháp phù hợp để đƣa đất nƣớc thoát khỏi khó khăn, giúp nền kinh tế đƣợc ổn định cũng nhƣ đời sống nhân dân đƣợc thái bình. Trong bối cảnh nhƣ vậy, triều Nguyễn thực hiện việc tha giảm thuế khóa, điều đó đã chứng minh đƣợc những điểm sáng và những mặt tích cực của các vị vua triều Nguyễn trong quá trình củng cố phát triển nền kinh tế nói riêng cũng nhƣ bảo vệ hòa bình đất nƣớc nói chung.

52

Nhƣ đã khẳng định ngay từ đầu,các vua triều Nguyễn luôn thấm nhuần tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, nhƣ vua Gia Long đã từng nói: “Chăm việc gốc thương nhân dân

là việc trước tiên trong chính sự của vương giả” [13, tr.947], chính vì vậy, việc

chăm lo và tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế luôn đƣợc triều đình chú trọng và quan tâm. Trƣớc tình cảnh đất nƣớc gặp vô vàn thiên tai, triều đình đã không ít lần cho giảm hay miễn nộp thuế ruộng, thuế thân lúc nạn mất mùa, đói kém đang hoành hành, giúp ngƣời dân phần nào xoa dịu nỗi khổ làm lụng vất vả nhƣng kết quả trắng tay và nỗi lo thuế nhà nƣớc đến hạn trƣng thu.

Thứ hai khi đề cập đến các hiện tƣợng kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX nhƣ chính sách khai hoang, thủy lợi, quản lý sử dụng ruộng đất canh tác.., triều Nguyễn cũng đạt đƣợc những thành tựu, góp phần phục hồi nền kinh tế bị tàn phá và vấn đề tha giảm thuế đƣợc triều đình áp dụng là một trong những nhân tố thúc đẩy tạo nên những thành tựu đó.

Thứ ba, tha giảm thuế đƣợc triều Nguyễn tiến hành một cách liên tục qua từng năm, thông qua việc ban hành các chiếu chỉ ân điển đối với nhân dân cả nƣớc nhân dịp ngày đại lễ, đầu xuân hay thông qua những chuyến vi hành thăm dò tình hình đời sống nhân dân, đã trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu giúp dân chúng thấu hiểu tấm lòng của triều đình, từ đó mà thúc đẩy tinh thần hăng say sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no đủ đầy hơn của họ. Đây là biện pháp mang tính tích cực theo hƣớng có lợi cho ngƣời dân, cũng đƣợc xem là một trong những chính sách an dân sáng suốt của các bậc đế vƣơng dƣới triều Nguyễn.

Thứ tƣ, trong vấn đề tha giảm thuế dƣới triều Nguyễn, hầu nhƣ các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, quốc phòng đều đƣợc cho áp dụng với những mục đích khác nhau. Nhƣ đối với kinh tế, ngoài việc khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra, triều đình còn giảm thuế cho những ngƣời đi khai hoang, miễn thuế những năm đầu cho những ruộng đất mới,…nhằm thúc đẩy nhân dân khai khẩn các vùng đất mới để hạn chế đất bỏ hoang cũng nhƣ mở rộng làng xã nói riêng và đất nƣớc nói chung. Trong xã hội, chúng ta có thể thấy, các vua triều Nguyễn rất quan tâm đến tình thần đoàn kết của nhân dân, nhằm khuyến khích tấm lòng tƣơng thân tƣơng ái, làm việc trƣợng nghĩa trong nhân dân, biện pháp tha giảm thuế ruộng hay thuế thân đƣợc áp dụng và đã phần nào mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Kinh tế,

53

chính trị, xã hội là một sợ dây liên kết rất vững chắc, kinh tế phát triển, xã hội yên bình, chính trị ổn định sẽ góp phần giúp cho nền thống trị của triều Nguyễn đƣợc củng cố và vững mạnh hơn. Qua đó sẽ thúc đẩy tinh thần và ý chí của toàn dân, lòng dân quy thuận và hƣớng về triều đình, hạn chế phần nào những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Giúp cho chủ trƣơng quân với dân một lòng cũng nhƣ củng cố tình hình đoàn kết toàn dân tộc của các vị vua triều Nguyễn đƣợc thực hiện hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực ngoại giao, có thể nói các vua Nguyễn đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của chính sách ngoại giao và việc bang giao với các nƣớc. Ngay trong những ngày đầu tiên lên ngôi, vua Tự Đức đã ban bố “Bang giao chiếu”. Bài chiếu này đã nói rõ quan niệm của vua Tự Đức về tầm quan trọng của chính sách ngoại giao đối với quốc gia. Ông viết: “Trẫm theo đạo lớn của bậc thánh nhân, sửa sang hào mục để thiên hạ về chung một nhà, xây đời trị nước, tiếp khách lân bang theo lễ nghi quốc triều là rạng tỏ phép nước, giữ gìn hòa hiếu lâu bền, tỏ sự uy linh của bậc quan vương ở ngôi cao chức trọng…nước ta từ khi dựng nghiệp ở phương Nam, đóng đô ở uân kinh, đất đai rộng lớn hơn thời Trần, thời ê…ấy là nhờ các bậc tiên đế ta làm tròn sứ mệnh của mình đối với quốc gia và giữ tình hòa hiếu với các nước lân bang để được gi p đỡ từ nhiều phía…Cho nên muốn dân ch ng được yên ổn nước nhà hòa mục và phát triển, thì lại tiến hành việc bang giao” [21, tr.71]. Nhìn chung, triều Nguyễn có một chính sách ngoại giao rõ ràng, mềm dẻo và có thể nói là phù hợp với tình hình thực tế. Để thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo đó, vấn đề tha giảm thuế đã góp một phần công lớn khá lớn. Việc triều đình ban một số lệ tha giảm thuế đối với một số thuyền buôn ngoại quốc hay giảm thuế cho các thuyền nƣớc ngoài không may gặp nạn,… đã cho thấy tác dụng từ chủ trƣơng tha giảm thuế của triều Nguyễn và đã góp phần tăng cƣờng tốt mối quan hệ bang giao với các nƣớc láng giềng.

