Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 92 - 94)

III IV V VI VIIV IX XXI

5.Kết luận và đề nghị

5.1 Kết luận

1. Lương Tài là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh, điều kiện đất đai, địa hình tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Lương Tài có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý và triệt để. Sản xuất nơng nghiệp cịn chưa được chú trọng, thiếu vốn đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chậm. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hoá đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp.

2. Huyện Lương Tài có 4 loại hình sử dụng đất chính với 27 kiểu sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao là các LUT rau- màu có giá trị sản xuất trung bình là 183 294 nghìn đồng/ha, LUT lúa- màu là 100 631.2 nghìn đồng/ha và chuyên cá 140 630 nghìn đồng/ha. Các LUT rau- màu cúng có hiệu quả xã hội cao vì thu hút được nhiều cơng lao động và giá trị ngày cơng lao động cao (548 nghìn đồng/ha). Tuy nhiên, các kiểu sử dụng đất đều có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường cao do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc BVTV.

3. Một số loại hình sử dụng đất phù hợp với các vùng kinh tế, sinh thái của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao như lúa xuân – lúa mùa – bắp cải/sup lơ/bí xanh/dưa chuột/hành/đậu quả/ớt và đậu tương – cà rốt; rau muống – bắp cải... cần phát triển mở rộng. Giảm diện tích cây khoai lang, ngơ, lạc... vì các kiểu sử dụng đất trồng các loại cây này có hiệu quả kinh tế, xã hội không cao.

4. Từ kết quả nghiên cứu về hiện trạng sản xuất và hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp chúng tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường cho huyện Lương Tài là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh

tác, tăng cường công tác khuyến nông, quản lý tốt việc bón phân hóa học và thuốc trừ sâu bệnh....

5.2 Đề nghị

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sớm được đưa vào thực hiện trên địa bàn huyện Lương Tài và ở những vùng có điều kiện tương tự.

Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện sinh thái của huyện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 92 - 94)