Dƣới triều Tự Đức

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 49 - 54)

7. Bố cục của đề tài

2.1.4. Dƣới triều Tự Đức

Tự Đức là vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Nối tiếp các triều đại vua trƣớc, Tự Đức tiếp tục củng cố đất nƣớc, phát triển kinh tế thông qua các chính sách khác nhau. Tha giảm thuế đối với nhân dân là một trong những điểm sáng của ông trong giai đoạn 1848- 1883. Nguyên nhân của vấn đề tha giảm thuế thời Tự Đức thƣờng xuất phát từ tình hình đời sống của nhân dân, giải quyết tình trạng đất nƣớc loạn lạc, chống giặc ngoại xâm, giải quyết khó khăn do thiên tai dịch bệnh gây ra.

Hằng năm, vào các dịp đặc biệt trong triều đình nhƣ lễ mừng thọ, lễ đầu xuân,…nhà vua sẽ ban ân chiếu, trong đó có các nội dung liên quan đến miễn giảm thuế. Trên thực tế, dƣới thời Tự Đức, một năm nhà vua có thể ban 1,2 ân chiếu, nhƣng cũng có khi khoảng 3,4 năm mới ban ân liên quan đến miễn giảm tô thuế cho cả nƣớc. Theo thống kê trong Đại Nam thực lục từ năm 1848 đến 1883, vua Tự Đức đã 8 lần ban chiếu có điều khoản miễn giảm thuế vào các năm 1848, 1849, 1868, 1869, 1849, 1850 và 1859. Các loại thuế đƣợc miễn giảm chủ yếu là thuế thân, thuế đầu quan, tiền thuế thiếu, thổ dân, thuế sản vật, thuế nhân đinh. Trong hâm định Đại Nam hội điển sựlệ có ghi: “Năm thứ 3 (1850), xuống chiếu rằng thuế thân nhân đinh năm Tự Đức thứ 3, trừ ra từ Nghệ An đến Quảng Trị, Quảng Nam đến Hà Tiên, trước đã có ân chiếu cho đều được rộng miễn, thì không kể, Thanh Hóa trước đã giảm miễn 5 thành, còn phải thu 5 thành, nay chuẩn đều rộng miễn, các tỉnh từ Ninh Bình trở ra Bắc đến Cao Bằng, trước đã giảm miễn 3 thành, nay lại giảm 2

46

Dƣới thời Tự Đức, triều đình Nguyễn tiếp tục thực hiện sự ân điển đặc biệt cho cố hƣơng nhƣ xã Văn Xá phủ Thừa Thiên, thôn Linh Chiểu Tây ở Biên Hòa. Dụ rằng “lệ thuế ruộng đất thôn Linh Chiều Tây ở Biên Hòa trước đã vâng lời dụ của vua giảm miễn 5 năm, nay đã đủ hạn đ ng nên thi ân lại cho giảm kế luôn 5 năm

nữa, nhưng cho bắt đầu từ năm Tự Đức thứ 3” [10, tr.352].

Về phần dân lƣu tán, vua Tự Đức vẫn tiếp tục cho hoãn, miễn giảm tô thuế với những dân xiêu tán mới về, nhƣ ở các xã thuộc hạt Thái Nguyên, Quảng Trị, dân Man ở 4 động thuộc tỉnh Quảng Yên hay 6 thôn xiêu tán ở tỉnh Định Tƣờng đƣợc tiến hành vào năm 1854. Đối với các quan lại địa phƣơng không quan tâm chiêu dụ dân lƣu tán, vua Tự Đức cho rằng: “Quan lại các địa phương, đã không thể chiêu dụ dân cho trở về, lại cứ nhân thế mà xin giảm trừ thuế ruộng mãi, thì việc ích nước, yên dân, hẳn đã làm được việc gì chưa? Bèn chuẩn cho dân lưu tán ở Nam Kỳ, được hoãn thuế 5 năm nữa, do quan địa phương phải gia tâm chiêu dụ, vỗ về

khiến cho chúng lại trở về yên nghiệp” [19, tr.323].

