Thông tin chung về các tác nhân thu gom cam Mai Sơn

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 77 - 84)

TT Nội dung 1 Tuổi trung bình 2 Giới tính Nam Nữ 3 Trình độ học vấn Trung học cơ sở Trung học phổ thong Trung cấp/nghề 4 Số năm kinh nghiệm

5 Nơi tập kết cam thường xuyên Chợ đầu mối Hà Nội

Chợ đầu mối khác

6 Phương tiện vận chuyển tự có 7 Khối lượng vấn chuyển trung bình

Bảng 3.7 cho thấy, nhóm tác nhân thu gom có độ tuổi trung bình là 32,7 tuổi, dao động từ 30 đến 35 tuổi. Trong đó, gần 70% các đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông và trên phổ thông. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng số năm kinh nghiệm trung bình lại khá cao (7 năm nghề). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh này rất thu hút những người trẻ tuổi và có trình độ học vấn cơ bản tham gia. Đây có thể coi là một tín hiệu mừng cho ngành cam Mai Sơn nói riêng, bởi những đối tượng này sẽ hoạt động rất năng nổ, nhiệt huyết với ngành, đó sẽ là động lực lớn để tiếp tục mở rộng, phát triển chuỗi cam Mai Sơn trong tương lai đối với những ai muốn làm giàu.

Người thu gom mua cam của hộ sản xuất ngay tại vườn, với hình thức mua “tráng lá”, tức là mua toàn bộ trái trong vườn, với giá vo. Sau đó, họ phân loại cam thành 3 loại:“loại I”, “loại II”,“loại III” ngay tại vườn, bảo quản trong các thùng xốp có thể chứa từ 35 đến 50 kg cam/thùng và vận chuyển đến chợ đầu mối ngay trong đêm. Cam Mai Sơn chủ yếu được tập kết tại chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc (Hà Nội - khoảng 60,25%), chỉ có 39,75% người thu gom mang cam đến các chợ đầu mối khác (Hải Dương, Hải Phòng,..). Chợ đầu mối là địa điểm sẽ đưa trái cam đi xa, rộng hơn, giá trị trái cam sẽ được nâng lên sau mỗi khâu trước khi đến với người tiêu dùng cuối cùng, do vậy nếu trái cam được phân phối ở càng nhiều hệ thống chợ này thì cơ hội phát triển và mở rộng ngành càng cao.

Nguồn hàng

Người thu gom là một mắt xích quan trọng trong chuỗi, họ vừa là nhân tố kết nối người sản xuất và các tác nhân khác, vừa có vai trò quyết định đến “độ rộng” của mạng lưới phân phối cam trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn, tác nhân người thu gom có phạm vi hoạt động tương đối rộng khắp.

Phân loại và bảo quản

Tác nhân này sau khi thu mua sẽ phân loại hàng thành ba loại: Cam loại I, cam loại II và cam loại III. Kết quả phỏng vấn 5 tác nhân người thu gom được tổng hợp trong bảng 3.8:

Bảng 3.8. Cơ cấu lượng thu mua từng loại cam của tác nhân người thu gom năm 2020

TT Chỉ tiêu

1 Khối lượng mua

2 Cơ cấu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.8 cho thấy, trung bình mỗi người thu gom sẽ gom khoảng 68,14 tấn cam/ngày. Trong đó, lượng cam loại I chiếm 70,90% tổng lượng cam thu mua, lượng cam loại II chỉ chiếm 21,46% và cam loại III chỉ chiếm khoảng 7,65% tổng lượng cam thu mua. Tỷ lệ cam loại I rất lớn cho thấy, chất lượng cam Mai Sơn khá cao. Tuy nhiên sự phân loại cam trên chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm quan cá nhân của tác nhân thu gom, chưa có bất kỳ một hình thức kiểm duyệt chất lượng của tổ chức, đơn vị chức năng nào. Sau khi phân loại cam, người thu gom bảo quản sản phẩm trong các thùng xốp hay thùng cát tông có sức chứa từ 30 - 55 kg/thùng. Cam sẽ được vận chuyển đến các chợ đầu mối ngay trong đêm thu mua. Mỗi loại cam khi được xếp vào thùng được ghi thông tin sản phẩm, địa chỉ, nguồn gốc hay thương hiệu, nhãn hiệu.

