Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi đã xác định đƣợc 3 trạng thái thảm thực vật đó là các trạng thái: thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xác định đƣợc sự đa dạng của các bậc taxon trong 3 trạng thái thảm thực vật đó, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 4.4 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.4. Số lƣợng, tỷ lệ % các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật
TT Trạng thái TTV SL Họ % SL Chi % SL Loài %
1 Thảm cỏ 77 52.03 184 44.02 232 39.79 2 Thảm cây bụi 112 75.68 275 65.79 262 44.94 3 Rừng thứ sinh 105 70.95 272 65.07 388 66.55 52.03 75.68 70.95 44.02 65.7965.07 39.79 44.94 66.55 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Họ Chi Loài Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố số lượng các bậc taxon (họ, chi, loài) trong các trạng thái thảm thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cho thấy số lƣợng các họ, chi và loài trong các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu khá đa dạng.
- Trạng thái thảm cỏ có 71 họ (chiếm tỷ lệ 47,97% so với tổng số họ trong khu vực nghiên cứu), 185 chi (chiếm tỷ lệ 44,26% so với tổng số chi trong khu vực nghiên cứu) và 232 loài (chiến tỷ lệ 39,86% tổng số loài trong KVNC).
- Trạng thái thảm cây bụi có 28 họ (chiếm tỷ lệ 18,92% tổng số họ trong khu vực nghiên cứu), 80 chi (chiếm tỷ lệ 19,14% tổng số chi trong khu vực nghiên cứu), 121 loài (chiếm tỷ lệ 20,79% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu).
- Trạng thái rừng thứ sinh có 49 họ (chiếm tỷ lệ 33,11% tổng số họ trong khu vực nghiên cứu), 153 chi (chiếm tỷ lệ 36,6% tổng số chi trong khu vực nghiên cứu) và 229 loài (chiếm tỷ lệ 29,35% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu).
Trong các bậc phân loại ta thấy các loài thực vật phân bố ở thảm cỏ và Rừng thứ sinh chiếm ƣu thế (tổng số có tới 79,21% các loài thực vật phân bố ở hai trạng thái thảm cỏ và trạng thái rừng thứ sinh).