Về giảm thuế cho địa phƣơng gặp thiên tai, nhìn chung giai đoạn này dƣờng nhƣ thiên tai đã bắt đầu giảm dần không còn nhiều nhƣ những giai đoạn trƣớc nữa. Tuy vậy, sau mỗi lẫn đợt lũ lụt, hạn hán hay đê vỡ, vua Tự Đức cũng giống các ông vua trƣớc đó, cho tha giảm thuế ruộng, thuế sản vật theo thứ bậc khác nhau. Ngay từ năm 1848, vua Tự Đức đã chuẩn lời nghị rằng: “Phàm các hạt từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, nếu gặp khi lúa bị thất bát, chiếu theo lệ thi hành từ Quảng Bình trở vào Nam, trừ 10 phần bị thiệt 2, 3 phần không đáng bàn không kể, còn thời mất 4 phần, miễn 2 phần thuế, mất 5 phần miễn 3 phần, mất 6 phần miễn 4 phần, mất 7 phần miễn 5 phần, mất 8 phần đến hết thời miễn cả. Tỉnh nào gián hoặc có lúa bị thất bát về vụ nào, liền chiếu số ruộng trong sổ về vụ ấy là bao nhiêu mà khám xét xác thực rồi kê rõ tỷ lệ để tâu. Nên hay không cho miễn giảm là bao nhiêu, đều chiếu theo thuế lệ

đồng niên đáng phải thu về ruộng vụ ấy, căn cứ vào số đó mà miễn giảm” [10,

tr.402]. Trong nhân dân lúc này ruộng lúa thu hoạch đã có những địa phƣơng đƣợc mùa tƣơi tốt, vua Tự Đức rất mừng. Đối với ruộng bị hại, ông đều cho khám xét và tha giảm theo thứ bậc khác nhau (1849) [19, tr.144].

Điểm nổi bật của vua Tự Đức là trong suốt thời gian đứng đầu đất nƣớc, ông đã cho bỏ một số loại thuế trong từng năm vì các nguyên nhân khác nhau. Năm đầu

47

tiên 1848, vua Tự Đức đã cho bỏ lệ thuế sản vật, tiền thóc cho dân hạt Hà Nội gồm 28 xã, thôn, phƣờng, trang; bỏ thuế cửa tuần và thuế bến đò ở 3 sở Thanh Đán, Tam Lƣ, Thiên Linh về tỉnh Thanh Hoá và ở Tam Xoa, Hà Hoàng thuộc về à Tĩnh (Vì lòng sông nông cạn, thuyền bè qua lại ít) hay bỏ hẳn thuế cửa tuần bến đò về 6 tỉnh Nam kì [11, tr.413]. Năm 1849, nhà vua lại ra lệnh bãi thuế 2 cửa tuần Lƣơng ạ và Cẩm Giang thuộc tỉnh Thái Nguyên (vì khách buôn ít); bỏ thuế còn thiếu lại cho dân Man ở 4 động thuộc tỉnh Quảng Yên bị xiêu tán; tha thuế lệ nhân đinh, điền thổ 3 năm cho thônTân Niên Đông (thuộc tỉnh Gia Định); năm 1882, không đánh thuế chở gạo nhập khẩu cho dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, bãi thuế dầu biệt nạp cho xã Quan Bằng, Quan Phác, Điều Hoạch (3 xã này thuộc tỉnh Thanh Hoá), bỏ ngạch thuế khẩn điền cũ của đội Thanh hải ở bảo Côn Lôn, tỉnh Vĩnh Tuy (31 mẫu). Ân chiếu ban trong năm 1849 cũng ghi rõ: “Thuế thân của nhân đinh về năm Tự Đức thứ 3 ở các địa phương, từ Nghệ An đến Quảng Trị, từ Quảng Nam đến Hà Tiên, đều cho tha miễn. Thanh Hoá thì 10 thành cho tha miễn 5 thành. Từ Ninh Bình trở ra Bắc đến Cao Bằng thì 10 thành tha miễn cho 3 thành.Thuế thân của nhân đinh ở phủ Thừa Thiên về năm Tự Đức thứ 4 trừ ra thành lệ được tha mãi thì không kể, còn 5 thành nữa cũng đều khoan

miễn cả...” [19, tr.144-145].

