III –QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THỰC TẾ CỦA ĐCĐT
2. QUÁ TRÌNH NẠP
2.1. Quá trình nạp của động cơ bốn kỳ không tăng áp
d2 a ϕ2 ϕ1 ϕn d1 r b Pk d2 a ro r p 0 Vc Va V pK pa a d1 b a – Đồ thị p-V b – Đồ thị pha phối khí
2. QUÁ TRÌNH NẠP
III – QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THỰC TẾ CỦA ĐCĐT
2.1. Quá trình nạp của động cơ bốn kỳ không tăng áp
Quá trình nạp được bắt đầu từ cuối hành trình thải, khi piston gần đến ĐCT (điểm d1) xu páp nạp bắt đầu mở. Áp suất trong xi lanh lúc đó (pd1) lớn hơn áp suất trước xu páp nạp (pk) nên khí nạp chưa vào được xi lanh. Tuy vậy khí thải cũng không lên đường nạp (nếu góc mở sớm không lớn quá) vì: Xu páp nạp mở còn nhỏ và khí thải đang đi ra cửa thải với quán tính lớn. Góc quay được của trục khuỷu ứng với đoạn (d1 - r) trên đồ thị gọi là góc mở sớm xu páp nạp.
Việc mở sớm xu páp nạp nhằm làm giảm va đập cho xu páp mà vẫn tăng được tiết diện lưu thông tại cửa nạp ở thời điểm cần thiết. Lúc piston đến ĐCT (điểm r), áp suất khí sót trong xi lanh (pr) vẫn lớn hơn áp suất trước xu páp nạp (pk). Khi piston đi xuống, áp suất trong xi lanh giảm dần, nhưng phải sau (ro) khi nó nhỏ hơn áp suất (pk) thì khí nạp mới vào được xi lanh. piston đến ĐCD (điểm a), áp suất trong xi lanh (pa) nhỏ hơn áp suất trước xu páp nạp một lượng là ∆pk do có tổn thất tại cửa nạp.
2. QUÁ TRÌNH NẠP
III – QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THỰC TẾ CỦA ĐCĐT
2.1. Quá trình nạp của động cơ bốn kỳ không tăng áp
Chỉ sau khi piston đã qua ĐCD (điểm d2) xu páp mới đóng kín. Góc quay được của trục khuỷu ứng với đoạn (a - d2) gọi là góc đóng muộn của xu páp nạp.
Đóng muộn xu páp nạp ngoài việc làm giảm va đập cho xu páp mà vẫn tăng được tiết diện lưu thông, còn lợi dụng độ chênh áp (pK > pa) để nạp tiếp và lợi dụng quán tính của dòng khí nạp đang đi vào để nạp thêm. Khi xu páp nạp đã đóng
kín (điểm d2) được coi là kết thúc quá trình nạp. Nếu tính theo góc quay của trục khuỷu: ϕn = ϕ1 + 1800 + ϕ2
Với: ϕn - Góc quay ứng với quá trình nạp
ϕ1 - Góc mở sớm xu páp nạp
2. QUÁ TRÌNH NẠP
III – QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THỰC TẾ CỦA ĐCĐT