Thông tin chung về tác nhân bán buôn cam Mai Sơn năm 2020

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 84 - 97)

2020 TT Nội dung 1 Tuổi trung bình 2 Giới tính Nam Nữ 3 Trình độ học vấn Trung học cơ sở Trung học phổ thong Trung cấp/nghề 4 Số năm kinh nghiệm

5 Khối lượng cam nhập trung bình Khối lượng lớn nhất

Khối lượng nhỏ nhất

6 Phương tiện vận chuyển tự có

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Những người bán buôn được phỏng vấn có độ tuổi trung bình 31,5 tuổi. Tuổi đời còn khá trẻ nhưng tuổi nghề lại khá cao 4 năm. Riêng đối với tác nhân này, yếu tố giới tính không chi phối nhiều đến hoạt động và các quyết định kinh doanh của người bán buôn. Trong 10 đối tượng bán buôn được phỏng vấn thì có 6 nam, 4 nữ, đây là nhóm tác nhân có mức cân bằng giới tính nhất. Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra trong bảng 3.10 cho thấy người bán buôn có trình độ học vấn không cao, mặt bằng trung có 60% số người được phỏng vấn có trình độ dưới trung học phổ thông. Tuy hoạt động buôn bán có thể chỉ cần dựa vào kinh nghiệm lâu năm nhưng những kiến thức thu nạp được trong quá trình học tập cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho tác nhân bán buôn nói riêng, các tác nhân khác trong chuỗi nói chung trong việc ứng phó nhạy bén với các biến động thị trường, các yếu tố rủi ro khách quan.

Nguồn hàng và khả năng cung ứng

Kết quả điều tra cho thấy người bán buôn chủ yếu đến lấy hàng từ các chợ đầu mối, họ lấy hàng từ những người thu gom, chủ vườn trực tiếp trên xe tải sau đó mang đi giao tại quầy hoặc mang về địa phương phân phối cho các tác nhân khác trong chuỗi. Thống kê cho thấy, người bán buôn tiêu thụ 8,7% lượng hàng của người thu gom và chỉ có 7,3% họ lấy trực tiếp từ người sản xuất, đó là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, hoặc những hộ có diện tích cam chín sớm manh mún. Khách hàng chủ yếu của các nhà buôn là người bán lẻ, các quầy hàng hoa quả xa trung tâm thành phố hoặc các tỉnh lẻ lân cận.

Phương thức thanh toán và giao dịch

Hoạt động giao dịch giữa người bán buôn với người thu gom và người bán lẻ chỉ dựa trên lòng tin, tín nhiệm với nhau là chính nên không hề có bất kỳ một hình thức hợp đồng giấy tờ nào được thực hiện. Thường 1,2 ngày trước khi lấy hàng, người bán lẻ sẽ liên hệ trước bằng điện thoại cho người bán buôn để đặt hàng và xác định lượng hàng lấy. Người bán buôn liên hệ với các nguồn hàng (người thu gom hoặc chủ vườn nhỏ) tùy lượng đặt. Thời gian hoạt động của nhà buôn cũng tương tự người thu gom. Khung giờ giao dịch là từ 2 giờ đến 6 giờ sáng, sau đó người buôn sẽ cung ứng, phân phối ngay cho các đại lý, sạp hàng thu mua đã đặt hàng trước hoặc đi giao. Sau giao dịch các tác nhân thanh toán ngay, trực tiếp bằng tiền mặt. Nhà buôn mua cam theo thùng đã được người thu gom phân loại và đóng gói trong các thùng xốp. Họ chỉ được xem hàng mẫu và quyết định mua chưa không được chọn lọc. Một số nhà thu gom lớn, họ còn không cho xem hàng mẫu, nếu chấp nhận giá thì đồng ý chuyển hàng lên xe luôn.

*Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân bán buôn cam Mai Sơn

Cũng như các tác nhân khác, chi phí lớn nhất của người bán buôn là chi phí vốn bỏ ra để thu mua cam, chi phí này chiếm 41,06% tổng doanh thu đơn vị; chi phí tăng thêm chỉ chiếm 4,64% doanh thu. Kết quả bảng 3.11 cho thấy,

giá trị sản xuất trên 1 kg cam (giá bán bình quân) là 32,144 nghìn đồng/kg. Như vậy, giá trị gia tăng đạt 21,931 nghìn đồng/kg, cho biết mức chênh lệch giá trị qua khâu trung gian bán buôn. Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận đơn vị) của tác nhân này trên mỗi kg cam thu mua là 20,439 nghìn đồng/kg cam tươi.

Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân bán buôn cam Mai Sơn năm 2020

TT Nội dung

I Các chỉ tiêu kết quả

1 Khối lượng tiêu thụ

2 Giá bán bình quấn (GO)

3 Chi phí trung gian (IC)

4 Chi phí tăng thêm

Chi phí vận chuyển Thuê ki ốt

Khấu hao tài sản

5 Chi phí khác

6 Giá trị gia tăng (VA)

7 Thu nhập (GPr) II Các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC VA/IC GRr/IC Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân người bán buôndương phản ánh hoạt động kinh doanh là có hiệu quả. Các giá trị tỷ suất lợi nhuận theo chi phí trung gian, giá trị sản xuất theo chi phí trung gian và giá trị gia tăng theo chi phí trung gian tương đương với người thu gom. Điều này cho thấy hoạt động thu gom và bán buôn tạo ra sự phân phối giá trị, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần một cách khá đồng đều và hiệu quả. Phản ánh đúng thực tế của những người trung gian hoạt động nhằm hưởng lợi từ khoản chênh lệch giá giữa các khâu.

3.2.2.4. Thực trạng hoạt động của tác nhân người bán lẻ cam Mai Sơn Thông tin chung về tác nhân người bán lẻ cam Mai Sơn

Tác nhân người bán lẻ là những mắt xích cuối cùng đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Khách hàng của họ có thể là các bà nội trợ, nhà hàng, khách sạn,… Kết quả của hoạt động thu thập và xử lý các thông tin từ các tác nhân khác trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn là tác nhân người bán lẻ bao gồm người bán lẻ Hà Nội, người bán lẻ các tỉnh lân cận.

Tác nhân người bán lẻ có hoạt động tương đối rộng và linh hoạt. Nếu là người bán lẻ tại khu vực Hà Nội, họ thường đến trực tiếp các chợ đầu mối trong khu vực Thủ đô lấy hàng từ người thu gom để giảm chi phí trung gian, một phần người bán lẻ phải lấy hàng từ các bán buôn khác (13,73%) do khá xa khu chợ đầu mối, hoặc thiếu lao động, lượng hàng cần nhập nhỏ. Kết quả phân tích số liệu cho thấy khoảng 70% sản lượng cam của người thu gom phân phối cho người bán lẻ. Các thông tin cơ bản của tác nhân người bán lẻ được tổng hợp trong bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12. Thông tin chung về tác nhân người bán lẻ cam Mai Sơn năm 2020

TT Nội dung 1 Tuổi trung bình 2 Giới tính Nam 3 Trình độ học vấn Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp/nghề

4 Số năm kinh nghiệm

5 Khối lượng cam nhập trung bình

Khối lượng lớn nhất Khối lượng nhỏ nhất

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy, trong số 10 đối tượng người bán lẻ được phỏng vấn có tới 61,54% là người bán lẻ ở địa phương khác, còn lại 38,46% là người bán lẻ tại huyện Mai Sơn. Như các tác nhân trung gian khác, tác nhân người bán lẻ có độ tuổi trung bình còn khá trẻ 37 tuổi, thâm niên trong nghề là 5 năm. Mức tuổi nghề tương đối dài cho thấy cam Mai Sơn rất hấp dẫn đối với các đối tượng kinh doanh chúng. Người bán lẻ cam Mai Sơn chủ yếu là phụ nữ (100% người được phỏng vấn là nữ), do giới nữ thường có sự khéo léo, tinh tế trong cách ngã giá với người mua, không bị chi phối bởi “sĩ diện” như đàn ông, và thường phụ nữ sẽ có tâm lý “bán chặt” hơn đàn ông. Trung bình một ngày cơ sở bán lẻ cam Mai Sơn sẽ tiêu thụ khoảng 205,77 kg cam Mai Sơn, ngày nhiều được khoảng 600 kg, ngày ít cũng được 50 - 70 kg.