Triều đại của vua Tự Đức phát sinh nhiều sự kiện ảnh hƣởng xấu đến vận mệnh Đại Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống lại triều đình, những cuộc tấn công của giặc khách bên nhà Thanh và đặc biệt là sự xâm lƣợc của Thực dân Pháp làm cho tình hình đất nƣớc càng thêm rối ren. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, vua Tự Đức cho miễn giảm thuế tại các địa phƣơng bị quấy nhiễu, tàn phá. Năm 1855, triều đình tha thuế thân 1 năm cho 5 huyện, châu ở Lạng Sơn (Thất hê, Văn Uyên, Thoát Lãng, Lộc Bình, An Bác) bị ngƣời Thanh quấy nhiễu [19, tr.375], đồng thời miễn thuế thiếu cho dân ở Phúc Tỉnh, ƣng Lang cộng 17 xã thôn thuộc tỉnh Biên Hòa, ở sát ven biển, thuyền Tây dƣơng thƣờng đến quấy rối, lính, dõng, dân phu trốn tránh đi nhiều, ruộng đất bỏ hoang (1861) [19, tr.712]. Ngoài ra, năm 1882, nhà vua cho tha hẳn các hạng thuế cho 7 châu (Qu nh Nhai, Lai Châu, Tuần Giáo, Luân Châu, Thuận Châu, Mai Sơn) thuộc đạo Tân Hóa [20, tr.549].

48

Ngoài giảm thuế cho những địa phƣơng bị giặc tàn phá, vua Tự Đức còn giảm thuế cho những địa phƣơng có tinh thần đoàn kết chống giặc để khích lệ tình thần của nhân dân. Năm 1874, vua Tự Đức thƣởng cho nghĩa dân xã Bạch Lƣu ạ tỉnh Sơn Tây đƣợc miễn thuế thân 5 năm vì dân ở đây đoàn kết cầm phòng chống giặc Thanh quấy nhiễu [20, tr.21]. Năm 1875, triều đình lại miễn binh đao, thuế thân 5 năm cho xã Trung Năng, xã Bá Vân thuộc tỉnh Thái Nguyên [20, tr.115]. Tại các vùng biên giới cửa biển thƣờng xuyên không đƣợc yên ổn, vua Tự Đức cũng cho tha thuế hoặc miễn. Năm 1856, nhà vua ra lệnhtha một năm thuế thân cho dân 5 huyện, châu canh phòng biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn [19, tr.435], ngoài ra còn miễn giảm thuế cho các quan ải thuộc các tỉnh Gia Định, Biên oàn, Vĩnh Long. Vì ở vùng biên giới đất đai khó canh tác, việc làm kinh tế khó khăn, vì thế dân rời đi ngày một nhiều, mở đất, giữ dân, bảo vệ vùng biên cƣơng là một việc khẩn cấp. Để khuyến khích dân khai hoang mở đất, vua Tự Đức đã cho miễn thuế thân, binh dịch tùy vào số mẫu khai hoang đƣợc. Năm 1875, vua hạ chỉ rằng: “Thành công lớn tất không tiếc hậu thưởng, duy phải được hiệu quả thực là khó mà thôi, nếu quả làm được, thì phàm các hạt dọc biên giới đều nên làm suốt, mở đất giữ dân, thực là việc khẩn cấp. ( hàm các tỉnh dọc biên giới cùng tỉnh nào gián hoặc có các chỗ phận n i bỏ không, người nào hễ mộ (không cứ người Kinh, người Thổ) được 5 người khai khẩn được ruộng 10 mẫu trở lên, chuẩn cho được miễn binh, dao và thuế thân suốt đời (nếu người nào không phải dao dịch và thuế, thì cho con hoặc em, hoặc cháu một người được miễn, dưới cũng thế)…..Các nơi bỏ hoang ở trung châu, người nào mộ được 10 người, vỡ hoang được 20 mẫu ruộng, chuẩn cho được miễn

