Đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp, Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ phục vụ cấp nước cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân 1.200m3ngày; thời gian thi công 12 tháng”. (Trang 29 - 30)

Từ điều kiện địa hình, địa mạo, mạng lưới thuỷ văn, đặc điểm phân bố của tầng chứa nước, điều kiện cung cấp và thoát nước tôi thấy: Nước của tầng chứa nước này được hình thành tại chỗ do sự ngấm của nước mưa, nước mặt và nguồn thoát là ra mạng xâm thực địa phương. Như vậy, trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước này được hình thành chủ yếu từ hai nguồn là nguồn trữ lượng động tự nhiên và trữ lượng tĩnh tự nhiên. Do đó trong phương án này trữ lượng khai thác tiềm năng được tính theo công thức:

(m3/ngày) Trong đó:

Qkt: Trữ lượng khai thác tiềm năng, m3/ngày. Qtn: Trữ lượng động tự nhiên, m3/ngày.

Vtn: Trữ lượng tĩnh tự nhiên, m3.

α : Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh tự nhiên, α lấy bằng 0,3. t : Là thời gian khai thác, t = 104 ngày (27 năm).

4.2.1.1. Xác định trữ lượng động tự nhiên

Trong diện tích nghiên cứu, trữ lượng động tự nhiên hình thành chủ yếu từ nguồn do nước mưa cung cấp, được xác định theo công thức:

Qtn = X.a.F (m3/ngày) Trong đó:

Qtn: Trữ lượng động tự nhiên, m3/ngày.

F: Diện tích lộ tầng chứa nước, F = 45.106 m2.

a: Hệ số được chọn theo từng loại đất đá ( trong trầm tích lục nguyên: 0,2; trong carbonat 0,3; trong trầm tích đệ tứ: 0,5)

X: lượng mưa nhỏ nhất (1,53m/năm). Vậy trữ lượng động tự nhiên là: =56589 (m3/ng)

4.2.1.2. Xác định trữ lượng tĩnh tự nhiên.

Trữ lượng tĩnh tự nhiên là khối lượng (thể tích) nước trọng lực chứa trong lỗ hổng khe nứt của tầng chứa nước và xác định theo công thức:

(m3) Trong đó:

Vtn: Thể tích nước trọng lực, m3.

μ : Hệ số nhả nước trọng lực, μ = 0,05 (theo tài liệu giai đoạn điều tra sơ bộ) V : Thể tích tầng chứa nước, V = htb.F

F : Diện tích phân bố của tầng chứa nước, F = 45.106 m2. htb : Chiều dày trung bình của tầng chứa nước, htb = 52,5 m. Vậy trữ lượng tĩnh tự nhiên là:

Vtn = 0,05.45.106.52,5 = 118,125.106 (m3) Trữ lượng khai thác tiềm năng:

(m3/ngày)

Thay các kết quả đã tính ở trên ta có trữ lượng khai thác tiềm năng là: = 60133(m3/ngày)

Ta thấy trữ lượng khai thác tiềm năng lớn hơn so với yêu cầu cấp nước. Do đó có thể khai thác với lưu lượng 1200 m3/ngày cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp,Nghĩa Xuân,huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp, Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ phục vụ cấp nước cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân 1.200m3ngày; thời gian thi công 12 tháng”. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w