Kênh tiêu thụ sản phẩm cam tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 67 - 69)

4. Những đóng góp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm cam tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Phỏng vấn các hộ dân cũng cho thấy, sản phẩm cam chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp (chiếm khoảng 96,12%): các thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường. Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được cam kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm năng suất vụ sau. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng cam chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả giá rồi bán cả vườn cam. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc hợp đồng thu mua ngày càng trở nên phổ biến hơn nên ngay từ khi cây cam cho quả vẫn còn xanh, các thương lái đã tới vườn và hợp đồng đặt thu mua.

Cũng có nhiều hộ bán cam thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua cam được chọn thu hái sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp và chịu giá thành cao hơn hẳn. Còn các đợt bán sau cam được bán theo cả vườn với giá theo thỏa thuận giữa hộ và thương lái thị trường. Hiện nay, hình thức tiêu thụ này không được nhiều hộ áp dụng vì khả năng hộ bị thương lái ép giá với số cam còn lại là rất cao. Ngoài hình thức tiêu thụ gián tiếp thì có khoảng 3,88% sản lượng cam được tiêu thụ qua kênh trực tiếp: người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng. Cam được bày bán trên dọc trục đường 6, là tuyến đường đi Hà Nội cũng như ngược lên Lai Châu... Tiêu thụ qua kênh này

giá sản phẩm bán được cao hơn nhưng lượng hàng tiêu thụ còn nhỏ lẻ do đó sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ chính là cam Xã Đoài do đây là loại cam được trồng phổ biến và cho có sản lượng lớn nhất.Cam Mai Sơn được phân phối từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng theo các kênh thị trường khác nhau, thông qua các tác nhân trung gian khác nhau.

Cam Mai Sơn chỉ mới được người tiêu dùng nội địa biết đến, chưa có thị trường xuất khẩu. Những tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị cam tại huyện Mai Sơn bao gồm hộ sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ. Chuỗi cung ứng cam Mai Sơn được thể hiện qua 4 kênh dưới đây:

Người trồng cam

Người thu gom

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Người bán buôn nhỏ

Sơ đồ 3.1. Tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây Cam huyện Mai Sơn

Kênh I: Người trồng cam => Người thu gom => Người bán lẻ => Người tiêu dùng: Đây là kênh tiêu thụ truyền thống và quan trọng nhất, kênh này tiêu thụ tới 75% sản lượng cam trong toàn chuỗi. Nhờ có vị trí gần đường giao thông Quốc lộ 6,… nên cam Mai Sơn không phải qua nhiều trung gian, thường chỉ qua tay thu gom thì trái cam sẽ được đưa tới ngay chợ đầu mối và phân phối vào hệ thống bán lẻ trái cây trên toàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành khác.

Kênh II: Người trồng cam => Người thu gom => Người tiêu dùng: Kênh tiêu thụ này là một nhánh nhỏ của kênh I, có chức năng tiêu thụ một phần cam của người thu gom (khoảng 6,5%). Như đã phân tích trong phần thực trạng hoạt động của tác nhân người thu gom, người thu gom mua cả vườn sau đó phân loại thành ba tầng cam loại I, cam loại II và cam loại III. Cam loại I và cam loại II giá sẽ cao hơn “giá vo”, loại III bán với giá thấp hơn nên một số thu gom quyết định “bán buôn hàng đẹp, bán lẻ hàng xấu” với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên đã hình thành kênh thị trường này.

Kênh III: Người trồng cam => Người thu gom => Người bán buôn nhỏ => Người bán lẻ => Người tiêu dùng: Kênh thị trường này có chức năng phân phối cam cho các đại lý/cửa hàng (người bán lẻ) xa trung tâm chợ đầu mối hoặc các tỉnh khác. Kênh này tiêu thụ 13,5% sản lượng cam của toàn chuỗi.

Kênh IV: Người trồng cam => Người bán lẻ (người mua buôn về bán lẻ) => Người tiêu dùng: Tuy là kênh thị trường truyền thống chỉ tiêu thụ 5% sản lượng cam toàn chuỗi nhưng đây lại là kênh rất có tiềm năng trong tương lai. Tận dụng lợi thếgần đường giao thông huyết mạch, các nhà vườn và các thu mối địa phương có thể chủ động được thị trường tiêu thụ cho trái cam mà không lo bị ép giá, chèn giá.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cam tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w