3. TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
3.1. Tính ổn định của động cơ
Động cơ đốt trong thường xuyên phải thay đổi chế độ làm việc. Nghĩa là các chế độ làm việc ổn định của động cơ luôn bị phá vỡ.
Muốn giữ cho tốc độ động cơ nằm trong một giới hạn cần thiết, phải luôn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ, để lập lại trạng thái cân bằng năng lượng giữa động cơ và máy công tác. Trên thực tế, trong điều kiện phụ tải luôn thay đổi. Không thể dùng tay để điều khiển sự thay đổi nhiên liệu. Vì vậy, động cơ đốt trong cần có một cơ cấu tự động để điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu trình công tác để giữ cho tốc độ động cơ ổn định. Cơ cấu đó được gọi là bộ điều tốc.
Tính ổn định của động cơ khi thay đổi chế độ làm việc, nếu không lắp bộ điều tốc sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các đường đặc tính của bản thân động cơ và của máy công tác.
V – ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG3. TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ 3. TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
3.2. Sự cần thiết phải lắp bộ điều tốc động cơ
Do đặc điểm làm việc của động cơ xăng và diesel khác nhau nên yêu cầu về điều tốc đối với chúng cũng khác nhau.
Động cơ diesel, thường rất nhạy cảm với chế độ tốc độ. Do hệ số thích ứng K nhỏ (K ≈ 1,1) nên khi có sự thay đổi nhỏ của phụ tải đã làm cho tốc độ động cơ thay đổi lớn.
Khi tốc độ động cơ vượt quá giá trị thiết kế, thường làm giảm nhanh chất lượng của quá trình công tác, vì khi đó hệ số dư lượng không khí và chất lượng hình thành hỗn hợp, đều giảm nhanh. Lúc ấy, một mặt thời gian cháy bị rút ngắn, mặt khác chất lượng quá trình cháy cũng giảm, nhiên liệu cháy không hết, quá trình cháy kéo dài trên đường dãn nở, động cơ nóng và tốn nhiên liệu,trong khí thải có nhiều muội than. Đồng thời cơ cấu khuỷu trục thanh truyền phải chịu tải trọng cơ học lớn do lực quán tính tăng lớn, tuổi thọ động cơ giảm.
V – ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG3. TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ 3. TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
3.2. Sự cần thiết phải lắp bộ điều tốc động cơ
Đối với động cơ xăng, nếu tốc độ vượt quá giá trị thiết kế thì chỉ gây ra ảnh hưởng ít tới quá trình công tác, vì chất lượng và thành phần hỗn hợp ít phụ thuộc vào tốc độ. Nếu có đủ hệ số an toàn về độ bền cơ giới thì động cơ xăng có thể vượt quá tốc độ thiết kế chừng 30% đến 50% trong một thời gian ngắn mà không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên khi đó tổn hao cơ giới tăng và tuổi thọ các chi tiết sẽ giảm.
Như vậy chế độ tốc độ khi vượt quá giá trị thiết kế là chế độ cần tránh. Với động cơ xăng, tốc độ chỉ vượt quá giá trị thiết kế khi bướm ga mở lớn. ở động cơ diesel có thể vượt quá tốc độ thiết kế ở bất cứ vị trí nào của cơ cấu điều khiển bơm cao áp.
Các chế độ tốc độ nhỏ hơn giá trị thiết kế, biến thiên mô men của động cơ xăng có hệ số thích ứng (K = 1,4 ÷1,45) cao hơn của động cơ diesel (K ÷ 1,1) nên động cơ xăng có tính tự ổn định tốt hơn vì vậy mà đối với động cơ xăng, thường chỉ lắp bộ phận không cho động cơ vượt quá giá trị tốc độ thiết kế, gọi là bộ hạn chế tốc độ. Còn tất cả các loại động cơ diesel, trong các điều kiện sử dụng đều cần có bộ điều tốc.