0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính trong huyện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 63 -68 )

III IV V VI VIIV IX XXI

4.4.2. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính trong huyện

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay khơng địi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính tốn dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào thời điểm giá tại địa bàn huyện Lương Tài các vùng lân cận năm 2008.

Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả sử dụng đất đó là loại cây và giống cây trồng trên các loại đất. Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tại các tiểu vùng kinh tế sinh thái của huyện chúng tôi thu được như sau:

4.4.2.1. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở vùng 1:

Cây trồng chính hàng năm ở vùng này là cây lúa, đậu tương, lạc khoai lang, khoai tây và các loại rau màu như bí xanh, cà chua, súp lơ, su hào, dưa chuột... Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng thu được trình bày ở bảng 4.10.

Qua bảng 4.10 ta thấy nhóm cây lương thực như lúa, khoai lang, khoai tây, đỗ tương cho hiệu quả kinh tế khơng cao, điển hình như cây lúa thu nhập hỗn hợp (TNHH) thu được là 11 004 - 14 204 nghìn đồng/ha, cây khoai lang là 13 778 nghìn đồng/ha và cây đỗ tương là 14 023 nghìn đồng/ha.

Cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất tại vùng là cây súp lơ và cây cà chua, TNHH của cây súp lơ đạt 118 438 nghìn đồng/ha, cây cà chua đạt 163 239 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên chi phí trung gian (CPTG) của các loại cây lại lại rất cao, như cây cây cà chua có CPTG là 23971 nghìn đồng/ha, CPTG cao nhất trong các loại cây trong vùng, cây súp lơ có CPTG là 18 062 nghìn đồng/ha. CPTG thấp nhất là cây rau muống (5 578) nghìn đồng/ha và cây bí xanh (8198) nghìn đồng/ha.

Giá trị đem lại trên một ngày công cao nhất là các cây Khoai tây (308.9), Bí xanh (450.9), Súp lơ (426.0) và cây rau muống (893.3).

Hiệu quả kinh tế thu lại tính trên một đồng vốn bỏ ra cao nhất là các cây Súp lơ (6.6), Cà chua (6.8), Rau muống (9.0). Hiệu quả thu lại từ việc sản xuất Lúa mùa là rất thấp và có khi bị lỗ cho người sản xuất.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế trên 1ha một số cây trồng chính vùng 1

Đơn vị tính: 1000 VNĐ Giá trị Cây trồng NS tạ/ha GTSX CPTG CôngLĐ TNHH

1 công 1VNĐ Lúa xuân 66 26 400 12196 83 14 204 171.1 1.2 Lúa mùa 58 23 200 12196 83 11 004 132.6 0.9 Kh. Lang 112 22 400 8622 83 13 778 166.0 1.6 Khoai tây 140 49 000 14714 111 34 286 308.9 2.3 Đ. Tương 20 24 000 9977 83 14 023 169.0 1.4 Bí xanh 223 33 450 8198 56 25 252 450.9 3.1 Cà chua 416 187 200 23971 222 163 239 735.3 6.8 Súp lơ 455 136 500 18062 278 118 438 426.0 6.6

Su hào 306 48 960 18132 222 30 828 138.9 1.7 Dưa chuột 500 50 000 20356 83 29 644 357.2 1.5 R muống 278 55 560 5578 56 50 022 893.3 9.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nơng hộ 2008)

Nhìn chung những loại rau màu như cà chua, súp lơ, su hào, dưa chuột mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại có năng suất tốt, giá thành cao và có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên những loại cây này chi mang tính thời vụ, chưa được quy hoạch rõ ràng nên vẫn thường xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ. Năng suất của cây cà chua là 416 tạ/ ha, với giá bán trung bình vào khoảng 4 500đ/kg, bí xanh là 223 tạ/ha với giá bán là 1 500 đ/kg, súp lơ là 455 tạ/ ha với giá bán là 3 000đ/ kg, nên GTGT của những loại cây này cao hơn nhiều lần so với nhóm cây lương thực.

4.4.2.2. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở vùng 2

Với địa hình bằng phẳng, độ cao tồn vùng thấp hơn so với độ cao trung bình của tồn huyện nên vùng 2 thích hợp cho việc trồng các loại lúa, màu và chuyên cá. Thế mạnh của vùng là cây lúa, khoai tây, hành, tỏi, cà chua, bắp cải và nuôi trồng thuỷ sản.

Cây trồng điển hình của vùng 2 này ngoài cây lúa là các cây màu: Hành, tỏi và ớt. Tuy TNHH của 3 loại cây này là thấp tương đối thấp nhưng với đặc tính của các loại cây này phù hợp với tính chất đất của vùng và thị trường ln có sẵn nên được người nơng dân rất quan tâm phát triển mở rộng diện tích các loại cây này. TNHH của cây hành đạt 15 528 nghìn đồng/ha, cây tỏi đạt 8702 nghìn đồng/ha, cây ớt đạt 20 440 nghìn đồng/ha.

Hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng là cây cà chua đạt TNHH là 163 100 nghìn đồng/ha với năng suất 416 tạ/ha, hiệu quả thấp nhất là cây ngô với TNHH chỉ đạt 1 970nghìn/ha.

Các loại cây lương thực cho giá trị thu nhập một công lao động là rất thấp như cây lúa xuân chỉ đạt 176 000 đồng/1công, lúa mùa là 135 000 đồng/1

cơng... trong khi đó hiệu quả trên một cơng lao động của các loại cây rau màu là tương đối cao như cây cà chua là 734 700 đồng/1cơng, cây bí xanh là 450 900 đồng/1cơng, cây rau muống là 893 300 đồng/1công.