Khách hàng

Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng Hà Nội, họ tiêu dùng khoảng 25,73% khối lượng cam bán của người bán lẻ, 74,27% lượng cam còn lại được tiêu thụ bởi người tiêu thụ cam của các tỉnh khác (số liệu tổng hợp từ 10 người bán lẻ được phỏng vấn). Khu vực Thủ đô và trung tâm các tỉnh thành lân cận người tiêu dùng có mức thu nhập tương đối cao nên nhu cầu sử dụng sẽ cao hơn. Điểm đáng nói trong quá trình thu thập thông tin các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn là họ đều chủ động được phương tiện vận chuyển, trong số 7 người bán lẻ được phỏng vấn, có người tự chủ động phương tiện xe máy hoặc xe cải tiến, ô tô để chủ động trong khâu vận chuyển, cung ứng hàng, 3 đơn vị còn lại nhận hàng phân phối trực tiếp từ nhà buôn nên không cần phương tiện chuyển hàng. Các tác nhân đều ý thức được việc muốn nâng cao lợi nhuận, cần phải giảm thiểu chi phí sản xuất và biện pháp giảm chi phí sản xuất dài hạn là đầu tư phương tiện vận chuyển ngay từ ban đầu.

* Kết quả và hiệu quả hoạt động của người bán lẻ cam Mai Sơn

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra 10 cơ sở bán lẻ cam Mai Sơn cho thấy trung bình một ngày người bán lẻ sẽ bán được 205,77 kg cam/ngày với mức

giá bán bình quân là 35,024 nghìn đồng/kg. Chi phí trung gian bình quân của tác nhân người bán lẻ chính bằng giá vốn bỏ ra để đầu tư thu mua cam Mai Sơn. Như trong bảng 3.13 đã tổng hợp, giá vốn bình quân một cơ sở bán lẻ bỏ ra để mua cam Mai Sơn là 20,595 nghìn đồng/kg,chi phí này chiếm 58,80% tổng doanh thu đơn vị.

Bảng 3.13. Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân bán lẻ

cam Mai Sơn năm 2020

TT Nội dung

I Các chỉ tiêu kết quả

1 Khối lượng tiêu thụ

2 Giá bán bình quấn (GO)

3 Chi phí trung gian (IC)

4 Chi phí tăng thêm

Chi phí vận chuyển Thuê ki ốt

Khấu hao tài sản Thuê nhân viên

5 Chi phí khác

6 Giá trị gia tăng (VA)

7 Thu nhập (GPr) II Các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC VA/IC GRr/IC Nguồn: Tổng hợp số liệu

Ngoài chi phí để bỏ ra nhập hàng (giá vốn), người bán lẻ còn phải chi trả một số các khoản chi phí tăng thêm như thuê ki ốt (1,06% doanh thu đơn

vị); khấu hao tài sản (0,12% doanh thu đơn vị); thuê nhân viên và một số chi phí khác (3,37% doanh thu đơn vị). Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp khấu hao đều.

Chi phí tăng thêm chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu chi phí người bán lẻ bỏ ra để kinh doanh. Giá trị gia tăng đạt được của tác nhân này là 19,813 nghìn đồng/kg cam tươi. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, lợi nhuận đơn vị của người bán lẻ là 12,519 nghìn đồng/kg cam tươi. Là tác nhân trung gian cuối cùng phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhưng tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều dương cho thấy tác nhân này hoạt động tương đối hiệu quả. Chỉ tiêu hiệu suất đồng vốn sử dụng (GO/IC) bằng 2,303 lần cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra để mua cam bán, người bán lẻ sẽ thu về 2,303 đồng doanh thu trên 1 kg cam tươi. Chỉ tiêu GPr/IC bằng 0,823 cho thấy người bán lẻ thu về 0,823 đồng/kg lãi cam tươi nếu bỏ ra một đồng mua cam về.

Giá trị này phản ánh hiệu quả kinh doanh đối với riêng mặt hàng cam Mai Sơn. Trong khi đó, người bán lẻ thường kinh doanh nhiều mặt hàng, đa dạng chủng loại, do đó có thể nhìn một cách tổng thể, đối tượng người bán lẻ thu lời rất lớn từ hoạt động kinh doanh trái cây của mình.

3.2.3. Phân tích kinh tế chui giá tr sn phm cam Mai Sơn theo tng tác nhân ca các kênh tiêu th tng tác nhân ca các kênh tiêu th

Từ số liệu ở các bảng thể hiện hiệu quả và kết quả sản xuất - kinh doanh của các tác nhân đã phân tích trong phần trên, nghiên cứu đã tổng hợp kết thông tin chung về kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của toàn chuối giá trị sản phẩm cam Mai Sơn tại huyện Mai Sơn trong bảng 3.14 dưới đây.

Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn năm 2020

Nội dung

I.Các chỉ tiêu kết quả

1.Giá bán bình quân (GO) 2.Chi phí trung gian (IC) 3.Giá trị gia tăng (VA) 4.% GTGT 5.Thu nhập (GPr) 6. % Thu nhập 2.Các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC VA/IC GRr/IC Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Kết quả tổng hợp cho thấy giá trị sản xuất tính trên một kg cam tươi đi từ người sản xuất là 20,522 nghìn đồng/kg, qua ba tác nhân trung gian (người thu gom, người bán buôn nhỏ, người bán lẻ), giá trị trái cam đã tăng lên 35,024 nghìn đồng/kg, cao hơn giá cổng trại 14,502 nghìn đồng (cao gấp 1,71 lần).

Người thu gom là một tác nhân, một mắt xích quan trọng. Tác nhân này quyết định phạm vi phân phối rộng hay hẹp của sản phẩm cam đường Mai Sơn. Phân phối càng rộng, giá trị cam Mai Sơn càng được nâng lên, người tiêu dùng khắp cả nước được lợi trong việc sử dụng đa dạng các loại trái cây ngon.Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tác nhân người thu gom là tác nhân đạt được giá trị cao nhất về các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sử dụng vốn. Điều

giá trị kinh tế lớn nhất trong tất cả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cam Mai Sơn tại huyện Mai Sơn

Tác nhân thu gom cam đã đóng góp 26,71 % giá trị gia tăng và 26,24% giá trị thu nhập thuần vào toàn chuỗi giá trị. Tác nhân này cũng được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả khi đạt lợi nhuận cao nhất trong các tác nhân.

Tác nhân người bán lẻ có giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) là cao nhất trong tất cả các tác nhân trong chuỗi, giá trị của các chỉ tiêu trên lần lượt là 35,024và 15,211 (nghìn đồng/kg), giá trị gia tăng là 19,813 nghìn đồng/kg. Tác nhân này đã đóng góp 26,29% giá trị gia tăng và 20,53% giá trị thu nhập thuần trong toàn chuỗi giá trị cam Mai Sơn. Tác nhân đạt được giá trị thấp nhất về các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sử dụng vốn.

Trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Mai Sơn, với tác nhân hộ sản xuất giá trị thu nhập thuần của đối tượng này chiếm 19,71% tổng thu nhập thuần toàn chuỗi trong khi đó giá trị gia tăng 17,90 %thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của tác nhân lại cao thứ hai sau tác nhân thu gom. Từ bảng trên ta còn thấy tất cả các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế của các tác nhân đều không âm điều đó chứng tỏ tất cả các tác nhân hoạt động trong ngành hàng đều có hiệu quả. Đặc biệt chỉ có tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của tác nhân người bán buôn rất lớn 2,001, cho thấy hoạt động thu gom của cam Mai Sơn tại huyện Mai Sơn hết sức tiềm năng.

3.3. Phân tích ma trân SWOT chuỗi giá trị cam Mai Sơn

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố thuộc hai môi trường bên ngoài mà đơn vị phải đối mặt như Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) cũng như các yếu tố bên trong như Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses). Công cụ phân tích SWOT đơn giản nhưng lại rất hữu ích, giúp đơn vị tập trung phát huy những điểm mạnh, giảm thiểu các mối đe dọa cũng như phát huy lợi thế có sẵn. Trong thời gian qua các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cam Mai Sơn tận dụng những điểm mạnh, cơ hội, đối phó với điểm yếu, thách thức sau:

3.3.1. Đim mnh

- Người nông dân có kinh nghiệm sản xuất cam Mai Sơn lâu năm. Người trồng cam có số năm kinh nghiệm gắn bó với nghề nên họ hiểu rất rõ đặc tính của cây, chăm sóc thế nào cho phù hợp. Đáng chú ý nhất là một số nhà vườn đối phó với dịch “AIDS” của cây cam là bệnh gân xanh lá vàng bằng cách hạn chế hoặc không sử dụng phân chuồng mà thay thế bằng đậu tương đã ủ hoai. Các chủ hộ cho biết, phân chuồng nhiều muối, dễ gây bệnh, nếu ủ chưa kỹ, trong phân có nhiều mầm bệnh, rủi ro rất cao.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w