Cuối cùng, tha giảm thuế là một trong những biện pháp tích cực giúp phần nào bảo vệ nền hòa bình của đất nƣớc. Điều này có thể thấy khá rõ thông qua các lệ, chiếu chỉ đƣợc ban cho các vùng biên giới hải đảo. Các vua Nguyễn luôn có những chính sách ƣu đãi đối với những vùng biên giới và đó đƣợc xem là quốc sách dƣới triều Nguyễn. Hằng năm, luôn có những chiếu dụ miễn giảm thuế khóa cho các vùng biên giới, thuế thân của những ngƣời dân nơi đây cũng đƣợc giảm nhẹ,.. nhằm để cho nhân dân bám đất giữ làng, giữ vững bờ cõi của đất nƣớc cũng nhƣ phát hiện

54

sớm âm mƣu xâm chiếm của những thế lực bành trƣớng. Ngoài ra, đối với lính tham gia đánh giặc cũng sẽ đƣợc giảm thuế thân; lính nào chết trận thì con cháu của họ sẽ đƣợc tha giảm thuế thân tùy theo thứ bậc. Việc làm này của triều Nguyễn đã góp phần rất lớn trong việc khích lệ tình thần chiến đấu của quân sĩ,.. nền hòa bình của đất nƣớc từ đó cũng phần nào đƣợc củng cố.

2.2.2. So sánh chính sách tha giảm thuế của triều Nguyễn với một số triều đại trƣớc đây đại trƣớc đây

Với vấn đề tha giảm thuế của triều Nguyễn từ năm 1802- 1883, chúng ta có thế thấy đƣợc rằng, so với các triều đại trƣớc nhƣ Lý, Trần, Hồ, Mạc, Lê thì có những nét tƣơng đồng và khác biệt nhƣ:

Về nét tƣơng đồng, nhìn chung triều Nguyễn vẫn giữ đƣợc và phát huy tinh thần vì dân, lấy dân làm gốc, thực hiện đúng đắn chủ trƣơng chăm lo cho nhân dân chính là chăm lo cho xã tắc, đất nƣớc. Tất cả những qui định tha giảm thuế đều vì một mục đích chung là hƣớng đến một cuộc sống ổn định, yên bình cho nhân dân cũng nhƣ bảo vệ nền hòa bình độc lập cho đất nƣớc.

Điểm tƣơng đồng thứ hai là các trƣờng hợp đƣợc triều đình liệt vào hạng tha giảm thuế có những điểm giống với các triều đại trƣớc là: giải quyết những khó khăn do thiên tai gây ra nhƣ bão lũ, nạn hạn hán, mất mùa, vỡ đê;…giải quyết tính trạng dân xiêu dạt, xiêu tán do chiến tranh hoặc do đói kém gây ra; định lại giảm các thuế quan bến đò, cửa ải, để dân dễ dàng đi lại và hoạt động trao đổi buôn bán đƣợc thuận tiện; có những ƣu đãi đặc biệt đối với những vùng biên giới, biên cƣơng nhƣ giảm thuế thân cho dân trong vùng hay miễn thuế ruộng, tha một số loại thuế sản vật với mong muốn dân bám đất giữ làng tạo thế mạnh vững chắc cho vùng biên cƣơng; qui định rõ về ruộng đất thuộc lệ đƣợc miễn giảm thuế để từ đó dân đƣợc biết và trấn thần theo lệ mà trƣng thu và cuối cùng là thực hiện việc tha giảm thuế để phục vụ cho việc khai hoang mở rộng ruộng đất, xây dựng đê điều, sông ngoài và các công trình thủy lợi phục vụ cho nền nông nghiệp,…

Về sự khác biệt, có thể nhận thấy rằng, dƣới triều Nguyễn, trải qua lần lƣợt 4 vị vua là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, việc tha giảm thuế đƣợc thực hiện đều đặn với mức độ và qui mô tăng dần theo giai đoạn trị vì của từng vị hoàng