Hiệu quả thu lại tính trên một đồng vốn bỏ ra của các cây rau màu là cao hơn hẳn và thực sự đem lại hiệu quả cho người nơng dân điển hình là các cây cà chua, bắp cải, bí xanh và rau muống.

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế trên 1ha một số cây trồng chính vùng 2

Đơn vị tính: 1000 VNĐ Giá trị Cây trồng NS tạ/ha GTSX CPTG Công LĐ TNHH

1 công 1 VNĐ Lúa xuân 67 26 800 12196 83 14 604 176.0 1.2 Lúa mùa 58.5 23 400 12196 83 11 204 135.0 0.9 Kh. lang 115 23 000 8622 83 14 378 173.2 1.7 Khoai tây 142 49 00 14714 111 34 986 315.2 2.4 Ngô 36.3 9 075 7105 56 1 970 35.2 0.3 Đậu tương 20 24 000 9976 83 14023 169.0 1.4 Bí xanh 223 33 450 8198 56 25252 450.9 3.1 Dưa chuột 527 52 700 20356 83 32344 389.7 1.6 Cà chua 416 187 200 24100 222 163100 734.7 6.8 Bắp cải 455 113 750 18062 278 95688 344.2 5.3 Hành 166 24 900 9372 83 15528 187.1 1.7 Tỏi 556 22 240 13538 83 8702 104.8 0.6 Đỗ quả 194 58 200 14676 278 43434 156.2 3.0 ớt 12.5 31 250 10810 139 20440 147.1 1.9 Lạc 22 17 600 7328 111 10272 92.5 1.4 R muống 278 55 600 5578 56 50022 893.3 9.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ 2008)

4.4.2.3. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở vùng 3.

sơng Thái Bình nên vùng có điều kiện phát triển các loại cây rau màu như lạc, ngô, các cây họ đậu và đặc biệt là cà rốt, riềng.

Năng suất lúa của vùng 3 cũng cao hơn các vùng khác trên toàn huyện, cao nhất là của lúa xuân đạt 67,4 tạ/ha, một số khu vực trồng lúa lai năng suất rất cao đạt từ 72 đến 75 tạ/ha.

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trên 1ha một số cây trồng chính vùng 3

Đơn vị tính: 1000 VNĐ Giá trị Cây trồng NS tạ/ha GTSX CPTG Công LĐ TNHH

1 công 1 VNĐ Lúa xuân 67.4 26 960 12 196 83 14 764 177.9 1.2 Lúa mùa 58.5 23 400 12 196 83 11 204 135.0 0.9 Kh. lang 114 22 800 8 622 83 14 178 170.8 1.6 Khoai tây 142 46 860 13 605 111 33 255 299.6 2.4 Ngô 38.2 9 550 6 547 56 3 003 53.6 0.5 Đậu tương 22.0 26 400 9 976 83 16 424 197.9 1.6 Bí xanh 208 35 360 8 225 56 27 135 484.6 3.3 Cà chua 403 181 350 23 600 222 157 750 710.6 6.7 Cà rốt 416 166 400 43 922 228 122 478 537.2 2.8 Riềng 278 111 200 17 956 91 93 244 1024.7 5.2 Đỗ ăn quả 194 58 200 14 676 278 43 434 156.2 3.0 Lạc 23.6 18 800 8 883 111 9 917 89.3 1.1

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nơng hộ 2008)

Cây trồng điển hình vùng này được các hộ nơng dân quan tâm là cây cà rốt và cây riềng, hai loại cây này rất thích hợp và phát triển tốt với loại đất ở đây, diện tích và thị trường của hai loại cây này luôn được mở rộng. Năng suất của cây cà rốt đạt 416 tạ/ha, thu nhập hỗn hợp (TNHH) đạt 122 478 nghìn đồng/ha, tuy nhiên chi phí lao động, cơng lao động là cao nguyên nhân là giống cây này địi hỏi quy trình làm đất phải có kỹ thuật cao. Cây riềng là loại cây

mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất luôn ổn định và đặc biệt giống cây này được chú trọng phát triển là do chi phải mất đầu tư giống ban đầu một lần, chi phí trung gian thấp, từ vụ thứ 2 trở đi sẽ không phải mất tiền đầu tư vào giống. Năng suất cây riềng đạt 278 tạ/ha, TNHH đạt 93 244 nghìn đồng/ha.

Cây cà chua đạt TNHH cao nhất so với các loại cây trồng khác đạt 157 750 nghìn/ha nhưng diện tích khơng được chú trọng phát triển rộng do khơng có khả năng mở rộng diện tích và chỉ mang tính thời vụ. Cây ngô và đậu tương, lạc là những cây trồng có diện tích lớn tại vùng này do vùng có nhiều diện tích bãi ngồi đê hàng năm được bồi tụ phù sa rất thích hợp cho sự phát triển của 3 loại cây này tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại không cao, sản phẩm sau thu hoạch chủ yếu phục vụ nguồn tại, năng suất của cây ngô đạt 38.2 tạ/ha, TNHH đạt 3 003 nghìn đồng/ha, cây Đậu tương có năng suất đạt 22 tạ/ha, TNHH đạt 16 424 nghìn đồng/ha, năng suất cây lạc đạt 23,6 tạ/ha, TNHH đạt 9 917 nghìn đồng/ha.

Hiệu quả đem lại cho một công lao động của các loại cây màu là cao hơn rất nhiều so với nhóm cây lương thực, cao nhât và hiệu quả nhất là các loại cây như cây riềng, cà rốt, cà chua, bí xanh ... và hiệu quả thu lại từ một đồng vốn bỏ ra của các loại cây này cũng vượt trội hơn các loại cây khác và đã thực sự đem lại thu nhập khá cho người nông dân trong vùng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 63 -68 )

×