Khách hàng

Khách hàng của tác nhân thu gom là người bán buôn, bán lẻ hoặc những người tiêu dùng trực tiếp. Trong quá trình đi phỏng vấn tại chợ đầu mối và hỏi trực tiếp thông qua điện thoại, các đối tượng được phỏng vấn cho biết, phần lời, lãi của họ được quyết định chủ yếu bởi lượng cam “loại I”, một phần “loại II”nên thường hai loại cam này họ sẽ bán buôn khoảng 70% cho những người bán lẻ, khoảng 8,7% cho người bán buôn. Các đại lý phân phối chủ yếu là người mua buôn về bán lẻ bởi lợi thế về vị trí gần chợ đầu mối nên người bán lẻ sẽ trực tiếp đi lấy hàng tại chợ để giảm chi phí khâu trung gian. Phần cam “loại III” có thể bán tại chợ đầu mối hoặc để bán trực tiếp đến người tiêu dùng tại cửa hàng gia đình, như vây sẽ thu lời cao hơn, bởi nếu bán

buôn cam loại này, giá sẽ rất thấp (thường loại “cam III”sẽ chênh thấp hơn với giá tại vườn 3-5 giá), bỏ qua khâu trung gian này, người thu gom sẽ hưởng được phần chênh lệch lớn hơn.

Phương thức thanh toán và giao dịch

Hoạt động của tác nhân thu gom bắt đầu từ 2 giờ đến 6 giờ sáng tại các chợ đầu mối ngay trên xe tải, ban ngày họ hoạt động như những người bán lẻ. Thường họ sẽ bán buôn hết hàng tại chợ vào khung giờ giao dịch và bán lẻ tại cửa hàng gia đình tại địa phương, tại nhà để giảm chi phí thuê ki ốt tại chợ đầu mối. Chất lượng cam Mai Sơn phụ thuộc vào sự đánh giá bằng sự cảm quan của cá nhân người mua và thông tin từ phía người thu gom cung cấp, cam Mai Sơn đã được kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Giao dịch được tiến hành dựa vào lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau giữa cá nhân nên không qua bất kỳ hình thức hợp đồng giấy tờ nào, hoàn toàn là giao dịch trực tiếp với khách hoặc thông qua điện thoại đối với một số khách ở tỉnh xa. Minh chứng giao dịch chỉ có duy nhất tờ hóa đơn giữa hai bên. Người mua và bán thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, có thể thanh toán tiền ngay hoặc hai bên thỏa thuận thanh toán một đợt.

*Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của người thu gom cam Mai Sơn

Trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Mai Sơn, người thu gom đóng vai trò “kép” vừa là người thu gom sản phẩm của các nhà vườn, vừa là tác nhân phân loại và cung ứng sản phẩm cho tất cả các đối tượng trong toàn chuỗi. Vậy nên kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tác nhân còn lại trong chuỗi.

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân thu gom cam Mai Sơn năm 2020

TT Nội dung

I Các chỉ tiêu kết quả

1 Khối lượng tiêu thụ

2 Giá bán bình quấn (GO)

3 Chi phí trung gian (IC)

4 Chi phí tăng thêm

Chi phí vận chuyển Thuê ki ốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khấu hao tài sản Chi phí lao động thuê Thùng xốp

5 Chi phí khác

6 Giá trị gia tăng (VA)

7 Thu nhập (GPr) II Các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC VA/IC GRr/IC Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.9 cho biết trung bình một ngày người thu gom sẽ cung ứng ra thị trường 5.700 kg/ngày. Trên mỗi kg cam tươi người thu gom thu được 28,647 nghìn đồng doanh thu đơn vị và 15,998 nghìn đồng lãi. Tổng chi phí người thu gom bỏ ra để thu mua một kg cam là 16,784 nghìn đồng, chi phí này chiếm 58,59% doanh thu đơn vị. Trong đó chi phí trung gian (giá vốn 1 kg cam tươi) chiếm 50,72% tổng chi phí và chiếm 29,72% doanh thu đơn vị thu được.

