7. Kết cấu của luận án
1.2. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và tại Việt Nam về mối quan hệ giữa QTCT và mức độ CNRR, tác giả nhận thấy một số khoảng trống như sau:
Thứ nhất, mức độ CNRR của công ty được đo lường theo hai cách phổ biến
đó là thông qua biến động TSSL trên sổ sách kế toán (biến động của ROA, ROE) hoặc biến động TSSL của cổ phiếu trên TTCK (rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù, rủi ro hệ thống). Các kết quả trên sổ sách kế toán (ROA, ROE) có thể bị thao túng bởi hành vi quản trị thu nhập nên có thể không phản ánh chính xác mức độ CNRR của công ty. Cách đo lường thứ hai sẽ phù hợp hơn đặc biệt là tại các thị trường mà hiện tượng thao túng báo cáo tài chính diễn ra phổ biến. Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu thực hiện đo lường mức độ CNRR thông qua biến động của ROA, ROE. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, nghiên
cứu đo lường mức độ CNRR thông qua rủi ro tổng thể là rất hạn chế, chưa có nghiên cứu nào sử dụng thước đo rủi ro đặc thù. Do vậy, trong luận án này tác giả đo lường mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam qua hai thước đo là rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù. Rủi ro đặc thù phản ánh các rủi ro cá biệt của công ty trong khi đó rủi ro tổng thể (bao gồm rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống) phản ánh tất cả các rủi ro liên quan đến công ty.
Về thước đo QTCT, đã có tác giả trong nước nghiên cứu về tác động của các nhân tố QTCT riêng lẻ như quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT hay sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài đến mức độ CNRR được đo lường bởi biến động của ROA, ROE. Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam về tác động của cơ chế đãi ngộ đến mức độ CNRR. Tác động của sự kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT đến mức độ CNRR được đề cập nhưng không tìm thấy bằng chứng để kết luận mối quan hệ tại Việt Nam. Do vậy, ngoài kiểm định tác động của các nhân tố QTCT đã được nghiên cứu đề cập như quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT hay sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài đến mức độ CNRR nhưng có sự khác biệt là mức độ CNRR được đo
lường bởi rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù, tác giả còn đo lường QTCT với các nhân tố quản trị chưa được nghiên cứu như thù lao của ban giám đốc và tỷ lệ kiêm nhiệm của các thành viên HĐQT trong ban giám đốc. Quy định về QTCT tại khoản 3 điều 13 Nghị định 71/NĐ-CP tại Việt Nam có nội dung khuyến khích “Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm
chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị” là cơ sở để tác giả đo lường sự kiêm nhiệm theo tiêu chí nêu trên.
Thứ hai, tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR có thể là tích
cực hoặc tiêu cực. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Trung Quốc đã cho thấy sở hữu nhà nước tác động tiêu cực đến mức độ CNRR của các CTNY phi tài chính. Tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng, sở hữu nhà nước trong các NHTM quốc doanh liên quan đến mức độ CNRR lớn hơn. Điều này hàm ý rằng sở hữu nhà nước làm giảm mức độ CNRR tuy nhiên trong các lĩnh vực hoạt động phục vụ cho các mục tiêu thuộc về chính sách, an sinh xã hội và có rủi ro cao mà các công ty tư nhân không muốn tham gia thì sở hữu nhà nước cao gắn mức độ CNRR lớn hơn. Sở hữu nhà nước ở Việt Nam cũng có vị trí và vai trò khá tương đồng như tại Trung Quốc. Các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và cũng được chỉ ra rằng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Do đó, tác giả nghi ngờ rằng có thể tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính dạng chữ U về tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ
CNRR. Nghiên cứu này có thể được xem là tiên phong trong việc tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động phi tuyến tính của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR tại các CTNY Việt Nam.
Thứ ba, khoản 2 điều 30 của Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định “Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên nắm giữ các chức danh điều hành với các thành viên độc lập, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập” áp
17/9/2012 (quy định trên hiện tại vẫn tiếp tục có hiệu lực trong quy định tại khoản 5 điều 13 của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP kể từ ngày 01/08/2017 với phạm vi áp dụng cho tất cả các công ty đại chúng). Thông tư 121/2012/TT-BTC dẫn đến các CTNY phải tăng số lượng thành viên độc lập để đạt tỷ lệ tối thiểu 1/3 trong HĐQT. Các công ty chưa đáp ứng yêu cầu này trước năm 2012 phải tăng số lượng thành viên độc lập để đạt tỷ lệ như trên.
