Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân” docx (Trang 64 - 66)

MARITIME BANK THANH XUÂN 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước(NHNN) là Ngân hàng của các ngân hàng, có chức năng thực hiện chính sách tiền tệ, giám sát hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, quản lý thanh

toán và phát hành kho quỹ. Do đó, NHNN cần tổ chức hệ thống NHNN từ trung ương tới địa phương theo hướng tập trung, tránh chồng chéo, thực hiện đổi mới cơ cấu tổ chức và chức năng của hệ thống NHNN.

NHNN cần hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung của luật ngân hàng, hướng dẫn các NHTM và tổ chức tín dụng thực hiện các quy định đó. Đồng thời phải kịp thời sửa đổi các điểm không phù hợp trong văn bản cũ, tạo điều kiện cho các ngân hàng không gặp phải khó khăn trong việc thực thi, gặp những vấn đề phát sinh không tháo gỡ được.

So với hoạt động của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì hoạt động ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập, một trong số những lý do đó là việc áp dụng khoa học công nghệ. NHNN cần có một khoản vốn phù hợp cho Quỹ hiện đại hoá ngân hàng để đổi mới toàn diện và triệt để, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa . NHNN cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để các NHTM phát huy vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

NHNN cũng cần thường xuyên giúp các NHTM trong công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ thẩm định tín dụng, đặc biệt đối với thẩm định DADT. Vì hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án ngày càng tăng cao. Do nhu cầu vốn lớn, thời gian vay dài nên rủi ro rất lớn nên NHNN cần có sự hỗ trợ tích cực đối với ngân hàng trong việc thẩm định tài chính dự án.

Hoạt động ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng nên NHNN cần tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng

NHNN củng cố và phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, tiến tới tạo lập môi trường bình đẳng về kinh doanh đối với thị trường ngân hàng trong và ngoài nước

NHNN có biện pháp khuyến khích, thúc đẩy việc thực hiện thanh toán bằng VNĐ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tăng sức cạnh tranh của VNĐ so với đồng ngoại tệ, tạo lập môi trường kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường

Tiến hành rà soát lại các quy định về an toàn hệ thống NHTM, TCTD về các vấn đề vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn, chế độ báo cáo tài chính, bảo hiểm tiền gửi …phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và chuẩn mực quốc tế

Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM và các TCTD khác để nắm bắt được tình hình hoạt động ngân hàng thực sự

Nắm bắt cơ hội trong quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng để thu hút và tận dụng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ thông tin từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân” docx (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w