Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 60 - 63)

III IV V VI VIIV IX XXI

4.4.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện trước hết cần nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất ở các vùng kinh tế sinh thái. Lương Tài là một huyện có địa hình thuận lợi, phù hợp với đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng gồm các loại cây lương thực, rau màu, cây ăn quả... Hệ thống cây trồng được bố trí phù hợp trên từng vùng đất và từng mùa vụ. Loại hình sử dụng đất là một bức tranh

mô tả thực trạng sử dụng đất của từng vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp ở các hộ gia đình tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho 3 vùng kinh tế sinh thái. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác nhau được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Các loại hình sử dụng đất chính huyện Lương Tài

Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ so với đất NN(%) Vùng 1

1. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 2036.39 83.09 2. Lúa - Màu Lúa xuân- Lúa mùa – K.Lang 23.5 0.96 Lúa xuân- Lúa mùa – K.Tây 30.07 1.23 Lúa xuân- Lúa mùa - Đỗ tương 47 1.92 Lúa xuân- Lúa mùa – Bí xanh 25 1.02 Lúa xuân- Lúa mùa – Su hào 15 0.61 Lúa xuân- Lúa mùa – Súp lơ 15.2 0.62 Lúa xuân- Lúa mùa – Dưa

chuột

10.8

0.44 3. Rau - Màu Cà chua – Dưa chuột 37.2 1.52 Cà chua – Bí xanh 35 1.43 Cà chua – Bí xanh – Dưa

chuột

41.7

1.70 Rau muống – Su hào 19.8 0.81 Rau muống – Súp lơ 12.7 0.52 4. Chuyên Cá Chuyên Cá 323.75 13.21

Vùng 2

1. Chuyên lúa Lúa xuân- Lúa mùa 2013.44 71.16 2. Lúa – Màu Lúa xuân- Lúa mùa – K.Lang 32.14 1.14

Lúa xuân- Lúa mùa – K.Tây 47.5 1.68 Lúa xuân- Lúa mùa – Ngô 27 0.95 Lúa xuân- Lúa mùa - Đỗ tương 50.2 1.77 Lúa xuân- Lúa mùa – Bí xanh 57 2.01 Lúa xuân- Lúa mùa – Dưa

chuột

31.26

1.10 Lúa xuân- Lúa mùa – Cà chua 27.4 0.97 Lúa xuân- Lúa mùa – Bắp cải 12 0.42 Lúa xuân- Lúa mùa – Hành 85 3.00 Lúa xuân- Lúa mùa –Tỏi 85 3.00 Lúa xuân- Lúa mùa – Đỗ ăn

quả

10.2

0.36 Lúa xuân- Lúa mùa – ớt 70 2.47 Lúa xuân- Lúa mùa – Lạc 32 1.13 3. Rau – Màu Rau muống – Bắp cải 21.2 0.75 Cà chua – Bí xanh 37.5 1.33 Đỗ ăn quả – Bí xanh 47.26 1.67 4. Chuyên Cá Chuyên Cá 668.08 23.61

Vùng 3

1. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 1070.08 68.75 2. Lúa - Màu Lúa xuân- Lúa mùa – K.Lang 30.6 1.97 Lúa xuân- Lúa mùa – K.Tây 42.43 2.73 Lúa xuân- Lúa mùa – Ngô 56 3.60 Lúa xuân- Lúa mùa - Đỗ tương 39.8 2.56 Lúa xuân- Lúa mùa – Bí xanh 38 2.44 Lúa xuân- Lúa mùa – Cà chua 12 0.77 Lúa xuân- Lúa mùa – Đỗ ăn

quả

8.7

0.56 Lúa xuân- Lúa mùa – Lạc 35 2.25 3. Rau - Màu Ngô - Cà rốt 150 9.64

Đậu tương – cà rốt 62.7 4.03 Lạc – Cà rốt 97 6.23 4. Chuyên riềng Chuyên riềng 120 7.71 5. Chuyên Cá Chuyên Cá 315,17 20.25

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2008)

Qua bảng trên ta thấy tồn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 27 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện đồng bằng có diện tích đất nơng nghiệp khơng lớn nên hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là các loại cây hàng năm. Trong đó, LUT chuyên lúa chỉ có một kiểu sử dụng đất, LUT lúa - màu có 15 kiểu sử dụng đất, LUT rau - màu có 11 kiểu sử dụng đất,và LUT chuyên cá có một kiểu sử dụng đất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LƯƠNG TÀI BẮC NINH (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)