II – NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐCĐT
a) Hành trình thứ nhất
piston đi từ ĐCT xuống ĐCD. Khi piston ở ĐCT quá trình cháy đã xảy ra, nhiệt độ và áp suất trong xi lanh đã tăng cao đẩy piston đi xuống sinh công, đồng thời khi piston đi xuống, nó nén hỗn hợp trong buồng trục khuỷu. Áp suất trong xi lanh tăng đến giá trị cực đại.
Sau đó piston càng đi xuống, áp suất càng giảm. Khi mép trên của piston mở cửa thải, áp suất trong xi lanh vẫn lớn hơn áp suất khí trời nên khí thải thoát tự do ra ngoài qua cửa thải, áp suất trong xi lanh giảm nhanh.
piston tiếp tục đi xuống, khi nó mở cửa quét, hỗn hợp có áp suất cao hơn áp suất khí trời từ buồng trục qua cửa nạp vào xi lanh. Giai đoạn này có cả nạp và thải đồng thời nên gọi là giai đoạn quét khí. Khi piston đến ĐCD, quá trình quét khí vẫn tiếp tục.
3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ 2 KỲ
II – NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐCĐT
3.2. Nguyên lý làm việcb) Hành trình thứ hai b) Hành trình thứ hai
piston đi từ ĐCD lên ĐCT. Lúc đầu quá trình quét khí vẫn tiếp tục. Khi mép trên của piston đóng kín cửa quét thì quá trình quét khí chấm dứt, nhưng quá trình thải vẫn được thực hiện. Do có cả khí nạp mới bị lọt ra ngoài nên giai đoạn này còn gọi là giai đoạn lọt khí nạp mới.
Khi piston đóng kín cửa thải, quá trình thải kết thúc, quá trình nén bắt đầu. piston càng đi lên, nhiệt độ và áp suất trong xi lanh càng tăng, đồng thời thể tích buồng trục khuỷu tăng, áp suất giảm. Khi mép dưới của piston mở cửa nạp hỗn hợp qua cửa nạp nạp vào buồng trục. Lúc piston gần đến ĐCT, nến điện bật tia lửa đốt cháy hỗn hợp công tác. Khi piston đến gần ĐCT quá trình cháy bắt đầu để sau đó tiếp tục thực hiện hành trình thứ nhất của chu trình tiếp theo.