Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 57 - 60)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm ch tiêu th hin điu kin sn xut, kinh doanh

- Trình độ của chủ hộ (tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn) - Diện tích đất canh tác/hộ

- Số lao động/hộ

- Giá trị tài sản cố định/hộ

2.3.2. Các ch tiêu th hin kết qu ca các tác nhân tham gia chui giá tr

- Giá trị sản xuất (GO): Là doanh thu của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá (P). Đối với tác nhân sản xuất thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất ; đối với tác nhân kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu (TR); hay nói cách khác:

P*Q=TR

Để thống nhất các chỉ tiêu trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tôi sử dụng chỉ tiêu doanh thu (TR) chung cho tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị. Trong phân tích giá trị gia tăng, tôi sử dụng chỉ tiêu giá bán bình quân (P) là doanh thu đơn vị hay giá trị sản xuất đơn vị (tính trên 1 kg cam tươi) để tính toán các chỉ tiêu phân tích.

- Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân

- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:

VA=TR-IC=GO-IC

Trong phân tích chuỗi giá trị, VA là hiệu số giữa doanh thu bán cam và chi phí trung gian IC, trong đó TR và IC được tính toán theo phương pháp đã trình bày ở trên.

Các bộ phân của giá trị gia tăng VA bao gồm:

- Chi phí công lao động (W): W là một phần của giá trị gia tăng. Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tôi sử dụng đơn giá tính ngày công lao động do phòng Lao động thương binh xã hội cung cấp. Đơn giá này được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu nhà nước quy định, giá tiền công thực tế, chi phí để tái sản xuất, sức lao động và trượt giá tăng trưởng kinh tế.

- Khấu hao TSCĐ (A): Trong thực tế, tính toán chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm rất khó khăn bởi vì một tài sản cố định có thể phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nên nó chỉ đạt mức chính xác tương đối đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong sản xuất cam các tài sản thường có giá trị không lớn đủ để tính khấu hao. Còn lại các công cụ, dụng cụ sản xuất như cuốc, bình bơm thuốc sâu, máy bơm nước... mặc dù về mặt tài sản thì giá trị của nó nhỏ không được hạch toán vào khoản khấu hao TSCĐ nhưng nếu so sánh nó với các khoản chi phí đầu tư khác thì đây lại là khoản chi phí lớn (do quy mô sản xuất nông nghiệp nông hộ hiện nay còn nhỏ hẹp).

Vì vậy trong quá trình phân tích đề tài tôi tính các khoản chi phí hao mòn công cụ dụng cụ chung vào chi phí KHTSCĐ. Đối với các tác nhân người bán buôn, người bán lẻ cam chi phí khấu hao TSCĐ được tính cho các phương tiện vận chuyển (xe máy, ô tô).

bao gồm thu nhập của công lao động khi sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Công thức tính toán: GPr = VA - (A+W)

Trong đó:

A là giá trị khấu hao tài sản cố định

W là công lao động. Về phương pháp tính toán: thu nhập thuần là hiệu số giữa giá trị sản xuất giá trị gia tăng (VA) với chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí lao động trong quá trình sản xuất.

2.3.3. Các ch tiêu th hin hiu qu

- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian: Thể hiện bỏ ra một đồng phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng hoặc bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/IC (lần) + MI/IC (lần)

- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí: thể hiện bỏ ra một đồng chi phí thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng hoặc bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/TC (lần) + MI/TC (lần)

- Hiệu quả sử dụng lao động: thể hiên giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp mà người lao động đạt được trong một ngày. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/W (đồng/ ngày công)

+ MI/W (đồng/ ngày công) Đối với hộ sản xuất rất khó để xác định chính xác lượng hao phí sức lao động.

Vì vậy, để tính toán được số ngày lao động tôi quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng 1 ngày công lao động

Các chỉ tiêu nghiên cứu khác, phản ánh các hoạt động phân tích chuỗi khác đâu?

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w