Thảm thực vật tự nhiên

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 62 - 66)

Chúng tôi áp dụng bảng phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Bảng phân loại này cho pháp phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh, tƣơng đối ổn định hay tạm thời. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

4.6.1.1 Lớp quần hệ rừng kín, rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (<500 m)

4.6.1.1.1. Rừng cây gỗ lá rộng

Kiểu này thƣờng là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300m trở lên. Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác cạn kiệt ở mức độ khác nhau:

- Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 14m, đƣờng kính trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên một số nơi (ở độ cao từ 350m trở lên) vẫn còn một số cây gỗ rừng nguyên sinh đƣợc chừa lại với chiều cao lên tới trên 20m và đƣờng kính 30 - 40cm. Tổng hợp số liệu điều tra thao tuyến và theo OTC đã xác định đƣợc các ƣu hợp sau:

+ Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch.) + Mỡ (Manglietia conifera Dandy) + Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hil). + Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwiss) + Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss)...

+ Vải rừng (Nephelium cuspidatum Blume var. Bassacense (Pierre) Leenh) + Thàn mát (Milletia ichthyochtora Drake)...

- Tầng cây bụi với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Thầu

dầu (Euphorbiaceae) + họ Cam (Rutaceae) + Họ Cà phê (Rubiaceae) + họ

Ngũ gia bì (Araliaceae)+ họ Cỏ gioi ngựa (Verbenaceae)...

- Tầng thảm tƣơi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chủ yếu

là các cây chịu bóng thuộc họ Ráy (Araceae)+ họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae)... 4.6.1.1.2. Rừng tre nứa nhiệt đới núi thấp (Bambusoideae) nhiệt đới địa hình đồi núi thấp

4.6.1.1.2.1. Rừng thuần loại

Có rừng Giang (Ampelocalamus patellaris) hình thành do khai thác kiệt. Kiểu rừng này thƣờng là những khoảnh nhỏ diện tích 1-3 ha, phân bố độ cao < 400m.

4.6.1.1.2.2. Rừng hỗn giao với cây lá rộng

- Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dulloa) hỗn giao với cây lá rộng,

phân bố trên độ cao 150-350m. Trƣớc đây nứa có đƣờg kính 5 - 7cm, do khai thác quá mức nên nứa đã bị suy thoái, đƣờng kính thân nứa trung bình 3 - 4cm, nhiều nơi nứa tép chiếm số lƣợng lớn đƣờng kính trung bình 1-2cm. Ở đây cây gỗ có mật độ thƣa 100 - 200 cây/ha, các loài cây gỗ thƣờng gặp nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ba soi (Macaranga denticulata (Blume) Muell.-ArgShaw), Chẹo

(Engelhardtiaroxburghiana Wall), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense

(Lour.) Blume)...

- Tầng thảm tƣơi có độ dày rậm Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây

chịu bóng thuộc họ Bòng bong (Lygodiaceae) + họ Ráy (Araceae) + họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae)...

4.6.1.2. Lớp quần hệ rừng thưa

4.6.1.2.1. Rừng thưa thường xanh ở địa hình thấp và núi thấp

Trong khu vực nghiên cứu kiểu rừng này chiếm ƣu thế, đó là rừng phục hồi sau khai thác và sau khi xử lý trắng thực bì để trồng rừng, phân bố chủ yếu ở vùng sƣờn núi và ven chân đồi. Rừng gồm có tầng cây gỗ cao trung bình 8 - 10m, đƣờng kính trung bình 10 - 12cm với độ tàn che 0,5 - 0,6.

- Tầng cây gỗ: thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài thƣờng xanh nhƣ

Duối (Streblus asper Lour.), Cây sở (Camelia oleifera C. Abel), Muỗm

(Mangifera- foetidaLour), Vỏ dụt (Hymenodictyon orixense(Roxb) Mabb)...

- Tầng cây bụi: dƣới tầng cây gỗ là tầng cây bụi và các cây con tái sinh

nhƣ: Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Đơn đỏ (Excoecaria

cochinchinensis Lour), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook. F), Bọ mắm rừng (Pouzolzia sanguinea (Blume) Merr), Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum L),

Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz)...

- Tầng thảm tƣơi: Chủ yếu là các loài cây ƣa sáng, cây chịu khô hạn

nhƣ: cỏ Chít (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze), Guột (Dicranopteris

linearis (Burm. f.) Undew ), Sa nhân (Amomum longiligulare T. L. Wu)... Kiểu rừng này có các ƣu hợp sau:

- Khế rừng (Rourea minor (Gaertn.) Alston), Hu đay (Trema orientalis

(L.) Blume), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Chẹo Ấn độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch.), Bục bạc (Mallotus paniculatus (Lamk.) Muell.-Arg)...

- Bứa (Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth), Nhội (Bischofia javanica Blume)...

4.6.1.2.2. Rừng thưa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp

Các quần xã thuộc hệ này rụng lá về mùa khô. Thời gian rụng lá thƣờng từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau, có các loại ƣu hợp nhƣ sau:

- Bồ đề (Styrax annamensis Guillaum), Sau sau (Liquidambar

formosana Hance), Xoan núi (Walsura bonii Pell)... Chúng thƣờng đƣợc gặp trên sƣờn núi, độ cao từ 150 - 350m.

- Kháo xanh (Cinnadenia paniculata (Hook. f.) Koesterm), Bồ đề trắng

(Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwiss)... Chúng thƣờng gặp trên sƣờn núi.

- Bục bạc (Mallotus paniculatus (Lamk.) Muell.-Arg), Đỏ ngọn

(pruniflorum (Cratoxylum Kurz) Kurz), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense (Lour.) Blume)...

4.6.1.3. Thảm cây bụi

Bao gồm cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy, xử lý trắng thực bì trồng rừng nhƣng thất bại. Thành phần gồm các loại cây bụi phổ biến trên vùng đồi

nhƣ: Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz), Sim (Rhodomyrtus

tomentosa (Ait.) Hassk), Găng gai (Randia spinosa (Thunb.) Poir), Mua

(Melastoma candidum D. Don)... Có 3 ƣu hợp phổ biến là:

- Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Mua (Melastoma

candidum D. Don), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook. F)....

- Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz), Ba chạc (Euodia lepta

(Spreng.) Merr), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Mua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum L), Sim (Rhodomyrtus tomentosa

(Ait.) Hassk), Mua (Melastoma candidum D. Don) + Thàu táu (Aporosa

dioica (Roxb.) Muell.-Arg)...

4.6.1.4 Thảm cỏ

4.6.1.4.1. Thảm cỏ có dạng lúa trung bình nhiệt đới, có hay không có cây có gỗ

Thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn có ƣu hợp Chít (Thysanolaena

maxima (Roxb.) Kuntze), Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) Beauv), Chè vè

(Saccharum spontaneum)...

Thành phần cây bụi chủ yếu là cây chịu hạn: Ba chạc (Euodia lepta (Spreing) Merr), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Mua (Melastoma candidum D. Don)...

4.6.1.4.2. Thảm cỏ thấp không có dạng lúa, có hay không có cây gỗ

Trạng thái thảm này có ƣu hợp Guột (Dicranopteris linearis (Burm. f.)

Undew), hình thành trên đất nƣơng rẫy và đất trồng rừng bị thất bại hoặc những nơi thƣờng xuyên bị cháy rừng. Đây là kiểu thảm rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu, phân bố trên các sƣờn núi độ cao từ 300 - 400m trở

xuống. Cây gỗ và cây bụi gồm một số loài cây nhƣ Thành ngạnh (Cratoxylum

cochinchinense Lour), Găng (Randia spinosa (Thunb.) Poi)¸ Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum

Turcz), Mua (Melastoma candidum D. Don)...

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)