CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA QUẢ SUNG
2.2.3. Khảo sát sự hiện diện các hợp chất tự nhiên trong quả sung
Chuẩn bị mẫu thử
Ngâm bột quả sung khô trong etanol 950. Lọc, lấy dịch ancol đem pha
loãng . Ta thu được mẫu thử theo sơ đồ hình 2.3
Hình 2.2. Ly trích dịch alcol làm mẫu thử định tính
a. Khảo sát sự hiện diện của sterol-triterpene
Sterol thuộc hợp chất steroid, là những alcol thể rắn được phân bố
rộng rãi trong thiên nhiên, có cấu trúc 27-29 nguyên tử carbon, nhưng đều có chung khung sườn cơ bản là cyclopentanoperhydrophenantren như hình
Bột của quả sung
Làm mẫu thử Dịch ancol
Ngâm trong EtOH 950
2.4 và một nhóm thế ở C17.
Hình 2.3. Cơng thức Cyclopentanoperhydrophenantren
Các sterol nguồn gốc thực vật gọi là phytosterol, gặp nhiều nhất trong tự nhiên là stigmasterol, các và β-sitosterol.
Các sterol nguồn gốc động vật gọi là zoosterol, chất thông dụng nhất là cholesterol.
Đặc tính của sterol là khơng phân cực, rất ít tan trong nước, tan trong
dầu béo và dung môi hữu cơ không phân cực như: ether dầu hỏa, benzene, chloroform, acetone,….nên thường dùng các dung môi này để ly trích sterol.
Một số thuốc thử nhận biết sterol
− Thuốc thử Liebermann-Burchard
Anhydride acetic 20 ml H2SO4 đậm đặc 1 ml
Thực nghiệm: lấy 1ml dịch alcol vào ống nghiệm, nhỏ từ từ thuốc thử
vào. Nếu mẫu thử xuất hiện màu xanh lục, hồng, cam hoặc đỏ và bền là phản
ứng dương tính.
− Thuốc thử Salkowski: H2SO4 đậm đặc.
Thực nghiệm: lấy 1ml dịch alcol, nhỏ từ từ 1 ml H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm. N ế u x u ấ t hiện màu đỏ nâu là phản ứng dương tính.
b. Khảo sát sự hiện diện của alkaloid
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vịng nitơ, có tính base, thường gặp ở trong nhiều loại thực vật và đơi khi cịn tìm thấy trong một vài
động vật. 1 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 2
N
N H C H3
C H3 Nicotine
Alkaloid tồn tại ở hai dạng rắn và lỏng. Alkaloid chứa oxy thường ở
trạng thái rắn, cịn alkaloid khơng chứa oxy thường tồn tại ở trạng thái lỏng.
Đa số chúng không tan trong nước (trừ nicotine và coniine) , hầu hết tan trong
dung môi hữu cơ như benzene, ether, chloroform,..
Các alkaloid đa số khơng có mùi và có vị đắng, một số ít có vị cay
(piperine). đặc biệt của alkaloid là có hoạt tính sinh lý cao đối với cơ thể
người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ, alkaloid có thể là chất độc gây chết người (như thuốc phiện, heroine,..), nhưng nó có khi lại là thần dược trị bệnh đặc hiệu hay giải khát (như cacao, cà phê,..).
Alkaloid có chứa lưu huỳnh thường có độc tính rất mạnh, có nhiều trong
các loại nấm độc. Một số thuốc thử alkaloid – Thuốc thử Mayer HgCl2 1.36 g KI 5 g H2O 100 ml
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol cho vào ống nghiệm, sau đó cho từ từ
thuốc thử vào. Nếu có alkaloid sẽ xuất hiện kết tủa trắng hoặc vàng nhạt.
- Thuốc thử Dragendorff Bi(NO)3.H2O 8 g HNO3 30% 25 ml HCl 6N H2O 100 l N N N N C H3 C H3 C H3 O O Cafeine
Thực nghiệm: Nếu có alkaloid sẽ xuất hiện tủa màu cam-nâu - Thuốc thử Wagner
I2 1.27 g
KI 2 g
H2O 100 ml
Thực nghiệm: Nếu có alkaloid sẽ xuất hiện tủa màu nâu.
c. Khảo sát sự hiện diện của flavonoid
Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên rất nhiều màu cho rau, quả, hoa,… phần lớn chúng có màu vàng, một số ít có màu xanh, tím, đỏ hay khơng màu. Một số alkaloid tan trong nước, rượu, axit vô
cơ lỗng và base lỗng.
Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3-diphenylpropan, gồm 2 vòng benzene A và E nối với nhau qua một dây có 3 carbon, nên thường gọi là C6-C3-C6.
Nếu dây C3 đóng thì đánh số bắt đầu từ dị vòng với dị nguyên tố
oxygen mang số 1, rồi đánh tiếp đến vòng A, còn vòng E đánh số phụ. Nếu dây C3 hở thì đánh số chính trên vịng E và đánh số phụ trên vòng A.
OH O A 1 2 3 4 5 6 1' 2' 3' 4' 5' 6' E Một số thuốc thử flavonoid
− Với FeCl3 tạo kết tủa màu xanh lục hoặc đỏ nâu.
- Với H2SO4 đậm đặc cho màu vàng đậm đến cam hoặc đỏ đến xanh
O 5' 2' O 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1' 3' 4' 6'
dương, tùy vào loại hợp chất khác nhau mà cho màu khác nhau.
Thực nghiệm: lấy 1 ml alcol cho vào ống nghiệm, nhỏ từ từ 1 ml H2SO4
đ ậm đặc, đun nóng 1 phút.
d. Khảo sát sự hiện diện của glycoside
Glycoside là hợp chất mà cấu trúc hóa học gồm hai phần: phần đường
và phần không đường thường được gọi là aglycon.
− Phần đường của glycoside phổ biến là D-glucose, D-galactose, L-
rhamnose, D-xylose, glucuronic axit, galacturonic axit và một số đường
khác.
− Phần aglycon của glycoside rất đa dạng và gồm tất cả các hợp chất
tự nhiên như: monoterpene, sesquiterpene, diterpene, triterpene, steroid, iridoid, flavonoid, alkaloid, quinonoid, polyphenol,..
Các glycoside hiện diện trong rất nhiều họ thực vật và ở tất cả các bộ
phận cây: lá, vỏ, hạt,..Chúng thường là chất kết tinh và có vị đắng.
Một vài loại thuốc thử glycoside
- Thuốc thử Molisch
Thymol 1% trong ethanol 80%
Hoặc ∝-naphthol 1% trong ethanol 80%
Resorcinol 5% trong ethanol 80%
Thực nghiệm: 1 ml dịch alcol, 1 ml H2SO4 đậm đặc, thêm từ từ vài
giọt thuốc thử vào một cách nhẹ nhàng, không làm khuấy trộn hỗn hợp. Phản
ứng dương tính nếu xuất hiện ở măt phân cách 2 dung dịch một vòng màu
- Thuốc thử Keller-Killiani
Fe2(SO4)3 5% 1 ml CH3COOH 99 ml
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol, 1 ml thuốc thử và 1-2 giọt H2SO4 đậm đặc, để yên sau 1-2 phút. Phản ứng dương tính nếu có xuất hiện màu xanh lục
sau 1-2 phút.
e. Khảo sát sự hiện diện của saponin
Saponin là một loại glycoside, thường gặp ở thực vật và cũng có ở một vài loài động vật như hải sâm,...Saponin có một số đặc tính sau:
Khi hịa tan vào nước làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt.
- Có thể làm chết cá hoặc động vật máu lạnh khác ở các nồng độ rất
thấp.
− Thường gặp ở dạng vơ định hình rất khó tinh chế, có vị đắng khó
chịu.
− Là chất phân cực mạnh nên tan trong nước, các alcol có mạch carbon ngắn, ít tan trong dung mơi hữu cơ.
− Tạo kết tủa với Pb(CH3COO)2, Ba(OH)2, (NH4)2SO4.
f. Thử tính tạo bọt của saponin
Thực nghiệm: lấy 1 g bột quả sung, 5 ml ethanol, đun cách thủy 15
phút. Lọc lấy dung dịch alcol để thử nghiệm trong 2 ống nghiệm có kích cỡ
bằng nhau.
Ống 1: 5 ml HCl 0.1 N (pH = 1) + 3 giọt dung dịch alcol chứa mẫu thử. Ống 2: 5 ml NaOH 0.1 N (pH = 13) + 3 giọt dung dịch alcol chứa mẫu
thử.
− Kết tủa với Pb(CH3COO)2
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol, cho từ từ từng giọt Pb(CH3COO)2 vào ống nghiệm.
g. Khảo sát sự hiện hiện của tannin
Tannin là nhóm hợp chất polyphenol phân bố rộng rãi trong thực vật (trà, rượu vang đỏ, vỏ măng cụt,…) thường hiện diện trong lá, chồi, hạt, rễ
và các mô của thân cây. Dù thành phần hóa học thay đổi nhưng chúng có
chung các tính chất sau:
− Có trọng lượng phân tử khoảng 500-3000 đvC
− Do mang nhiều nhóm −OH nên tan được trong nước, tạo thành
dung dịch nhớt. Ngồi ra cịn tan trong alcol, acetone, ethyl acetate, không tan trong diethyl ether, chloroform,..
− Làm tủa một số protein (albumin, gelatin,..), các hợp chất hữu cơ (amino axit, alkaloid,..) do tạo liên kết hydrogen liên phân tử giữa nhóm
−OH của tannin với nhóm−OH, −NH2 của các hợp chất trên.
− Tannin có vị chát và khơng có điểm nóng chảy xác định.
Một số thuốc thử tannin
- Thuốc thử Stiasny
Formol 36% 20 ml HCl đậm đặc 10 ml
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol, nhỏ vào vài giọt thuốc thử, sau đó đun nhẹ trên đèn cồn. Phản ứng dương tính khi xuất hiện trầm hiện màu đỏ.
- Thuốc thử gelatin
Glatin 0.5 g NaCl 5 g H2O 100 ml
dương tính khi xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt, để lâu hóa thành nâu.
− Với chì acetate bão hịa cho kết tủa màu vàng nhạt
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol, nhỏ vài giọt chì acetate vào.
- Với FeCl3 1% cho dung dịch màu xanh đen.
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol, nhỏ vài giọt FeCl3 1% vào.
h. Khảo sát sự hiện diện của iridoid
- Thuốc thử Trim-Hill
CH3COOH 10 ml CuSO4 0.2% 1 ml HCl đậm đặc 0.5ml
Thực nghiệm: lấy 1 ml dịch alcol, thêm 1-2 giọt thuốc thử , đun nhẹ.