Kết quả xác định trọng lượng phân tử protein đầu tôm bằng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc trưng sinh hóa và giá trị dinh dưỡng của phế liệu đầu tôm thẻ chân trắng (panaeus vannamei) (Trang 50 - 53)

SDS-PAGE

Protein được tách chiết từ các mẫu đầu tôm thẻ chân trắng (Panaeus vannamei) theo thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng bằng cách sử dụng NaCl 0,85%, rồi đem ly tâm thu dịch protein. Thêm aceton lạnh vào để tủa dịch protein, tiếp tục ly tâm 13000vòng/15phút thu cặn protein. Cuối cùng tiến hành điện di sản phẩm protein thu được trong đệm Tris-glycine dưới cường độ dòng điện 15mA.

Hình 3.7. Kết quả điện di protein của phế liệu đầu tôm thẻ chân trắng (Panaeus vannamei). Thang chuẩn protein (M), mẫu 0 giờ (giếng 1), mẫu 4 giờ

(giếng 2), mẫu 8 giờ (giếng 3).

Kết quả điện di ở hình 3.7 cho thấy, sự phân bố về trọng lượng phân tử của các protein trong phế liệu đầu tôm thẻ chân trắng (Panaeus vannamei) nằm trong

khoảng từ 6,5÷212 kDa. M 1 2 3 6,5 kDa 212 kDa 158 kDa 116 kDa 64,4 kDa 42,7 kDa 27 kDa 97,2 kDa 34,6 kDa

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát sự phân bố về trọng lượng phân tử của các protein trong phế liệu đầu tôm

Số lượng băng Vị trí băng (kDa) Mẫu bảo quản 0

giờ

Mẫu bảo quản 4 giờ

Mẫu bảo quản 8 giờ 116÷212 2 2 4 64,4÷97,2 3 3 3 27÷64,4 4 3 6 6,5÷27 1 3 2 Tổng 10 11 15

Từ hình 3.7 và bảng 3.7 cho thấy tất cả các băng điện di hiện diện trong mẫu đầu tôm bảo quản ở 0 giờ (giếng 1) đều xuất hiện ở các mẫu bảo quản 4 giờ (giếng 2) và 8 giờ (giếng 3). Tuy nhiên, số lượng băng điện di của mẫu bảo quản sau 8 giờ (15 băng) nhiều hơn so với mẫu bảo quản 0 giờ (10 băng) và 4 giờ (11 băng). Mẫu bảo quản 0 giờ các băng protein có trọng lượng phân tử lớn nằm trong khoảng 116÷212 kDa và 42,7÷64,4 to và đậm hơn mẫu bảo quản 4 và 8 giờ. Ở mẫu bảo quản 8 giờ xuất hiện nhiều băng protein có trọng lượng phân tử thấp nằm trong khoảng 6,5÷42,7 kDa đồng thời các băng có trọng lượng phân tử 42,7÷212 kDa nhạt hơn so với mẫu bảo quản 0 và 4 giờ. Điều này có thể là do, theo thời gian bảo quản các phân tử protein có trọng lượng phân tử lớn bị thủy phân thành các phân tử protein có trọng lượng phân tử thấp và đồng thời hàm lượng protein có trọng lượng phân tử lớn giảm dần.

Theo kết quả nghiên cứu xác định trọng lượng phân tử protein trong thịt tôm thẻ chân trắng (Panaeus vannamei) của P. Sriket et al năm 2007 (Hình P4.1) cũng đã tìm thấy các băng protein có trọng lượng phân tử trong khoảng 116÷212 kDa và 36÷45 kDa có hàm lượng lớn. P. Sriket et al kết luận rằng đây là những protein cơ myosin và actin, chúng chiếm khoảng 56,8 – 64,3% của tổng số protein. Trong thí

nghiệm này chúng tôi cũng đã tìm thấy các băng protein có trọng lượng phân tử nằm trong khoảng 116÷212 kDa và 42,7÷64,4, điều này cho thấy trong phế liệu đầu tôm cũng có hai protein cơ là myosin và actin. Theo kết quả điện di protein trong phế liệu đầu tôm ở hình 3.7 thì protein có trọng lượng phân tử lớn nằm trong khoảng 116÷212 kDa và 42,7÷64,4 có sự suy giảm về hàm lượng protein theo thời gian bảo quản là rõ nhất.

Qua đó cho thấy sau 8 giờ bảo quản thì hàm lượng protein có trọng lượng phân tử cao có sự suy giảm đồng thời bị phân giải mạnh tạo thành các phân tử protein có trọng lượng thấp hơn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tận thu nguồn phế liệu đầu tôm thẻ vì khi protein bị phân giải mạnh thì tính hòa tan tăng đồng thời kéo theo các chất dinh dưỡng dễ hòa tan làm giảm chất lượng phế liệu đầu tôm khi thu hồi. Như vậy, không nên để phế liệu bảo quản quá lâu ở điều kiện nhiệt độ phòng, tốt nhất là tận thu sau 4 giờ vì lúc này chất lượng của phế liệu không thay đổi nhiều.

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc trưng sinh hóa và giá trị dinh dưỡng của phế liệu đầu tôm thẻ chân trắng (panaeus vannamei) (Trang 50 - 53)