binh dao và thuế thân suốt đời” [20, tr.145].

Để chống lại các cuộc nổi dậy trong nƣớc và thực dân Pháp xâm lƣợc, việc tuyển lính đƣợc vua Tự Đức hết sức chú trọng. Năm 1861, Tự Đức ra lệnh cho các tỉnh chọn lấy những trai tráng khỏe mạnh để đi lính. Những tráng hạng đƣợc tuyển đi lính sẽ đƣợc miễn thuế thân, những ngƣời mộ dân trong hạt đi tòng quân cho triều đình cũng đƣợc ban thƣởng và miễn cho thuế thân tùy theo một số binh mộ đƣợc.

Tự Đức là một vị vua chăm chỉ về việc trị dân, từ năm 1850 vua sai các vị quan thanh liêm lúc bấy giờ đi khám xét công việc của quan lại và việc làm ăn trong nhân

49

gian có điều gì hay dỡ phải dâng sớ tâu về kinh đô cho vua biết. Hầu hết những lời tâu xin tha giảm thuế khóa của các quan địa phƣơng đều đƣợc vua Tự Đức chập thuận. Năm 1850, Nguyễn Đăng Giai xin hoãn thu thuế vụ hạ và tha hết thuế thiếu cho tỉnh Thanh óa và đƣợc vua chấp nhận [19, tr.177]. Cũng trong năm này, Kinh lƣợc sứ Nam K là Nguyễn Tri Phƣơng tâu: “Những dân trốn thuộc 6 tỉnh, người nào mới trở về, thì hết thảy về thuế thân cùng việc ra lính, tạp dịch xin khoan hoãn cho 3 năm, còn dân mới mộ thì khoan hoãn 5 năm; hết hạn ấy lại cùng dân chịu sưu dịch. ã dân nào, đã chiêu dụ cho dân trở về mà không đủ nguyên số, có tình nguyện lại mộ dân phiêu lưu thôn khác đến cày cấy khai khẩn, lập riêng tên thôn, để khấu điền vào số dân trốn ở thôn mình, thì việc ra lính tạp dịch và thuế lệ sẽ

khoan hạn cho 5 năm. Vua đều y cho” [19, tr.343].

Bên cạnh đó, vua Tự Đức mỗi năm cũng cho miễn, giảm hoặc hoãn một số lệ thuế ở một số địa phƣơng nhƣ: “Miễn lệ thuế sản vật tiền thóc cho dân hạt Hà Nội, tha bớt số bạc thuế còn lưu khiếm cho các người Minh Hương, người nước Thanh, người Nùng, dân Man, dân Thổ, thuộc hộ, khách hộ thuộc về các hạt, Miễn thuế điền thổ mới trưng, tha số tiền thuế nộp bằng bạc, giảm tiền thóc thuế chính cung các địa phương để thiếu về các năm trước, giảm thuế vàng còn thiếu, tha các hạng thuế thiếu, miễn thuế đinh, giảm ngạch thuế cho 7 sở trường mậu dịch ở Bình Thuận,… Đối với một số tàu thuyền của lái buôn nước gặp nạn gió bão vỡ đắm thì vua Tự Đức cũng ra lệnh cho miễn thuê thuyền các thuyền buôn đó nhưthuyền Dụ Khánh của người lái buôn nước Thanh (ở hạt tỉnh Bình Định), thuyền buôn người

nước Thanh bị nạn ở Quảng Nam” [19, tr.862].

Triều Nguyễn rất là khuyến khích việc khai thác mỏ. Riêng thời Tự Đức, theo thống kê có đến 147 mỏ, trong đó có 38 mỏ vàng, 18 bỏ bạc,...[26]. Việc khai mỏ cũng đƣợc nhà nƣớc khuyến khích thông qua việc giảm thuế. “Năm 1849, giảm thuế vàng ở mỏ Tĩnh Đà tỉnh Cao Bằng (vì là kim khí ngày kém đi. Lệ cũ nộp 3 lạng vàng, nay chuẩn cho nộp 2 lạng 5 đồng cân)” [ 19, tr.115]..

Cũng nhƣ các đời vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị, vua Tự Đức cũng có những chính sách quan tâm chú trọng đến việc khẩn hoang, coi đó là một biện pháp tích cực nhằm đƣa dân vào công việc sản xuất, giải quyết đƣợc nạn dân lƣu tán, giảm bớt mâu thuẫn xã hội, đồng thời lại có thể tăng thêm diện tích trồng trọt và

50

tăng thêm thu nhập cho nhà nƣớc. Để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, triều Nguyễn đã dùng nhiều biện pháp khác nhau. Để khuyến khích nhân dân tự do khẩn hoang, lập làng mới, một trong những chính sách đƣợc vua Tự Đức áp dụng là cho miễn thuế thân đối với những ai mộ đƣợc dân đi khai hoang. Sử liệu trong Đại Nam thực lục có chép vào năm 1853, triều đình đã “chuẩn cho Nam Kỳ thi hành phép mở đồn điền và lập ấp….Mùa thu năm ngoái, biện lý bộ Lễ là Tôn Thất Phan tâu bày về 1 hạt phủ Ba uyên, địa lợi màu tốt. Lại hạt ấy là chỗ xung yếu của 2 tỉnh An, Hà, xin ở 2 phủ Tĩnh Biên, Ba uyên, nơi nào mà nhân dân người Thanh, người Kinh đến ở đấy, thì cho phép chúng khai hoang, tha thuế….Người đứng lập ấp mà mộ đủ 30 người, thì tha thuế thân và sai dịch suốt đời…Còn ruộng đất hiện đã khai khẩn được và thuế thân của nhân đinh đều khoan hạn (10 năm) mới bắt đầu thu, để tỏ sự

khích khuyến” [19, tr.263-264]

Vấn đề tha giảm thuế dƣới thời trị vì của vị hoàng đế thứ 4 triều Nguyễn có thêm một điểm đặc biệt nữa, đó là giảm thuế cho địa phƣơng thực hiện tốt việc đón tiếp những sứ thần sang nƣớc ta. Có thể nói thiết lập quan hệ ngoại giao với nƣớc ngoài, đặc biệt với nhà Thanh là một điểm nổi bật trong quan hệ bang giao của nƣớc ta dƣới triều Nguyễn. Sử liệu trong Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ có nhắc đến vấn đề tha giảm thuế cho địa phƣơng đón tiếp sứ sang nhƣ sau: “phủ Thừa Thiên lần này ứng biện việc sứ sang, nên thuế thân của nhân đinh hạt ấy trước được giảm mãi 5 thành rồi, thì năm nay đáng được giảm cả, còn 5 thành phải thu về sang năm, cho giảm miễn hết. Năm tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh lần này sắm sửa việc sứ sang, phải đóng góp hơi nhiều, thì thuế thân và tiền gạo cước phí năm nay ở các hạt ấy, đều giảm miễn cho 5 phần 10 thành. Còn 6 tỉnh Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương phải

gánh góp hơi ít, giảm cho 3 phần 10 thành” [10, tr.352].

Một phần của tài liệu 24227 1612202023523695khaluntonvn (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)