Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Phân tích được những đặc trưng của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cam tại địa bàn huyện Mai Sơn;
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị cam tại địa bàn huyện Mai Sơn;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị cam trên địa bàn huyện Mai Sơn;
- Phân tích SWOT của tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị;
- Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị cam tại huyện Mai Sơn.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Chiềng Ban được chọn là điểm nghiên cứu vì đây là địa bàn có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp phát triển cây cam và là vùng cam hàng hóa tập trung của toàn huyện Mai Sơn. Các thương lái ở các chợ Chiềng Mung, Mai Sơn… tập trung vào địa bàn này để thu gom, mang đi tiêu thụ chủ yếu tại các chợ Chiềng Mung, Chiềng Mai, Hát Lót.
Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Là các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được nghiên cứu trước đó, Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuất của tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ Sở Nông nghiệp & PTNT và từ nguồn Internet thu thập chủ yếu những thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình sản xuất, diện tích trồng - thu hoạch, sản lượng cam qua các năm.
- Thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu điều tra):
Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tổng thể các đơn vị nghiên cứu.
Điều tra các hộ dân tham gia trồng, chăm sóc và thu hoạch cam, Điều tra cơ sở thu mua, tiêu thụ cam.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo các bước sau:
- Đối với tác nhân là hộ trồng, chăm sóc, thu hoạch cam
+ Bước 1: Tác giả lựa chọn nghiên cứu trường hợp điển hình là xã Chiềng Ban. Theo Phòng Thống kê huyện Mai Sơn (2020), xã Chiềng Bang là nơi có diện tích trồng cam nhiều nhất trong huyện Mai Sơn (diện tích trồng 50ha, chiếm 17% diện tích trồng cam toàn huyện).
+ Bước 2: Do thời gian và tài chính có hạn, tác giả lựa chọn trong xã ngẫu nhiên ra 45 hộ để điều tra, thu thập số liệu. Tôi lựa chọn những hộ trồng cam với sản lượng cam đưa vào kinh doanh là cam có độ tuổi từ 7 – 9 năm.
Các hộ được chọn dựa trên phương pháp phân tổ thống kê lấy tiêu chí là quy mô sản xuất cam (diện tích lớn, vừa, nhỏ).
Bảng 2.4. Quy mô của các hộ điều tra
STT Hộ
1 Hộ quy mô lớn
2 Hộ quy mô vừa
3 Hộ quy mô nhỏ
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Hộ sản xuất được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng theo các bước sau: lựa chọn ngẫu nhiên các xã có trồng nhiều cam để tiến hành điều tra. Sau đó gặp và trao đổi với một số người có kinh nghiệm
trong sản xuất cam để xin danh sách các hộ trồng cam trong thôn, tìm hiểu những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam. Cuối cùng, lựa chọn ngẫu nhiên các hộ theo tiêu chí trên để tiến hành điều tra.
- Đối với tác nhân là các hộ thu gom cam:
Đối với tác nhân này tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 20 người thuộc các phường Chiềng Sinh. Mai Sơn có hoạt động thương mại dưới hình thức thu gom để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.
- Đối với tác nhân là cơ sở thu mua, tiêu thụ cam
Đối với tác nhân này tác giả lựa chọn 10 hộ thu mua và bán cam thuộc khu vực chợ Chiềng Mung, chợ Mai Sơn và Chiềng Mai trên địa bàn huyện Mai Sơn để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.
- Đối với tác nhân là người tiêu dùng.
Đối với tác nhân này chúng tôi chọn 10 người tiêu dùng cam bất kì mua cam ở khu vực chợ Chiềng Mung, chợ Mai Sơn và chợ Chiềng Mai trên địa bàn huyện Mai Sơn để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệua. Phương pháp xử lý số liệu a. Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS để tổng hợp và xử lý tài liệu điều tra và tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
b. Phương pháp phân tích thông tin
+ Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ các loại hộ sản xuất cam khác nhau phục vụ trong nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở điều tra đối tượng hộ tham gia liên kết và hộ không tham gia liên kết để phân tích, so sánh; đưa ra các đặc điểm về sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1ha theo nhóm hộ, so sánh năng suất, sản lượng, hiệu quả
kinh tế, lợi ích của nhóm hộ nào cao hơn. Từ đó đi đến phân tích đánh giá về mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cam ở địa phương làm căn cứ để đề xuất kiến nghị nhằm phát triển các mối liên kết này ngày càng tốt hơn.
+ Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích mô tả toàn diện tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương, đặc điểm, vai trò của các tác nhân trong các mối liên kết kinh tế trên địa bàn huyện, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ của hộ trong mối liên kết, để từ đó đưa ra những đánh giá cho thực trạng liên kết trên. Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển bình quân… để phân tích mức độ và xu hướng biến động trong phát triển sản xuất chè, cũng như hiệu quả của các tác nhân, nhóm tác nhân trong quá trình tham gia liên kết tại địa bàn nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh điểm yếu. cơ hội, thách thức của mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cam. Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước:
Bước 1: liệt kê các mặt mạnh (S). Bước 2: liệt kê các mặt yếu (W). Bước 3: liệt kê các cơ hội (O). Bước 4: liệt kê các nguy cơ (T).
Bảng 2.4. Phân tích SWOT
Cơ hội (O) Thách thức (T)
Kết hợp S/O: sử dụng những điểm mạnh của mối liên kết nhằm khai thác những cơ hội.
Kết hợp S/T: sử dụng các mặt mạnh bên trong nhằm đối phó với những nguy cơ.
Kết hợp W/O: tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong.
Kết hợp W/T: cố gắng giảm thiểu những điểm yếu của mối liên kết nhằm tránh những nguy cơ.
Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mối liên kết để lựa chọn, khuyến khích người sản xuất, tiêu thụ chọn hướng liên kết phù hợp, chặt chẽ để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phục vụ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam.