7. Kết cấu của luận án
2.1. Mứcđộ chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
2.1. Mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán khoán
2.1.1. Khái niệm mức độ chấp nhận rủi ro
Rất nhiều nghiên cứu đề cập đến rủi ro. Từ điển Oxford tiếng Anh trích dẫn rằng việc sử dụng thuật ngữ này xuất hiện sớm nhất trong tiếng Anh (theo cách viết “risque” của từ gốc tiếng Pháp “risque”) là vào năm 1621 và được đánh vần là rủi ro (tiếng Anh “risk”) từ năm 1655, theo đó rủi ro là “khả năng
xảy ra tổn thất, mất mát hoặc những kết quả xấu”. Các nghiên cứu khác trong
các lĩnh vực nhân chủng học, tâm lý học, kinh tế, quản lý (chẳng hạn của Knight, 1921; Kogan & Wallach, 1964; Douglas & Wildavs, 1982; MacCrimmon & Wehrung, 1986; Slovis, 1987; Heimer, 1988; Yates & Stones, 1992; Sitkin & Pablo, 1992 – trích dẫn trong Shapira, 1997, tr.3) đề cập thêm các định nghĩa khác về rủi ro, mỗi tác giả theo các góc nhìn khác nhau lại đưa ra định nghĩa rủi ro khác nhau. Như vậy, rủi ro là một khái niệm được xem xét trên quan điểm đa ngành.
Trong luận án này, tác giả sẽ xem xét khái niệm rủi ro và mức độ CNRR liên quan tới hành vi ra quyết định của các nhà quản lý công ty.
- Rủi ro là gì?
Vlek & Stallen (1980) chỉ ra rằng một số nghiên cứu trước đã có đề cập về rủi ro nhưng chưa rõ ràng để có thể đo lường được rủi ro do hành vi ra quyết định. Chẳng hạn, các tác giả nêu ra một định nghĩa định tính về rủi ro là “sự
mô tả đầy đủ về các kết quả không mong muốn có thể xảy ra của một quá trình hành động cùng với dấu hiệu về khả năng và mức độ nghiêm trọng của chúng”
(Vlek & Stallen, 1980, tr. 275). Có thể thấy định nghĩa như vậy không đưa ra bất cứ tiêu chí rõ ràng nào để có thể đo lường được các quyết định CNRR. Các tác
giả cho rằng định nghĩa rủi ro thích hợp nên được xem xét như là một biến định lượng để có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Theo đó, “rủi ro” cùng với vấn đề “mức độ nghiêm trọng của rủi ro” hay “khả năng chấp nhận các hoạt động rủi ro” cần được thể hiện trong cùng một định nghĩa rủi ro phù hợp.
Vlek & Stallen kết luận rằng “rủi ro là xác suất xảy ra các tổn thất cùng
với quy mô (được đo lường tin cậy) của chúng”. Ngoài ra cũng cần cân nhắc mối
quan hệ rủi ro và lợi ích, phân tích rủi ro - lợi ích phải dựa trên sự đánh giá các kết quả mong muốn và không mong muốn có thể xảy ra cùng với xác suất của chúng. Kết luận này có sự kế thừa từ định nghĩa rủi ro của Allais (1953) rằng “rủi ro là phương sai của phân phối xác suất với tất cả các kết quả có thể xảy ra,
bao gồm cả lợi ích và tổn thất”.
March & Shapira (1987) đi tìm định nghĩa rủi ro thông qua xem xét rủi ro theo hai góc nhìn: (i) khi xem rủi ro là một yếu tố ra quyết định trong lý thuyết ra quyết định, “rủi ro là sự phản ánh biến động của phân phối các kết quả có thể
xảy ra, khả năng xảy ra các kết quả và giá trị của chúng”. Các tác giả đồng quan
điểm với Allais (1953), Pratt (1964), Arrow (1965) rằng các kết quả này có thể là lợi ích hoặc tổn thất. Như vậy, rủi ro theo quan điểm này cơ bản giống với các kết luận của Vlek & Stallen (1980) đã nêu ở trên. Ngược lại, (ii) khi xem xét rủi ro theo quan điểm của các nhà quản lý công ty (khi nghiên cứu qua bảng hỏi thu thập ý kiến của các nhà quản lý cao cấp) các tác giả nhận thấy có rất ít khuynh hướng đánh đồng rủi ro là sự biến động của các phân phối xác suất các kết quả có thể xảy ra. Ba điểm khác biệt với rủi ro trong lý thuyết ra quyết định được chỉ rõ đó là: hầu hết các nhà quản lý không chắc chắn rằng những kết quả tích cực là một khía cạnh của rủi ro (80% ý kiến gắn rủi ro với những kết quả tiêu cực); rủi ro không phải là một khái niệm liên quan đến xác suất; và mặc dù các nhà quản lý đòi hỏi sự chính xác trong ước lượng rủi ro bằng định lượng nhưng rất ít sự mong muốn giảm thiểu rủi ro bằng một phương thức định lượng đơn thuần. March & Shapira ủng hộ quan điểm về rủi ro theo góc nhìn của lý thuyết ra quyết định khi khẳng định rằng các nhà quản lý công ty nhìn nhận rủi ro vừa kém rõ ràng vừa khác biệt với rủi ro trong lý thuyết ra quyết định.
ro” hay “khả năng CNRR”, rủi ro có thể lượng hóa thành một biến định lượng đo lường được và cần xem xét rủi ro bao gồm cả kết quả tiêu cực và tích cực.
Tuy nhiên khái niệm rủi ro trong hoạt động của công ty ngoài việc bao hàm các vấn đề trên thì còn phải đồng thời thể hiện được thước đo dùng để đo lường nó. Tức là cần chỉ rõ sự biến động của các kết quả ở đây là sự biến động của cái gì? Như đã biết, mục tiêu của các công ty khi thực hiện các dự án đầu tư rủi ro suy cho cùng là để nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty, làm tối đa hóa giá trị công ty. Các công ty có nhiều hoạt động rủi ro thường gắn liền sự biến động về thu nhập lớn hơn (John & cộng sự, 2008). Do đó, rủi ro trong công ty cần xét trong mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Bromiley (1991, tr.8) đồng quan điểm với các tác giả Bowman (1980, 1982, 1984) và Fiegenbaum & Thomas (1985, 1986, 1988) đã định nghĩa “rủi ro là sự không chắc chắn của dòng
thu nhập của công ty”. Trong định nghĩa này, “rủi ro” được định nghĩa là “sự
không chắc chắn” (như Sanders & Hambrick (2007) đã nhận xét rằng nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “rủi ro” (risk) và “sự không chắc chắn” (uncertainty) thay thế cho nhau hoặc sử dụng thuật ngữ này để định nghĩa thuật ngữ kia) và kết quả của rủi ro thể hiện qua biến động của dòng thu nhập của công ty. Các dòng thu nhập của công ty có thể đo lường được, đồng thời sự không chắc chắn thể hiện các dòng thu nhập được xem xét bao gồm cả những kết quả tốt và không tốt. Đây là định nghĩa rủi ro của công ty được chấp nhận và kế thừa trong nhiều các nghiên cứu sau này (như Wright & cộng sự, 1996; John & cộng sự, 2008).
- Mức độ CNRR của công ty
Rủi ro là cơ sở quan trọng để thực hiện hành vi ra quyết định của các nhà quản lý công ty, điều này được chỉ ra trong các nghiên cứu như lý thuyết ra quyết định (Allais, 1953; Arrow, 1965), rủi ro trong hệ tư tưởng của các nhà quản lý (Peters & Waterman, 1982) hay sự quan tâm ngày càng tăng lên trong việc đánh giá và quản lý rủi ro (Crouch & Wilson, 1982). Các nhà quản lý đã nhận thấy sự cần thiết phải CNRR trong các hoạt động quản lý của công ty (March & Shapira, 1987). Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý, có đặc
điểm là người ra quyết định phải cân nhắc trong nhiều lựa chọn liên quan để đưa ra các quyết định (Shapira, 1997).
March & Shapira (1987), Yates (1992) cho rằng CNRR là “hành vi ra
quyết định trong sự không chắc chắn trong đó có ít nhất một lựa chọn liên quan đến khả năng xảy ra tổn thất”. Yates (1992) cho rằng các tổn thất tại giá trị của
điểm tham chiếu đối với một số người đó là mất mát/tổn thất nhưng đối với người khác lại là phần thưởng/lợi ích, điều này phụ thuộc vào tham chiếu hiện trạng của họ. Như vậy, tổn thất ở đây cũng được xem xét cả mặt tích cực và tiêu cực. Sự không chắc chắn trong hành vi CNRR bao hàm xác suất xảy ra kết quả và giá trị của kết quả đó.
Trong một nghiên cứu khác, Wright & cộng sự (1996, tr.442) định nghĩa CNRR của công ty là “sự phân tích và lựa chọn các dự án với sự không chắc
chắn thể hiện qua biến động của các kết quả kỳ vọng tương ứng là dòng tiền của công ty”. Thống nhất với các tác giả Bromiley (1991), Conroy & Harris (1987),
Imhoff & Lobo (1988), Wright & cộng sự (1996) cho rằng sự biến động của dòng thu nhập của công ty thể hiện kết quả của hành vi CNRR. Định nghĩa này của Wright & cộng sự có thể là định nghĩa về CNRR liên quan nhất với hành vi ra quyết định của nhà quản lý công ty. Để hành vi CNRR có thể xảy ra trước hết phải đánh giá rủi ro, xử lý và chuyển đổi thành hành vi hành động, quá trình này gọi là nhận thức rủi ro và CNRR (Fischhoff & cộng sự, 1981). Như vậy, CNRR chính là hành vi ra quyết định sau quá trình nhận thức rủi ro.
Chưa có định nghĩa chính xác cho cụm từ “mức độ CNRR” mà chỉ có định nghĩa “rủi ro” (risk) bao hàm “mức độ nghiêm trọng của rủi ro” hay “khả năng CNRR” như Bromiley (1991) hay định nghĩa “CNRR” (risk taking) trong các nghiên cứu nước ngoài như March & Shapira (1987), Yates (1992), Wright & cộng sự (1996) đã đề cập. Tuy nhiên như đã phân tích, rủi ro là một biến có thể định lượng nên kết quả của hành vi CNRR của các nhà quản lý cũng cần phải được định lượng. Các cụm từ “the degree of corporate risk taking” (Jiraporn & cộng sự, 2015; Jiraporn & Lee, 2017), “corporate risk taking” hay ngắn gọn “risk taking” (Bromiley, 1991; Wright & cộng sự, 1996; John & cộng sự, 2008; Faccio & cộng sự, 2011; Koerniadi & cộng sự, 2014;...) có cách đo lường tương
tự nhưng được sử dụng thay thế cho nhau trong các nghiên cứu nước ngoài. Do đó được tác giả gọi là “mức độ CNRR của công ty” để thể hiện kết quả đo lường hành vi CNRR của các nhà quản lý. Cụ thể hơn, đây là mức rủi ro thể hiện kết quả của việc ra quyết định của nhà quản lý khi thực hiện các dự án của công ty sau quá trình nhận thức rủi ro. Mức rủi ro này được đo lường qua sự biến động của dòng thu nhập của công ty, bao gồm cả các kết quả tốt và không tốt. Cách gọi này cũng tương tự với một số nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam (như Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú Thanh (2019), Phan Thùy Dương & Vũ Thị Quỳnh Mai, 2020).
Từ đó, có thể hiểu: mức độ CNRR của công ty là mức rủi ro khi các nhà
quản lý đưa ra quyết định thực hiện các dự án với sự không chắc chắn được thể hiện qua sự biến động của các dòng thu nhập của công ty.