Trong các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn, chi phí tăng thêm của người thu gom phải bỏ ra là lớn hơn cả bởi họ mất chi phí phân loại hàng, đóng gói và vận chuyển nên giá trị gia tăng thuần bị giảm xuống. Trong đó chi phí tăng thêm của người thu gom phải chi trả bao gồm khoản chi phí thùng xốp là tương đối lớn 1,054 nghìn đồng/kg cam tươi và chiếm 3,68% tổng doanh thu đơn vị. Ngoải ra, chí phí vận chuyển và chi phí khấu hao tài sản của người thu gom cũng không nhỏ. Sở dĩ có sự tăng thêm về chi phí kinh doanh như vậy là do, toàn bộ người thu gom được phỏng vấn đều mua riêng xe tải trọng tấn 3,5 - 5 tấn hàng/lần vận chuyển, giá trị từ 215 triệu đồng đến 500 triệu đồng một chiếc nên chi phí vận chuyển là tương đối lớn.

Thông thường lợi nhuận của các tác nhân trung gian thu được từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Người thu gom thì chủ yếu hưởng lãi từ sự chênh lệch giá của cam loại I và cam loại II, khoản lãi này bù trừ cho phần cam loại III, có giá bán thấp hơn giá thu mua tại vườn. Trong phạm vi chuỗi giá trị cam Mai Sơn, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đều dương cho thấy họ hoạt động hiệu quả. Chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí trung gian lần lượt bằng 3,365; 1,879 cho biết người thu gom cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian để thu mua một kg cam Mai Sơn thì họ sẽ thu về 3,365 đồng doanh thu và 1,879 đồng lợi nhuận.

Giá trị gia tăng của người thu gom đạt được là 20,133 nghìn đồng/kg cam tươi, chiếm 70,28% tổng doanh thu đơn vị đạt được trên một kg cam bán. Giá trị gia tăng tương đối cao phản ánh mức giá trị tăng thêm từ khi người thu gom thu mua cam từ nhà vườn đến khi phân phối đến các tác nhân khác trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn. Chỉ tiêu tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian bằng 2,365cho biết cứ một đồng chi phí trung gian người thu gom bỏ ra để thu mua cam, giá trị tăng thêm sẽ đạt 2,365 đồng.

Các chỉ tiêu này được tính toán trên một kg cam tươi tuy giá trị đạt không phải là quá cao nhưng nếu nhìn một cách tổng thể khối lượng cam người thu gom thu mua là rất lớn do vậy, hiệu quả kinh tế đạt được trong thời gian hoạt động (tháng 10 đến tháng 1 năm sau) không hề nhỏ chút nào. Trong nghiên cứu này, các phân tích không đề cập đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo công lao động đối với các tác nhân trung gian, do các cơ sở kinh doanh hoạt động chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, nên họ thường tận dụng lao động “nhà” để giảm chi phí kinh doanh do vậy nghiên cứu này chỉ xem xét chỉ tiêu trên theo hướng lợi nhuận thu được bao gồm cả chi phí cơ hội của lao động gia đình. Các tác nhân trung gian cũng kinh doanh theo hướng “lấy công làm lãi” như các hộ sản xuất.

3.2.2.3. Thực trạng hoạt động của tác nhân bán buôn cam Mai Sơn * Thông tin chung về tác nhân bán buôn cam Mai Sơn

Trong các ngành hàng nông sản tác nhân người bán buôn đóng vai trò tích cực trong việc vận chuyển và tiêu thụ nông sản. Phạm vi hoạt động của họ rộng. Họ là mắt xích kết nối giữa những người thu gom và người bán lẻ. Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn tại huyện Mai Sơn, người bán buôn chỉ đóng vai trò phân phối một phần nhỏ sản lượng cam được sản xuất ra cho các tác nhân khác nhằm mục tiêu hưởng lãi từ phần chênh lệch giá giữa giá mua của người thu gom với giá bán cho các tác nhân khác trong chuỗi. Trung bình mỗi tác nhân bán buôn sẽ tiêu thụ được trung bình 2,744 tấn/ngày.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 77 - 84)