Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 45 - 50)

III IV V VI VIIV IX XXI

4.1.4.Tài nguyên đất

Từ kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2003 [8] đất đai của huyện được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình, một số được hình thành tại chỗ (đất ngập úng; đất bạc màu trên phù sa cổ) và được chia thành các nhóm sau đây:

4.1.4.1. Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thơng sơng Hồng

Diện tích 54,14 ha, chiếm 0,51% so với diện tích tự nhiên: Phân bố ở ngoài đê xã Trung Kênh, hàng năm vào mùa mưa lũ thường được bồi đắp phù sa. Hình thai phẫu diện đất thường có mùa nâu tươi, thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng dung dịch đất ít chua pHKCL: 5,5-6,5; Hàm lượng mùn trong đất khá: 1,5-2,1%; đạm và lân tổng số từ trung bình đến kha, lân và kali dễ tiêu nghèo, cation kiềm trao đổi trong đất khá.

Đất phù sa hệ thống sơng Hồng có độ phì khá, nhưng được phân bố ở ngoài đê, về mùa lũ thường hay bị ngập, đất thích hợp để trồng các loại cây

hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Bảng 4.2. Các nhóm đất chính ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Phù sa được bồi S. Hồng 54,14 0,51

2. Phù sa được bồi Sơng Thái Bình 211,26 2,00 3. Phù sa không bồi, không glây S. Hồng 274,23 2,60 4. Phù sa không bồi, không glây Sông TB 895,63 8,48

5. Nhóm đất phù sa glây S. Hồng 530,23 5,02 6. Nhóm đất phù sa glây Sơng TB 1795,44 16,99 7. Nhóm đất phù sa loang lổ S. Hồng 575,90 5,45 8. Nhóm đất phù sa loang lổ Sông TB 341,09 3,23 9. Đất phù sa úng nước mùa hè 634,29 6,00 10. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 224,46 2,12 11. Đất xám bạc màu glây 236,05 2,25

(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc ninh năm 2003)

4.1.4.2. Đất phù sa được bồi của hệ thơng sơng Thái Bình.

Diện tích 211,26 ha chiếm 2,00% diện tích tự nhiên, được phân bố ở ngồi đê sơng Thái Bình thuộc các xã Minh Tân, Lai Hạ.

Hinh thái phẫu diện tầng mặt có màu nâu nhạt hoặc nâu them, xuống các tầng dưới có màu xám nâu, thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng dung dịch đất chua pHKCL: 4,5-5,5; hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo, cation kiềm trao đổi thấp.

Đất phù sa được bồi của hệ thống sơng Thái Bình có độ phì tự nhiên thuộc loại tủng bình. Đất thích hợp trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Để đảm bảo vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa nâng cao độ phì cho đất cần tăng cường bón phân hữu cơ.

4.1.4.3. Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp, khơng có tầng glây

hình vàn cao ở xã Trung Kênh. Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng. Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu hoặc nâu tươi. Thành phần cơ giới đất thường là thịt trung bình, nhiều nơi là thịt nặng.

Phản ứng dung dịch đất ít chua đến trung tính pHKCL: 5,5-6,0: mùn từ trung bình đến giàu: 1,5-2,1%; đạm tổng số từ trung bình đến giàu 0,12-0,2%; lân tổng số trung bình 0,05-0,1%; lân dễ tiêu rất nghèo (<2mg/100g đất); kali tổng số và dễ tiêu nghèo; hàm lượng cation kiềm trao đổi khoảng 10- 11meq/100g đất.

Loại đất này độ phì khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Trồng hai vụ lúa: 2lúa-1 màu (cây vụ đông) hoặc trồng cây ăn quả ở những nơi gần dân cư có diều kiện canh tác thuạn lợi.

4.1.4.4. Đất phù sa sơng Thái Bình khơng được bồi, khơng có tầng glây

Diện tích 895,63ha chiếm 8,48% so với diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Trung Chính và Trứng Xã.

Hình thái phẫu diện phân hố khá rõ, tầng đất mạt thường có màu nâu tươi, các tấng dưới có màu nâu lẫn các vệt vàng nâu. Thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, nhiều nơi có thành phần cơ giới thịt nặng. Phản ứng của đât chua, pHKCL: 4,5-5,5.

Hàm lượng mùn khá ~2%; đạm tổng số từ trung bình đến khá 0,1,- 0,15%, lân tổng số trung bình 0,05%, lân dễ tiêu rất nghèo (0,5-2mg/100g đất), kali tổng số rất nghèo <0,1%, kali dễ tiêu rất nghèo < 5mg/100g đất. Tổng lượng cation trao đổi ở tầng mặt khoảng 8-11mg/100g đất.

Đây là loại đất có độ phì nhiều khá, hiện tại trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa – 1 cây vụ đông. Để đảm bảo tăng năng suet lúa và cây vụ đơng cần tăng cường bón phân hữu cơ.

4.1.4.5. Đất phù sa glây của hệ thống sơng Hồng

Diện tích 530,23ha chiếm 5,02% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Quảng Phú, Phú Hoà, Tân Lãng và Thị Trấn Thứa.

tầng dưới có màu xám xanh biểu hiện của q trình glây.

