Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân” docx (Trang 35 - 37)

THANH XUÂN 2.1 GIỚI THIỆU VỀ MARITIME BANK

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2007 thực sự trở thành năm bản lề của nền kinh tế Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO: tốc độ GDP cao nhất trong vòng 10 năm qua và đạt mức 8,5%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vượt bậc đạt mức 48,4% tỷ USD, chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI

cũng đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với mức bình quân trên 1,5 tỷ USD /tháng và được vào top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007- 2009. Bên cạnh đó, đầu tư và tiêu dùng cá nhân tăng mạnh và trở thành nhân tố chủ chốt đóng góp vào đà tăng trưởng với mức đầu tư của khu vực tư nhân trong nước chiếm gần 17%GDP

Sự phát triển của nền kinh tế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước thay đổi cùng với môi trường kinh doanh bình đẳng sau gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển. Hệ thống các NHTM tiếp tục trưởng thành, tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng tạo ra nàn sóng mới, sáp nhập thâu tóm của các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng nước ngoài mà đặc biệt là đầu năm 2008 khi lạm phát gia tăng, VNĐ trở nên mất giá trầm trọng dẫn đến tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM và các TCTD gặp phải khó khăn. Với tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và có sự hậu thuẫn từ phía các Ngân hàng mẹ, các Ngân hàng nước ngoài sẽ có rất nhiều lợi thế so với các NHTM trong nước (đặc biệt đối với các Ngân hàng Cổ phần) trong việc khai thác thị trường tại Việt Nam. Vì vậy các NHTMCP sẽ phải chịu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhận biết được sức ép cạnh tranh ngày cànglớn để giành thị phần nội địa giữa nhóm các NHTMCP, với NHTM quốc doanh, Văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài, Maritime Bank đã có những bước chuẩn bị cho riêng mình, chú trọng tăng quy mô về vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh…

Tình hình huy động vốn của Maritime Bank được thể hiện qua những năm vừa qua như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MaritimeBank

Đơn vị: tỷ đồng Tình hình huy động vốn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 % thựchiên %tăng/giảm 1.Huy động thị trường I 3.334 4.097 7.625 134% 86% 2.Huy động thị trường II 605 3.492 7.821 123% 124%

Đến 31/12/2007 tổng huy động vốn trên thị trường I là 7.625 tỷ đồng đạt 134% kế hoạch tăng trưởng 91% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động thị trường I hiện nay đang đảm bảo an toàn cho phát triển tín dụng( dư nợ tín dụng = 85% trên tổng huy động thị trường I). Trong đó tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2.258 tỷ đồng tăng 38.5% so với đầu năm và chiếm tỷ trong tương đối thấp:27% trên tổng huy động thị trường I và mới chỉ đạt 85,8% kế hoạch đầu năm 2007. Nguồn vốn huy động từ TCKT cao và ổn định đạt 5.367 tỷ đồng tăng 2,1 lần so với đầu năm và đạt 184% kế hoạch trong đó :tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.821 tỷ đồng( 54% tổng huy động TCKT), tăng 58,67% so với đầu năm; tiền gửi ký quĩ đạt 174 tỷ đồng (3% tổng huy động từ TCKT), tăng 53,67% so với đầu năm; tiền gửi có kỳ hạn đạt 2.372 tỷ đồng(43% tổng huy động TCKT), tăng gấp 3,87 lần so với đầu năm

Nếu trong năm 2006, dư nợ tín dụng biến động thất thường thì năm 2007 tín dụng luôn đạt tăng trưởng dương qua các tháng với mức tăng tháng sau luôn cao hơn tháng trước và biên độ tăng từ 1-10%/tháng và 6 tháng cuối năm 2007 có tốc độ tăng trưởng đột biến từ 7-19%/tháng

Một phần của tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân” docx (Trang 35 - 37)