55

đế. Trong khi đó, dƣới các triều đại trƣớc, việc tha giảm thuế cũng đƣợc thực hiện, tuy nhiên mức độ ít hơn. Nhƣ theo thống kê các sử liệu đƣợc ghi chép qua các năm của các triều đại trƣớc thì hầu nhƣ các vị hoàng đế thời kì này ban chiếu hay qui định việc cho giảm thuế chỉ 2 đến 3 lần trong 1 năm. Trong khi đó, giai đoạn 1802- 1883, hầu nhƣ năm nào các vị hoàng đế triều Nguyễn cũng đều tiến hành tha giảm thuế cho cả nƣớc, lệ cho tha giảm thuế khóa đƣợc ban bố trong các chiếu, chỉ, dụ cũng nhƣ chuẩn y lời tâu của các vị trấn thần địa phƣơng xin miễn giảm thuế cho nhân dân sở tại. Tùy vào tình hình đất nƣớc mà triều đình luôn có những thay đổi, qui định và lệ miễn giảm thuế phù hợp với hoàn cảnh của nhân dân tại các địa phƣơng. Thông thƣờng, trong 1 năm, có khoảng từ 4 đến 5 lần nhân dân trong cả nƣớc đƣợc giảm thuế theo những lệ thông qua chiếu dụ của nhà vua ban xuống.

Có thêm vài điểm sáng trong vấn đề đặt ra lệ tha giảm thuế của vƣơng triều Nguyễn so với các triều đại trƣớc đó chính là áp dụng việc tha giảm thuế trong lĩnh vực đoàn kết dân tộc, khen thƣởng khích lệ tinh thần của quần chúng nhân dân, nhƣ việc miễn thuế thân cho ngƣời tình nguyện làm việc thiện, phát thóc hay xóa nợ cho dân trong địa phƣơng. Ngoài ra việc thực hiện tha giảm thuế trong lĩnh vực ngoại giao, giao thƣơng với nƣớc ngoài cũng là một điểm chƣa thấy ở các triều đại trƣớc đó. Các thuyền buôn nƣớc ngoài đến buôn bán với nƣớc ta tùy vào lệ hàng năm mà sẽ đƣợc giảm vài phần thuế thuyền, khi gặp nạn cũng đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ vài phần thuế để tỏ lòng nhân nghĩa của nƣớc ta. Đặc biệt khi có xứ giả sang, địa phƣơng gần kinh thành có thực hiện việc đón tiếp xứ thần cũng đƣợc nhà nƣớc khen thƣởng và giảm thuế thân.

Điểm nổi bật cuối cùng mà ta dễ dàng nhận thấy trong vấn đề tha giảm thuế của triều Nguyễn là hầu nhƣ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn đều thực thi việc tha giảm thuế khóa. Việc xây dựng một đế quyền vững mạnh và chặt chẽ từ trung ƣơng đến tận làng xã, hải đảo và biên giới, hạn chế đƣợc nạn cát cứ… đƣợc triều đình thực hiện rất mạnh mẽ và quyết tâm. Và một trong những biện pháp mà các vua triều Nguyễn áp dụng để đạt đƣợc điều này, đó chính là cho tha giảm một số loại thuế và luôn có những ân điển đặc biệt đối với ngƣời dân ở những vùng hải đảo, vùng biên giới.

56

2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với chính sách thuế của nhà nƣớc ta hiện nay

Thuế là một nguồn thu nhập không thể thiếu của nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần thuế để ổn định tình hình mọi mặt và phát triển kinh tế đất nƣớc. Mỗi ngƣời dân cần chủ động nộp thuế đúng theo qui định hiện hành. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì sẽ có những biến đổi về mặt kinh tế cũng nhƣ đời sống nhân dân, nhà nƣớc cần chủ động quan tâm và có những chính sách điều chỉnh và thu thuế phù hợp với từng vùng, khu vực. Với vấn đề tha giảm thuế dƣới triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883, chúng ta có thể rút ra một số bài học đối với chính sách thuế khóa của nhà nƣớc ta hiện nay sau đây:

Đầu tiên cần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần tập trung phát triển kinh tế, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hộinhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Thực hiện đƣờng lối “khoan thƣ sức dân” một cách nhanh chóng và thiết thực. Nhà nƣớc cần nhanh chóng nắm bắt thông tin tình hình khó khăn của nhân dân đặc biệt là những vùng núi, biển và hải đảo, những nơi thƣờng xảy ra thiên tai, cho miễn những khoản thuế không cần thiết. Thứ hai nên tăng cƣờng phát triển hệ thống an sinh xã hội, hỗ trợ ngƣời dân có việc làm, thu nhập ổn định, cải thiện điều kiện việc làm; đẩy mạnh phong trào “xóa đói, giảm nghèo”, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ nguồn lực về sản xuất để giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về đời sống và tiếp cận dịch vụ xã hội. Để thực hiện tốt vấn đề này, một trong những biện pháp nhà nƣớc có thể hỗ trợ ngƣời dân là miễn thuế hằng năm, có nhƣ vậy ngƣời dân sẽ đỡ

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)