3.4.2 .Khoan xoay lấy mẫu
4.3.2. Hút nước thí nghiệm
Do vùng nghiên cứu có điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp, có mức độ chứa nước bất đồng nhất, lưu lượng thiết kế khai thác là 1200m3/ngày, nên để đạt được mục đích đề ra, trong giai đoạn này tôi bố trí 2 dạng hút nước thí nghiệm là hút khai trương, hút nước thí nghiệm đơn 3 lần hạ thấp.
4.3.2.1. Công tác hút khai trương
Hút khai trương nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp của thiết kế với điều kiện tự nhiên thực tế của tầng chứa nước và cấu trúc của lỗ khoan, là cơ sở để chỉnh lại thiết kế nếu cần thiết đảm bảo hút thí nghiệm, hút khai thác thử đạt yêu cầu.
Khối lượng dự kiến là 4 giờ = 1/2 ca với mỗi lỗ khoan.
Tôi dự kiến hút khai trương tại 2 lỗ khoan LK1, LK2. Vậy thời lượng công tác hút khai trương là: 4 giờ x 2 = 8 (giờ) = 1 (ca máy).
4.3.2.2. Công tác hút nước thí nghiệm đơn
Hút nước thí nghịêm đơn được tiến hành để xác định quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp mực nước, đồng thời cũng để xác định hệ số thấm một cách sơ bộ của đất đá chứa nước và lấy mẫu nước nghiên cứu chất lượng nước. Trong phương án này chúng tôi tiến hành hút nước thí nghiệm đơn với ba lần hạ thấp mực nước Smax, Stb, Smin tương ứng với ba cấp lưu lượng Qmax = 100%Qkt, Qtb = 75%Qkt, Qmin = 50%Qkt. Các mức lưu lượng được lựa chọn sao cho độ chênh lệch giữa Smax với Stb và Stb với Smin không nhỏ hơn 1m, cố gắng để đạt được Stb = 2/3Smax và Smin = 1/3Smax.
Hút nước thí nghiệm đơn tiến hành tại 2 lỗ khoan LK1, LK2 với mỗi lần hạ thấp, mỗi cấp lưu lượng hút đến khi mực nước ổn định. Thời gian hút dự định cho mỗi đợt hạ thấp là 6 ca máy.
Như vậy thời lượng hút thí nghiệm đơn là:
6ca x 3 x 2 = 36 (ca máy).
Kết thúc mỗi đợt hút nước phải tiến hành đo mực nước ngay ở lỗ khoan hút nước và các lỗ khoan có ảnh hưởng cho đến khi đạt trạng thái ổn định (mực nước hồi phục tại vị trí ban đầu) rồi mới chuyển sang đợt tiếp theo. Thời gian đo phục hồi cho mỗi lần bơm hạ thấp là 3 ca. Vậy thời lượng đo phục hồi là:
3ca x 3 x 2 = 18 (ca máy).