Tác động của cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc đến mứcđộ chấp nhận

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85 - 86)

7. Kết cấu của luận án

2.3.3. Tác động của cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc đến mứcđộ chấp nhận

cao mang đến khả năng vận dụng các cải tiến mới cho các dự án của công ty mà họ đầu tư. Chủ sở hữu nước ngoài cũng thúc đẩy đa dạng hóa đầu tư của công ty thông qua các khoản đầu tư quốc tế. Sự đa dạng hóa này làm tăng mức độ CNRR của công ty (Faccio & cộng sự, 2011).

Tương tự, Gillan & Starks (2003) và Ferreira & Matos (2008) cho rằng sở hữu nước ngoài gắn với hiệu quả quản trị cao hơn, qua đó làm tăng mức độ CNRR của công ty (John & cộng sự, 2008). Denis & McConnell (2003) kết luận rằng sở hữu nước ngoài gắn với giá trị công ty cao hơn, đây là kết quả của các chính sách đầu tư rủi ro hơn. Cùng hàm ý như vậy, Doidge & cộng sự (2009) và Leuz & cộng sự (2009) nhận thấy nhà đầu tư nước ngoài có khuynh hướng né tránh các công ty quản trị kém bởi vì nó thường gắn với vấn đề bất cân xứng thông tin dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư nước ngoài và tác động tiêu cực khi nhà quản lý cân nhắc mức độ CNRR. Như vậy, sở hữu nước ngoài liên quan đến QTCT hiệu quả hơn và làm tăng mức độ CNRR của công ty.

2.3.3. Tác động của cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc đến mức độ chấp nhậnrủi ro rủi ro

Một trong những mục tiêu quan trọng của QTCT hiệu quả là phải làm giảm vấn đề người đại diện. Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976) chỉ ra rằng giữa cổ đông và người quản lý công ty thường có sự khác biệt về mục tiêu. Do đó, các cổ đông cần gắn lợi ích của mình với các nhà quản lý thông qua một cơ chế đãi ngộ tương xứng với những nỗ lực của họ. Khi những mong muốn của các chủ sở hữu không được các nhà quản lý nắm bắt một cách đầy đủ thì những đãi ngộ vật chất sẽ có tác dụng khích lệ và hướng các nhà quản lý đến lợi ích của cổ đông. Sự liên kết lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý sẽ làm giảm vấn đề người đại diện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty (Jensen & Murphy, 1990; Mehran, 1995).

Về phương diện CNRR, khi gắn lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông thông qua cơ chế đãi ngộ có thể thúc đẩy các nhà quản lý CNRR nhiều hơn. Bởi vì các dự án có rủi ro cao được kỳ vọng có thể mang lại TSSL lớn hơn và gia tăng giá trị cho cổ đông. Do đó, CNRR là điều cần thiết để có thể gia tăng giá trị công ty

(Koerniadi & cộng sự, 2014) qua đó giúp nhà quản lý có cơ hội nhận về những sự bồi thường lớn hơn. Vì vậy, cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc có tác động tích cực đến mức độ CNRR.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w