Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV.

Một phần của tài liệu 26778 (Trang 93 - 100)

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

3.4.2. Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV.

triển ĐNGV.

a. Đối với Đội ngũ cán bộ quản lý

Biểu đồ 3.3: Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của CBQL

Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy biện pháp 1 và biện pháp 4 đƣợc đa số cán bộ quản lý của nhà trƣờng đánh giá là rất khả thi với mức trên 80%. Biện pháp 3 và biện pháp 5 cũng đƣợc cán bộ quản lý đánh giá cao với mức trên 70%. Biện pháp 2 có gần 70% cán bộ quản lý cho rằng là rất khả thi, tuy nhiên ở biện pháp này lại có trên 20% cán bộ quản lý cho rằng là khả thi.

Hơn nữa nhìn trên biểu đồ chúng ta thấy biện pháp 2; 3 và biện pháp 5 có một số cán bộ quản lý cho rằng là ít khả thi (khoảng 10%). Còn biện pháp 1và 4 thì tất cả cán bộ quản lý của nhà trƣờng đều cho rằng khả thi và rất khả thi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Đối với ĐNGV

Biểu đồ 3.4: Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của ĐNGV

Nhìn vào biểu đồ 4 ta thấy tất cả 5 biện pháp trên đều đƣợc đa số ĐNGV của nhà trƣờng đánh giá là khả thi và rất khả thi. Tuy nhiên với cả 5 biện pháp trên thì đều có ít nhất 2% ĐNGV cho rằng là ít khả thi. Đối với biện pháp 1 và 3 thì số ĐNGV cho rằng ít khả thi còn lớn hơn (5 - 6%).

Tóm lại: Cả 5 biện pháp đƣợc trƣng cầu ý kiến thì tất cả đều đƣợc CBQL và ĐNGV nhà trƣờng đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Mặc dù ý kiến dành cho các biện pháp không đồng đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tƣợng đƣợc trƣng cầu ý kiến có sự chênh lệch. Tuy nhiên thông qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy cả 5 biện pháp phát triển ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim trong luận văn đã đề cập đến, đều đƣợc CBQL và ĐNGV của nhà trƣờng đánh giá cao ở mức cần thiết và rất cần thiết cho sự phát triển của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, cũng nhƣ các biện pháp trên đều có tính khả thi thực hiện cao trong nhà trƣờng.

Kết luận: Thông qua kết quả khảo sát, điều tra ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, ĐNGV của nhà trƣờng về tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp phát triển ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên mà trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

luận văn đã đề cập đến. Chúng ta đi đến kết luận:

1. Cả 5 biện pháp phát triển ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên đều rất cần thiết và có tính khả thi cao trong quá trình xây dựng và phát triển Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.

2. Trong 5 biện pháp nêu trên ta thấy biện pháp 4: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách đãi ngộ cho ĐNGV là biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi đƣợc đội ngũ CBQL và GV của nhà trƣờng đánh giá là cao nhất. Vì khi thực hiện biện pháp này sẽ mang lại lợi ích cho ĐNGV, từ đó tạo động lực để thúc đẩy ĐNGV của nhà trƣờng tích cực, hăng say hơn với công việc và nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời cũng giúp cho họ yên tâm công tác và tích cực phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ sắp tới.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác xây dựng và phát triển ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đã bám sát định hƣớng phát triển của nhà trƣờng, bám sát vào 4 nguyên tắc xây dựng, từ đó đã đề ra 5 biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim. Các biện pháp đó là:

1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV; 2. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ĐNGV; 3. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có;

4. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ƣu đãi cho ĐNGV; 5. Tăng cƣờng các điều kiện cho hoạt động giảng dạy và NCKH.

Các biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp đó, ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim sẽ phát triển đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng đƣợc với yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng trong thời gian tới.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp nêu trên cho thấy: Cả 5 biện pháp trên đều đƣợc đánh giá là cấp thiết và khả thi. Trong đó biện pháp thứ 4 có tính cần thiết và khả thi cao hơn cả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu đƣợc, ta có thể rút ra một số kết luận sau: 1.1. Trƣờng cao đẳng có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho nền kinh tế quốc dân. ĐNGV có vai trò quan trọng quyết định chất lƣợng đào tạo của một trƣờng cao đẳng. Do đó, việc xây dựng và phát triển ĐNGV của một trƣờng cao đẳng là việc cần đƣợc quan tâm đặc biệt. Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, khẳng định thƣơng hiệu của nhà trƣờng thì ĐNGV của trƣờng đại học, cao đẳng phải có đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu. Phát triển ĐNGV trƣờng cao đẳng chính là phát triển các thành tố trong cơ cấu đội ngũ đó.

Phát triển ĐNGV là xây dựng chiến lƣợc phát triển cả về quy mô và chất lƣợng đội ngũ. Đó là quá trình liên tục phát triển nhằm hoàn thiện hoặc thay đổi tình hình hiện tại để làm cho đội ngũ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là chất lƣợng của từng ngƣời giảng viên và cả ĐNGV.

1.2. Chất lƣợng ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim hiện nay còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu đang diễn ra chƣa có giải pháp khắc phục; cơ cấu đội ngũ bị mất cân đối, hiện tại còn thiếu nhiều giảng viên ở các chuyên ngành kinh tế, luyện kim đen, luyện kim màu…thừa giảng viên ở bộ môn tự nhiên, xã hội.

Thực tế trong 3 năm vừa qua, nhà trƣờng cũng đã tiến hành các biện pháp để phát triển ĐNGV. Tuy đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định song qua đó cũng còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại do công tác quy hoạch và xây dựng phát triển ĐNGV của nhà trƣờng chƣa đƣợc hoàn thiện, các chế độ chính sách liên quan đến công tác này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

1.3. Để phát triển ĐNGV, đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao, nhà trƣờng cần làm tốt 5 biện pháp sau:

+ Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV; + Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ĐNGV;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có;

+ Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho ĐNGV;

+ Tăng cƣờng các điều kiện cho hoạt động giảng dạy và NCKH.

1.4. Kết quả khảo sát, tính cấp thiết và khả thi của 5 biện pháp nêu trên cho thấy: Cả 5 biện pháp trong luận văn đề xuất đều đƣợc đánh giá là cần thiết và có tính khả thi. Trong đó biện pháp thứ 4 có tính khả thi cao hơn cả.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim

Nghiên cứu, xây dựng đề án quy hoạch tổng thể pháp triển nhà trƣờng đến năm 2015 và có tầm nhìn đến năm 2020 theo hƣớng ổn định số ngành đào tạo, chọn ngành nghề đào tạo mũi nhọn nhƣ ngành luyện kim đen, luyện kim màu, tuyển khoáng… đó là những ngành thế mạnh, có thƣơng hiệu đặc thù của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim. Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng, phát triển ĐNGV phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế của nhà trƣờng.

Khai thác thế mạnh trong quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ hỗ trợ về trang thiết bị hiện đại, về đào tạo cán bộ chuyên môn ở nƣớc ngoài về chƣơng trình giảng dạy, giáo trình, mời gọi những chuyên gia giỏi đến trƣờng giảng dạy…Qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo xứng đáng với vị trí là trung tâm chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miện núi và Trung du Bắc bộ.

2.2. Đối với giảng viên của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim

ĐNGV nhà trƣờng cần nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí, trách nhiệm của ngƣời giảng viên, phải vì quyền lợi của ngƣời học mỗi khi ngƣời giảng viên lên lớp. Từ đó tự giác chủ động không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao và luôn có trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim.

Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đang trong lộ trình phát triển. Vì vậy, mỗi giảng viên của nhà trƣờng phải không ngừng tự học và nâng cao trình độ ngoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngữ, tin học. Không ngừng tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để cải tiến phƣơng pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.

Ngoài nhiệm vụ chính trị của giảng viên là đảm nhận công tác giảng dạy, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Các giảng viên còn phải chủ động, tích cực tham gia NCKH, xem đây là một nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Các đề tài NCKH chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng, cải tiến nội dung, chƣơng trình giảng dạy, biên soạn tài liệu, giáo trình…nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40 – CT/TW. 2. Bộ GD & ĐT (2003), Quyết định số 56/2003/QĐ – BGD&ĐT, Ban hành

điều lệ trường Cao đẳng, Hà Nội.

3. Bộ GD & ĐT (2009), Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020, Viện chiến lược chính sách KH &CN, Hà Nội.

4. Đỗ Minh Cƣơng, Nguyễn Thị Đoan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đặng Văn Doanh (2008), Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng KT – KT Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội.

7. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, NXB giáo dục,Hà Nội.

8. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2002), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới), NXB giáo dục, Hà Nội. 9. Phan Văn Kha (2003), Đề cương bài giảng quản lý nhà nước về giáo dục,

Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.

10.Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

11.Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12.Trần Kiểm – Bùi Minh Hiển (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, Trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội.

13.Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH – HĐH, NXB giáo dục, Hà Nội.

14.Nguyễn Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (1996), Lý luận đại cương về quản lý,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15.Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trƣờng Cán bộ quản lý TW1, Hà Nội.

17.Phạm Hồng Quang (2006), Quản lý và phát triển môi trường giáo dục, Giáo trình học viện quản lý giáo dục, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

18.Vũ Văn Tảo (2002), Một số yêu cầu mới về quản lý giáo dục đào tạo trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, từng bước phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí giáo dục số 21.

19.Nguyễn Thị Thanh (2001), Một số biện pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, Hà Nội.

20.Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý giáo dục, Đề cƣơng bài giảng lớp cao học QLGD khoá 18.

21.Phạm Việt Vƣợng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 22.Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm

Một phần của tài liệu 26778 (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)