- Cách tính thứ hai:
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp, các yếu tố liên quan đến q trình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn của huyện.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lương Tài, Bắc Ninh.
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Xác định vị trí vùng nghiên cứu. - Điều tra đất đai : nơng hố thổ nhưỡng, địa hình.
- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng,...
3.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Lương Tài, Bắc Ninh.
* Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân số, lao động, việc làm, trình độ dân trí, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, cơ cấu các ngành nghề. Tình hình kinh tế nơng nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác, loại hình sử dụng đất...
* Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
3.2.3.Tình hình sử dụng đất tại huyện Lương Tài
- Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện:
Đánh giá khả năng đáp ứng của quỹ đất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu lương thực của huyện.
3.2.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp + Hiệu quả kinh tế:
Tổng vốn đầu tư, giá trị sản xuất, tổng thu nhập, hiệu quả lao động và đồng vốn từ các loại hình sử dụng đất.
So sánh hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, từ đó tìm ra loại hình sử dụng đất hiệu quả nhất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp + Hiệu qủa xã hội:
Khả năng tạo ra việc làm của loại hình sử dụng đất được người dân quan tâm nhiều nhất.
Khả năng nâng cao trình độ canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
+ Hiệu quả mơi trường:
Sự thích hợp của cây trồng với điều kiện đất đai qua các chỉ tiêu: mức độ đầu tư phân bón, sử dụng thuốc BVTV và hệ số sử dụng đất, biện pháp luân canh cải tạo đất.
3.2.5 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lương Tài.
Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lương Tài.
Định Hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đề xuất các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả.
3.2.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp
xã hội, thực trạng sử dụng đất nơng nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện.
3.3.2. Chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho các vùng sinh thái và kinh tế, trình độ sử dụng đất của huyện Lương Tài. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn 3 xã là Minh Tân, Phú Hoà và Quảng Phú đại diện cho 3 vùng kinh tế – sinh thái của huyện.
3.3.3. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
ở mỗi xã đại diện, chúng tôi tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống với tổng số hộ điều tra là 180 hộ. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường...
3.3.4. Phương pháp thống kê và đánh giá hiệu quả
+ Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.
Phân tích hiệu quả kinh tế:
Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
+ Giá trị sản xuất - GTSX (GO - Gross Output): là giá trị toàn bộ sản
phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả cơng thức ln canh hay hệ thống sử dụng đất)
+ Chi phí trung gian - CPTG (IC - Intermediate Cost): là tồn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất qui ra tiền sử dụng trực tiếp cho q trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc hố học, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu).
+ Giá trị gia tăng – GTGT (VA - Value Added): là giá trị sản phẩm vật
chất mới tạo ra trong qúa trình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất, được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian (VA = GO – IC).
+ Thu nhập hỗn hợp - TNHH (MI - Mixed Income): là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động th ngồi.
MI = VA – T (thuế) – A (khấu hao) – L (chi phí lao động).
Tính tốn ở 3 góc độ hiệu quả: MI/1ha đất ; MI/1 đơn vị chi phí (1VNĐ); MI/1 cơng lao động.
+ Hiệu quả lao động và tiền vốn: TNHH/1 đơn vị chi phí (1VNĐ); TNHH/1 cơng lao động.
Phân tích hiệu quả xã hội:
Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội gồm có:
+ Mức thu hút lao động: nhu cầu sử dụng lao động, tạo ra việc làm. + Khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội theo các tiêu chuẩn sau đây:
Giá trị (tr VNĐ) Giá trị (1000 VNĐ) Hiệu quả của LUT GTSX CPTG TNHH Công LĐ 1 công 1 vốn Cao (a) >200 <40 >100 >300 >300 >3 Khá (b) 100-200 40 – 60 50 – 100 200-300 150-300 2 – 3 Thấp (c) <100 >60 <50 <200 <150 < 2 Cơ sở xác định tiêu chuẩn đánh giá gồm:
+ Thu nhập thực tế trên mỗi ha hàng năm của các loại hinh sử dụng đất và giá thời điểm 2009.
+ Mục tiêu của huyện đã được Đảng ủy và UBND huyện phê duyệt. + Tham khảo ý kiến chuyên gia theo phương pháp chuyên gia.
Phân tích hiệu quả mơi trường:
Hiệu quả mơi trường phân tích thơng qua các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây nhiễm môi trường.
dụng đất.
3.3.5. Các phương pháp khác
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi có tham khảo thêm ý kiến của các chun gia, cán bộ phịng Nơng nghiệp, phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Kinh tế cũng như các điển hình sản xuất nơng dân giỏi của huyện để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.
+ Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.