Quy định này được đưa ra vì mục tiêu cải thiện QTCT của các công ty đại chúng quy mô lớn và CTNY, do đó cũng có tác động đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Tác động của thành viên HĐQT độc lập đến mức độ CNRR sẽ được kiểm chứng rõ ràng và đáng tin cậy thông qua việc nghiên cứu đối với nhóm công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT chưa đạt đủ 1/3 bắt buộc phải tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập để đạt được tỷ lệ trên tại thời điểm năm 2012. Tác động này chưa được các tác giả trong nước quan tâm kiểm chứng. Do vậy, nghiên cứu này sẽ làm rõ tác động của việc gia tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT theo quy định của Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR tại các CTNY Việt Nam.
Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả đã tổng quan thước đo mức độ CNRR trong các nghiên cứu, theo đó mức độ CNRR của các CTNY phi tài chính được đo lường thông qua sự biến động TSSL của công ty trên sổ sách kế toán (như biến động của ROA, ROE) hoặc trên TTCK (bao gồm rủi ro tổng thể, rủi ro hệ thống, rủi ro đặc thù). Ngoài ra, một số chỉ tiêu như đòn bẩy tài chính, khả năng sống sót của công ty, biến động của tỷ số Tobin’s Q, hệ số Z-score có thể được sử dụng để đo lường mức độ CNRR của các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. QTCT có thể được đo lường thông qua một chỉ số được tổng hợp từ các các thẻ điểm của các nhân tố QTCT riêng lẻ (như chỉ số G-Index, Gov-Score, E-Index,..) hay chỉ tập trung vào một hoặc một số nhân tố QTCT cụ thể. Các nhân tố QTCT cụ thể thuộc một trong hai nhóm đó là các nhân tố thuộc quản trị bên trong (quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, thành viên nữ trong HĐQT, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu cổ đông lớn, tập trung quyền sở hữu, sở hữu tổ chức, thù lao HĐQT, thù lao ban giám đốc) hoặc bên ngoài công ty (bảo vệ nhà đầu tư, quyền của chủ nợ, văn hóa quốc gia, thể chế chính hay môi trường bền vững và R&D,…).
Kết quả thực nghiệm về tác động của QTCT đến mức độ CNRR cũng được tác giả tổng quan theo hai nhóm đó là tác động của các nhân tố quản trị bên ngoài và tác động của các nhân tố quản trị nội bộ đến mức độ CNRR của công ty. Nhìn chung, kết quả tác động không có sự thống nhất khi nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau.
Một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy sở hữu nhà nước có tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR tuy nhiên khi xem xét riêng cho nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao (chẳng hạn tỷ lệ sở hữu kiểm soát) thì mối quan hệ tác động này lại là thuận chiều. Do đó, tác giả cho rằng có thể tồn tại mối quan hệ phi tuyến (dạng chữ U) giữa sở hữu nhà nước và mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.
cứu: Thứ nhất, tác động của QTCT đến mức độ CNRR được nghiên cứu tại Việt Nam với các nhân tố QTCT bao gồm quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài. Các nhân tố như thù lao của ban giám đốc và sự kiêm nhiệm của thành viên HĐQT trong ban giám đốc vẫn chưa được đề cập. Mức độ CNRR đo lường thông qua rủi ro tổng thể có được đề cập nhưng rất hạn chế, rủi ro đặc thù chưa được sử dụng. Do đó, luận án nghiên cứu tác động của tất cả các nhân tố
QTCT nêu trên đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam được đo lường qua 2 thước đo là rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù. Thứ hai, chưa có nghiên cứu mối
quan hệ phi tuyến tính về tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Thứ ba, tác động của Thông tư 121/2012/TT-BTC về QTCT (quy định tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT) đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam chưa được nghiên cứu, kiểm chứng. Đây là các hướng nghiên cứu chính của luận án sẽ được tác giả đề cập và giải quyết trong các chương sau.
CHƯƠNG 2
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM