a. Mặt mạnh:
- Đa số giảng viên nhà trƣờng đã xác định đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng.
- ĐNGV rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, nhà trƣờng không sử dụng giảng viên thỉnh giảng nên rất thuận lợi cho việc chủ động phân công kế hoạch công tác cho ĐNGV.
- Hầu hết ĐNGV nhà trƣờng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ.
b. Mặt hạn chế:
- Cơ cấu đội ngũ chƣa cân đối, bố trí, sử dụng chƣa thật sự cân đối giữa các ngành nghề chuyên môn. Hiện tƣợng vừa thiếu lại vừa thừa vẫn luôn xảy ra, thiếu giảng viên nhiều nhất ở các ngành Kế toán, Điện, Công nghệ thông tin, luyện kim…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trình độ đƣợc đào tạo của đội ngũ chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trƣờng, hiện tại còn thiếu nhiều giảng viên có kinh nghiệm và có trình độ cao.
- Năng lực NCKH của ĐNGV còn yếu, chất lƣợng công trình nghiên cứu khoa học còn thấp.
- Trong quá trình công tác, một bộ phận giảng viên còn biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới nội dung và phƣơng pháp sƣ phạm, năng lực tổ chức, quản lý còn yếu, hiệu quả giảng dạy thấp.
c. Nguyên nhân tồn tại:
- Công tác quản lý nhà trƣờng chƣa đề ra những biện pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn để xây dựng và phát triển ĐNGV nhà trƣờng.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn còn nghèo nàn, chƣa đi vào trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những vấn đề nóng, vấn đề then chốt, nhiều khi còn mang tính hình thức, dập khuôn máy móc, thiếu sáng tạo. Vì vậy chƣa thu hút sự quan tâm đúng mực của ĐNGV, hiệu quả tác dụng còn thấp. Cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên cán bộ giảng viên tham gia học tập, NCKH còn hạn chế, chƣa kịp thời, chƣa đủ sức để tạo động lực cho họ tích cực phấn đấu.
- Các điều kiện đảm bảo cho ĐNGV thực hiện các hoạt động chuyên môn cũng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu cho việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp.
2.3. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên.
2.3.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên:
Điều 15 Luật giáo dục 2005 đã khẳng định rõ vai trò của nhà giáo nhƣ sau: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gƣơng tốt cho ngƣời học. Nhà nƣớc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng giữ vai trò quyết định chất lƣợng đào tạo, hình thành cho sinh viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị,…định hình nhân cách sinh viên, đảm bảo cung cấp cho xã hội những ngƣời công dân tốt phục vụ cho địa phƣơng, đất nƣớc.
Chính vì vậy, ở trƣờng đại học, cao đẳng thì giảng viên là lực lƣợng nòng cốt, quan trọng nhất quyết định đến chất lƣợng dạy học. Quá trình giáo dục ở bậc đại học, cao đẳng có tốt đến mấy nếu không đƣợc thực hiện bởi một đội ngũ giảng viên giỏi thì không thể nào tạo ra đƣợc một chất lƣợng đào tạo tốt đƣợc.
2.3.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên.
Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thƣơng. Là 1 trong những trƣờng cao đẳng đào tạo đa ngành, đa hệ với nhiều trình độ khác nhau. Nhiệm vụ của nhà trƣờng là đào tạo kỹ thuật viên cao đẳng, TCCN và công nhân lành nghề, đào tạo hệ Bổ túc - Nghề, Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Cao đẳng, Trung học nghề và Công nhân kỹ thuật thuộc các ngành, nghề do trƣờng đào tạo; tổ chức đào tạo lại, đào tạo chứng chỉ, bồi dƣỡng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành…
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Nhà trƣờng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc, góp phần nâng cao năng lực, tự tìm việc làm cho ngƣời lao động. Một trong những công tác quan trọng cần đƣợc tiến hành là xây dựng hoàn thiện nhằm chuẩn hoá ĐNGV nhà trƣờng trong giai đoạn sắp tới, đƣợc xác định là:
a. Về cơ cấu:
Bố trí nhân sự đảm bảo cân đối, hài hoà về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giữa các khoa, các tổ chuyên môn, khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu.
Đảm bảo sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong đội ngũ giảng viên, nhằm phát huy thế mạnh của từng độ tuổi, tạo sự phối hợp hài hoà giữa các thế hệ nhà giáo trong đội ngũ; mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho việc xây dựng quy hoạch và bồi dƣỡng đội ngũ kế thừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đảm bảo sự cân đối về giới trong ĐNGV theo từng chuyên môn ở các khoa, tổ bộ môn; chú ý phát triển ĐNGV nữ.
b. Về số lƣợng:
Từng bƣớc tạo nguồn bổ xung ĐNGV đủ về số lƣợng, đặc biệt là số giảng viên còn đang thiếu ở các bộ môn nhằm khắc phục tình trạng dạy vƣợt giờ quá nhiều ở một số giảng viên nhƣ hiện tại. Việc tạo nguồn đƣợc tiến hành bằng nhiều cách nhƣ: Tiếp nhận ngƣời chuyển công tác từ nơi khác đến, tuyển mới công chức theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu biên chế hàng năm…mặt khác thực hiện kế hoạch đào tạo lại, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực cho ĐNGV hiện có theo các hình thức ngắn hạn và dài hạn.
Theo dự báo kế hoạch phát triển quy mô đào tạo của Nhà trƣờng đến năm 2015 thì lƣu lƣợng đào tạo của nhà trƣờng tăng lên đến 5500 – 6000 HSSV, khi ấy ĐNGV cần có 220 ngƣời. Nếu so với đội ngũ hiện tại thì cần bổ xung thêm khoảng từ 40 – 45 giảng viên.
c. Về chất lƣợng:
Nhà trƣờng đã xác định chất lƣợng ĐNGV là yếu tố đƣợc coi trọng hàng đầu trong công tác phát triển đội ngũ. Mục tiêu của Nhà trƣờng về nâng cao chất lƣợng ĐNGV trong những năm sắp tới là:
+ Về trình độ chuyên môn: Tiến hành đào tạo, bồi dƣỡng đến năm 2015 - Tiến sỹ + NCS: 20 ngƣời
- Thạc sỹ: 120 ngƣời
Theo dự kiến của lãnh đạo nhà trƣờng thì đến năm 2015, ĐNGV của trƣờng 100% đạt chuẩn, 50% có trình độ thạc sỹ trở lên, không có giảng viên trình độ cao đẳng. Phấn đấu hàng năm có từ 65% đến 80% giảng viên giỏi.
+ Công tác bồi dƣỡng: Hàng năm nhà trƣờng tiếp tục cử giảng viên tham gia các khoá bồi dƣỡng về chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Nhà trƣờng thƣờng xuyên tạo điều kiện cho giảng viên dự học các chứng chỉ để thi chuyển ngạch, đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công tác NCKH, xem công tác NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi giảng viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Về phẩm chất: Để nâng cao chất lƣợng ĐNGV của Nhà trƣờng, ngoài yêu cầu bảo đảm về trình độ thì mỗi giảng viên cần quan tâm rèn luyện về phẩm chất theo yêu cầu của nhà giáo, đó là:
- Không ngừng nâng cao nhận thức về tƣ tƣởng, chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh xứng đáng với danh hiệu cao quý là những ngƣời kỹ sƣ tâm hồn.
- Tuyệt đối trung thành với lý tƣởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, có lập trƣờng tƣ tƣởng kiên định, vững vàng.
- Gắn bó với sự nghiệp đào tạo của Nhà trƣờng, tận tâm với công việc, nhiệm vụ đƣợc giao, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Biết rèn luyện sức khoẻ để đảm bảo công tác tốt, đạt hiệu quả cao.
+ Về năng lực: Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng để hoàn thành tốt và đầy đủ các nhiệm vụ đƣợc giao.
- Có năng lực NCKH và có khả năng tham gia các hoạt động xã hội của Nhà trƣờng, có năng lực tổ chức quản lý tập thể và kịp thời thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn cũng nhƣ trong NCKH và tự học, tự bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức để theo kịp với xu thế phát triển của thời đại.
2.3.3. Công tác xây dựng phát triển đội ngũ của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên.
Qua 50 năm xây dựng và phát triển, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim luôn luôn đƣợc coi trọng và đƣợc đặt lên hàng đầu. Xây dựng đội ngũ là vấn đề cấp thiết, là vấn đề sống còn của Nhà trƣờng. Ý thức đƣợc điều này, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau của Nhà trƣờng luôn có những hình thức, biện pháp thích hợp để củng cố đội ngũ. Xây dựng Nhà trƣờng chính là xây dựng đội ngũ, mà nhiệm vụ chính của xây dựng đội ngũ là xây dựng đội ngũ thầy cô giáo.
Coi trọng chất lƣợng đội ngũ, đặc biệt là chất lƣợng ĐNGV, hàng năm nhà trƣờng có kế hoạch khuyến khích cán bộ giảng dạy đi học tập, nghiên cứu (trong và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngoài nƣớc, ngắn hoặc dài hạn) để nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ rèn luyện, nâng cao trình độ ngoại ngữ và rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm. Đồng thời có kế hoạch giữ lại sinh viên giỏi, xuất sắc để bồi dƣỡng, đào tạo tiếp, bổ sung cho ĐNGV các khoa.
Bên cạnh đó, Trƣờng cũng có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” thu hút những cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lí có trình độ cao để bổ sung đội ngũ. Song song với những việc làm trên, Trƣờng đã xây dựng đƣợc một tập thể sƣ phạm đoàn kết nhất trí dù còn không ít khó khăn. Với sự chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng giữa tổ chức Đảng, chính quyền với các đoàn thể trong Trƣờng nên có sự đồng thuận trong cơ quan. Chính yếu tố đoàn kết đã tạo nên sức mạnh giúp Nhà trƣờng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Ngoài các quy chế chung của Bộ, Trƣờng đã xây dựng đƣợc Quy chế chi tiêu nội bộ, là điều kiện tốt để thực hiện dân chủ trong Nhà trƣờng, tạo điều kiện để mọi ngƣời tham gia quản lí Nhà trƣờng. Quy chế chi tiêu nội bộ giúp các đơn vị và cá nhân hiểu đƣợc nhiệm vụ của đơn vị mình cũng nhƣ các đơn vị, cá nhân khác, tạo thuận lợi cho sự phối kết hợp trong công tác.
Năm học 2011 – 2012, số cán bộ, công nhân viên trong toàn trƣờng hiện có là 275 ngƣời, trong đó giảng viên là 179 ngƣời. Tỉ lệ ngƣời học và giảng viên là 25/1. Tỉ lệ này phù hợp với quy định của Bộ về tỷ lệ HSSV/ Giảng viên. Trƣờng yêu cầu các khoa có trách nhiệm chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ đội ngũ, điều tiết cân đối giảng viên giữa các bộ môn, đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo mà khoa đảm trách.
Đội ngũ cán bộ quản lí của Trƣờng hiện nay là 36 ngƣời (tính từ phó trƣởng khoa, tổ môn trực thuộc trở lên). Hầu hết đó là những cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, đƣợc học tập, bồi dƣỡng qua các lớp quản lí giáo dục hoặc quản lí hành chính Nhà nƣớc.
Đội ngũ cán bộ, viên chức hành chính hầu hết chƣa đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu là ngƣời đƣợc chọn từ các khoa hoặc sinh viên giữ lại Trƣờng và qua một số nguồn khác. Để khắc phục tình trạng này, Trƣờng đã chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động liên kết với Học viện Hành chính Quốc gia mở nhiều lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lí Nhà nƣớc ngạch chuyên viên.
Còn những hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng đƣợc tất cả những yêu cầu của việc nâng cấp, xây dựng Trƣờng phát triển trở thành trƣờng đại học, nhƣng nhìn lại quá trình đi lên của Nhà trƣờng, công tác xây dựng đội ngũ đã có những bƣớc tiến đáng tự hào. Vào năm học 2006 - 2007 Nhà trƣờng chỉ 2 NCS, 20 thạc sĩ trong tổng số gần 170 cán bộ giảng dạy. Nhƣng đến thời điểm hiện tại, Nhà trƣờng có 11 tiến sĩ + NCS, 87 thạc sĩ trên tổng số 179 giảng viên.
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ về việc xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, tháng 10/2011, Trƣờng đã xây dựng Chƣơng trình hành động với mục tiêu: Kết hợp với kế hoạch quy hoạch cán bộ, các đơn vị cần chủ động xây dựng đội ngũ theo hƣớng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Trƣờng phấn đấu đến năm 2015, 70% số giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó 15% có trình độ tiến sĩ; hạ tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 20/1.
Trƣờng xác định các nhiệm vụ chủ yếu của công tác xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là:
+ Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo, chuyên viên, cán bộ quản lí giáo dục các cấp trong Trƣờng về tƣ tƣởng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học.
+ Tiến hành công tác quy hoạch đội ngũ nhà giáo, chuyên viên, cán bộ quản lí giáo dục các cấp trong Trƣờng. Sắp xếp nhân sự phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị và phẩm chất, năng lực của mỗi ngƣời.
+ Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, kế hoạch và chế độ bồi dƣỡng cán bộ.
Trƣớc mắt, Trƣờng đã tổ chức xong việc khảo sát thực trạng đội ngũ nhà giáo, giảng viên, cán bộ quản lí của các đơn vị trong toàn Trƣờng. Sắp tới, sẽ tiến hành công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cấp Trƣờng và sẽ có những biện pháp cụ thể để từng đơn vị thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, mặc dù có nhiều khó khăn, tuy nhiên đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ, sự giúp đỡ của các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn, nhà trƣờng vẫn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Bộ giao và trở thành một trong những địa chỉ đào tạo đáng tin cậy trong số các trƣờng trên địa bàn và các tỉnh miền núi phía Bắc. Tính đến nay, Trƣờng đã đào tạo đƣợc trên 55.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho ngành luyện kim và một số ngành khác. Số HSSV ra trƣờng đa số có việc làm ngay và đƣợc các cơ sở sản xuất đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng nhƣ khả năng thích ứng với thực tế sản xuất. Nhiều anh chị em đã phấn đấu trở thành những cán bộ giỏi về chuyên môn, nắm giữ những