Hiệu quả mơi trường các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 79 - 85)

III IV V VI VIIV IX XXI

4.4.5.Hiệu quả mơi trường các loại hình sử dụng đất

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới mơi trường là một vấn đề khó, địi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như:

- Mức sử dụng phân bón, đặc biệt là phân hoá học.

- Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ.

- Mức độ phù hợp của loại hình sử dụng đất Hệ số sử dụng đất, biện pháp luân canh cải tạo đất.

Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

* Sử dụng phân bón:

Theo TS. Đỗ Nguyên Hải, một trong những ngun nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân bón hố học, thay cơng làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ,

thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Trong việc sử dụng phân bón hố học thì người nơng dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng.

Kết quả điều tra khảo sát các loại hình sử dụng đất ở các vùng kinh tế sinh thái chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Mức độ đầu tư phân bón cho các loại cây lương thực là ở mức trung bình, các loại rau màu ở mức cao. Nguồn đạm chủ yếu là phân urê, lân chủ yếu là dạng supe lân, kali chủ yếu là Kali clorua.

- Tỷ lệ N:P:K chưa cân đối, người nơng dân thường bón theo tỷ lệ là 1:0,40:0,25. trong khi yêu cầu kỹ thuật phải đạt 1:0,5: 0,3; mức bón ở Việt Nam hiện nay là 1:0,3:0,1; mức bón ở các nước đang phát triển là 1:0,6:0,5. Một số loại cây trồng được bón phân mất cân đối nghiêm trọng như rau thường bón quá nhiều N, làm giảm chất lượng nơng sản do tích luỹ nhiều NO3.

Bảng 4.18. So sánh mức phân bón của nơng hộ với quy trình kỹ thuật

Mức bón của các nơng hộ Theo quy trình (tiêu chuẩn) (Kg/ha) (Kg/ha) Cây trồng N P K P/C (tấn/ha) N P K P/C (tấn/ha) Lúa xuân 70,3 62,5 64,6 8,3 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa mùa 63,9 50,0 64,6 5,6 80-100 50-60 0-30 6-8 Ngô 191,7 75,0 64,6 6,2 120-150 80-90 30-60 8-10 Đ. tương 19,2 17,5 - 4,0 20 40-60 40-60 5-6 Lạc 19,2 10,0 19,4 4,5 20 40-60 40-60 5-6 Cải bắp 153,3 40,0 103,3 15 180-200 80-90 110-120 25-30 Su hào 127,8 35,0 90,4 11,5 180-200 80-90 110-120 25-30 Cà chua 153,3 40,0 116,3 6,3 180-200 90-180 150-240 20-40 Bí xanh 191,7 50,0 129,2 9,5 180-200 80-90 110-120 25-30 Hành,tỏi 63,9 40,0 90,4 4,5 50-60 70-80 80-90 10-20 ớt 153,3 50,0 116,3 8,6 - - - -

Nguồn: Số liệu điều tra (2008) & T/C bón phân cân đối, Nguyễn Văn Bộ (2000)

- Lân và kali được đầu tư ít hơn và không đều, đa số cây trồng khơng được bón đủ lân và kali. Một số cây trồng đòi hỏi nhiều kali như cà chua, ngô, cải bắp, khoai lang... nhưng lượng bón mới chỉ đạt khoảng 60% so với tiêu chuẩn. Một số cây trồng gần như không được bổ sung hoặc bổ sung rất ít lượng kali từ phân hố học mà chỉ có một ít từ phân hữu cơ như lúa, đậu tương, lạc, hành tỏi... Việc bón khơng đủ lượng kali cần thiết dẫn đến suy kiệt hàm lượng kali trong đất và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.

* Thuốc BVTV:

Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật đang đựơc sử dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, đặc biệt các loại rau màu như cà chua, bắp cải... phun 5-6 lần/ vụ.

Do liều lượng thuốc và số lần phun nhiều, phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường và an tồn chất lượng nông sản (bảng 4.20).

Một số cây trồng sử dụng quá nhiều thuốc là cà tím, bắp cải, dưa chuột... Qua bảng 4.20. cho thấy một số loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng

(Vofatox, Monitor) nhưng trên thực tế vì lợi nhuận kinh tế, và sự hiểu biết còn

hạn chế của người dân, một lượng thuốc BVTV này vẫn được sử dụng bất chấp hậu quả về sức khoẻ con người, môi trường tự nhiên, nguồn nước, đất....

Bảng 4.19. Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng

Thực tế Khuyến cáo Cây trồng Tên thuốc Liều lượng

(Kg/ha/lần) Cách ly (ngày) Liều lượng (Kg/ha/lần) Cách ly (ngày) Thuốc trừ sâu

Lúa Bassa50SD 1,0 10 1,5 14 Lúa, cải bắp Sattrungdan95BTN 1,0 8 0,60-0,83 15

Lúa DelfinWG 0,5 4 0,60-0,70 1

Lúa Sotoxo 3SC 0,5 15 0,5-0,8 - Lúa, cải bắp Rigell 80WG 0,1 10 0,0277 14 Lúa Neptoxin 95WG 0,5 10 0,5-0,75 14 Lúa,rau đậu Baran 50EC 0,2 5 0,08-0,17 7 Cải bắp, đậu Vofatox 0,5 10 - - Lạc, Đậu, Bí Tậpkỳ 1.8EC 0,5 7 0,3-0,6 7 Rau các loại Monitor 0,5 10 - -

Thuốc trừ bệnh

Rau, đậu Ridomil 68 WP 2 7 2-3 7 Cà chua Anvil 5SC 1 10 0,5-1 14 Cà chua Dacomil 75WP 0,5 7 0,6-0,8 10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ (2008)

* Luân canh, kiểu sử dụng đất thích hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia và phỏng vấn hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân được hỏi đều cho rằng canh tác cây lương thực, cây họ đậu không ảnh hưởng đến môi trường đất, các loại cây này luôn cho năng suất ổn định. Các loại rau, màu như cà chua, cải bắp.... cho năng suất cao nhưng ảnh hưởng lớn đến đất đai và môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật dùng nhiều và không cân đối. Sau khi tiến hành khảo sát, điều tra theo phương pháp chuyên gia và phỏng vấn 180 hộ nông dân để xác định mức độ ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường, kết quả trình bày ở bảng 4.21.

* Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp

hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao. Phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các LUT, tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.

Các LUT được lựa chọn phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế. Trong đánh giá hiệu quả, người ta thường lựa chọn các loại hình sử dụng đất đạt các chỉ tiêu ở mức cao, tuy nhiên cịn tùy thuộc vào mục tiêu đề ra, ít khi người ta lựa chọn một LUT mới mà lợi nhuận thu được thấp hơn LUT trước đó. Trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó mà phải giữ lại một số LUT nhất định khi biết rằng hiệu quả kinh tế của LUT đó chưa phải là cao nhất.

Bảng 4.20. Luân canh và mức độ phù hợp của kiểu sử dụng đất Mức độ phù hợp LUT Kiểu sử dụng đất V1 V2 V3 Hệ số sử dụng 1. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa a a a 2 2. Lúa – màu LX - LM - Ngô a a c 3 LX - LM - Đ. tương a - c 3 LX - LM - K. Lang a a a 3 LX - LM – K. tây a - b 3 LX - LM - Bí a a b 3 LX - LM - C chua b a c 3 LX - LM - Cải bắp a a a 3 LX - LM - Su hào - - a 3 LX - LM - Hành tỏi - a b 3 LX - LM - D chuột a a b 3 LX - LM - Đỗ quả - a a 3 LX – LM - Súp lơ a - - 3 LX – LM - Lạc c a a LX – LM – ớt - - b 3 3. Rau màu Cà chua – Dưa chuột

C chua - Bí - D chuột a b b 3 R muống – Su hào a c c 3 R muống – Súp lơ a c c 3 R muống – Bắp cải a a b 2 C chua – Bí xanh a a c 2 Đỗ quả – Bí xanh b a b 2 Ngô - Cà rốt - - a 2 Đ tương – cà rốt - - a 2 Lạc – Cà rốt - - a 2 4. Trồng riềng Chuyên riềng - - a 1 5. Chuyên cá Chuyên cá c a a 1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2008)

Các LUT được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi... của vùng, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy được kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Ngồi ra, LUT đó cịn phải đảm bảo được hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đất đai, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 79 - 85)