Chỉnh lý tài liệu

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp, Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ phục vụ cấp nước cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân 1.200m3ngày; thời gian thi công 12 tháng”. (Trang 42 - 44)

2.5.1. Phương pháp đo sâu điện đối xứng

Tài liệu đo đạc ngoài thực địa phải được chỉnh lý kịp thời, tính toán, đánh giá sai số của phép đo. Sai số đo kiểm tra phải đạt như sau:

+ Thành phần điện trở suất sai số: ρk 7% + Thành phần cực sai số: ρk 10%

- Xử lý kết quả đo sâu điện: Kết quả đo sâu điện được biểu diễn dưới dạng lát cắt đẳng âm. Do đường cong ρp(z) có độ phân giải cao hơn đường cong ρk(r) chiều sâu lát cắt ρp(z) gần với lát cắt thật của môi trường. Do xây dựng lát cắt đẳng ρp(z) ta tiến hành tính chuyển toàn bộ đường cong đo ρk(r) sang đường cong phân tích ρp(z) theo

công thức:

khi ρk(ri + 1) < ρk(r) khi ρk(ri + 1) > ρk(r)

Ở đây: Thứ tự chiều sâu khảo sát sau khi tính chuyển từ đường cong ρk(r) sang đường cong ρp(z), ta tiến hành xây dựng lát cắt đẳng ôm ρp(z). Từ lát cắt này cho phép ta xác định được các vùng có điện trở cao thấp khác nhau, các vùng có đường đẳng trị, đặc biệt để xác định các đứt gãy, các nứt nẻ…

Đường cong đo sâu của phương pháp được phân tích định tính và định lượng nhằm xác định các lớp địa điện từ trên xuống dưới. Thành lập các dạng tài liệu phục vụ cho phân tích định tính, định lượng và lập được lát cắt địa vật lý qua các lỗ khoan dự kiến. Kết quả nghiên cứu được thể hiện đầy đủ trên lát cắt địa – điện làm cơ sở xác định vị trí lỗ khoan thăm dò và lập thiết đồ dự kiến các lỗ khoan khai thác.

2.5.2. Phương pháp địa vật lý lỗ khoan.

Chỉnh lý, phân tích tài liệu và lưu giữ tài liệu đo địa vật lý lỗ khoan. Trước khi thành lập biểu đồ địa vật lý lỗ khoan, đối với máy đo ghi số phải chuẩn bị số liệu dạng tập tin Excel; đối với máy đo ghi tương tự: số hóa biểu đồ đo ghi.

Tính toán sai số phương pháp địa vật lý lỗ khoan, phân tích biểu đồ địa vật lý lỗ khoan.

Kết xuất số liệu đo Karota từ cơ sở dữ liệu sang các phần mềm đồ họa thích hợp để vẽ biểu đồ địa vật lý lỗ khoan. Trên mỗi biểu đồ trình bày tất cả các đồ thị tham số đo, địa tầng lỗ khoan theo tài liệu địa vật lý và các tham số địa chất thủy văn liên quan khác như kết quả phân tích hóa... theo biểu mẫu qui định.

Biểu đồ địa vật lý lỗ khoan là cơ sở để phân tích hiệu chỉnh địa tầng địa chất các lỗ khoan và xác định chiều sâu đặt ống chống, ống lọc phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và địa chất thủy văn.

CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC KHOAN

Công tác khoan sẽ được thực hiện tại các vị trí triển vọng chứa nước nhất mà công tác địa vật lý mang lại với các nội dung như sau:

3.1. Mục đích, nhiệm vụ

Công tác này được tiến hành nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xác định thành phần thạch học của đất đá trong vùng nghiên cứu.

- Xác định phạm vi phân bố, chiều sâu, chiều dày đới dập vỡ nứt nẻ của tầng chứa nước khe nứt karst trong trầm tích carbonat, hệ tầng Bắc Sơn (c-p bs).

- Các lỗ khoan được sử dụng để hút nước thí nghiệm, lấy mẫu để phân tích thành phần hóa học, vi trùng của nước dưới đất, xác định sơ bộ các thông số địa chất thủy văn và đánh giá trữ lượng khai thác của công trình.

- Sử dụng các lỗ khoan đó để làm lỗ khoan khai thác hoặc làm lỗ khoan quan trắc động thái nước dưới đất.

- Làm cơ sở đánh giá trữ lượng khai thác cấp công nghiệp các tầng chứa nước nghiên cứu. Kết hợp chống ống khai thác để đưa vào vận hành sử dụng cung cấp nước ngay sau khi có giấy phép khai thác.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp, Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ phục vụ cấp nước cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân 1.200m3ngày; thời gian thi công 12 tháng”. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w