Thành phần cơ giới đất thường là thịt trung bình đến thịt nặng hoặc sét nhẹ, nên khả năng giữ nước, giữ phân khá. Phản ứng của đất chua pHKCl: 4,5 – 5,0 và ít có sự thay đổi giữa các tầng đất. Hàm lượng mùn ở tầng mặt khá từ 1,5-2,0%. Đạm tổng số từ trung bình đến khá 0,1-0,15%. Lân tổng số trung bình 0,06-0,1%, lân dễ tiêu nghèo <5mg/100g đất, kali tổng số trung bình 0,185%, kali dễ tiêu nghèo 5mg/100g đất. Lượng các cation kiềm trao đổi khá khoảng 12meq/100g đất.

Đây là loại đất có độ phì nhiều khá, thích hợp cho trồng 2 vụ lúa năng suất cao, có thể cải tạo các chân ruộng có địa hình vàn để trồng 2 vụ lúa – 1 vụ màu.

4.1.4.6. Đất phù sa glây của hệ thống sơng Thái Bình

Diện tích 1.795,44ha chiếm 16,99% diện tích tự nhiên phân bố ở các xã Lam Thao, Phú Lương, Minh Tân, Lai Hạ, An Thịnh, Mỹ Hương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thái phẫu diện tầng mặt thường có màu nâu xám hoặc xám nâu, các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới của đất từ trung bình đến nặng hoặc sét. Phản ứng của đất chua pHKCL: 4,o -4,5, mùn ở tầng đất mặt khá 1,5-2%, lân tổng số nghèo < 0,05%, lân dễ tiêu rất nghèo <5mg/100g đất, nhựa cation kiềm trao đổi thấp.

Loại đất này nhìn chung có độ phì trung bình, chủ yếu để sử dụng vào trồng 2 vụ lúa. Để dảm bảo tăng năng suất lúa cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ. Nên bón vơi cải tạo độ chua, bón các loại phân vơ cơ phải cân đối, chú trọng bón lân và kali.

4.1.4.7. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sơng Hồng.

Diện tích 575,9ha chiếm 5,45% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Tân Lãng, Quảng Phú và Thị Trấn Thứa

Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa sông Hồng, song do ở địa hình cao và thiếu nước tưới trong mùa khơ, làm cho đất có q trình tích luỹ

sắt, nhơm và q trình oxi hố thành tầng loang lổ đỏ vàng.

Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu vàng hoặc đỏ vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, càng xuống sâu có màu vàng hoặc đỏ vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, càng xuống sâu tỷ lệ cấp hạt sét càng tăng. Phản ứng của đất chua pHKCL 4,8 ở tầng mặt. Hàm lượng mùn trung bình 1,5%, lượng cation kiềm trao đổi thấp.

4.1.4.8. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sơng Thái Bình

Diện tích 341,09 ha chiếm 3,23% diện tích tự nhiên phân bố trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các xã Trung Chính, Phú Hồ, Phú Lương.

Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng dung dịch đât chua pH-

KCL4,0 -5,5; tầng canh tác có kali tổng số từ 0,3-0,7%; kali dễ tiêu từ 7- 12mg/100g đất. Lân dễ tiêu và lân tổng số đều nghèo, mùn tổng số tầng mặt trung bình 1,5%. Nhìn chung các chất dinh dưỡng của đất đồi với cây trồng đều từ nghèo đến trung bình.

4.1.4.9. Đất phù sa úng nước mùa hè

Diện tích 634,29 ha chiếm 6% so với diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở địa hình thấp thuộc các xã Minh Tân, Mỹ Hương, Trung Chính.

Hình thái phẫu diện tầng mặt thường có màu nâu xám, xuống các tầng dưới thường có màu xanh, xám đen.

Phản ứng dung dịch đất chua, pHKCL < 4,5, mùn giàu >3%, đạm tổng số giàu 0,17%, lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo, kali tổng số nghèo <0,5%, kali dễ tiểu trung bình 10-15mg/100g đất. Lượng các cation kiềm trao đổi thấp, tổng lượng canxi và magiê khoảng 9meq/100g đất ở tầng mặt.

4.1.4.10. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

Diện tích 224,46 ha chiếm 2,12% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở xã Quảng Phú.

màu xám hoặc xám đen, ở các tầng dưới có màu xám vàng, xám trắng là chủ yếu. Thành phần cơ giới thường là cát pha – thịt nhẹ.

Phản ứng dung dịch chua, pHKCL: 4,5%, mùn nghèo 1,0-1,07%, đạm tổng số nghèo 0,08%, lân tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo 0,012% và 1mg/100g đất, kali dễ tiêu nghèo, tổng lượng các cation kiềm trao đổi thấp.

4.1.4.11. Đất xám bạc màu glây

Diện tích 236,05 ha chiếm 2,25% so với diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Quảng Phú.

Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, phản ứng của đất từ rất chua đến chua vừa pHKCL: 4,14-5,00, hàm lượng mùn từ 1,12-1,52%, kali dễ tiêu 7- 12mg/100g đất. Các chât dinh dưỡng khác đều thấp, cây trồng chủ yếu hiện là cây lúa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 45 - 50)