3.4.2 .Khoan xoay lấy mẫu
5.5. Công tác chỉnh lý tài liệu quan trắc
Các tài liệu quan trắc đều nghi vào sổ nhật ký quan trắc bằng bút chì, sau đó ghi vào sổ lưu giữ bằng bút đen. Từ tài liệu thu thập hàng tháng phải lập đồ thị mối quan hệ giữa mực nước theo thời gian và lập đồ thị theo dõi sự biến đổi của chất lượng nước.
Sau khi kết thúc công tác quan trắc ngoài thực địa, cần tiến hành chỉnh lý tài liệu quan trắc, lập các bảng tổng hợp sự thay đổi mực nước, nhiệt độ và chất lượng nước… nhằm theo dõi sự thay đổi về trữ lượng cũng như chất lượng nước dưới đất. Xác định và làm rõ nguyên nhân gây biến đổi để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
CHƯƠNG 6
CÔNG TÁC LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU 6.1. Mục đích, nhiệm vụ
Công tác lấy mẫu trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đảm bảo giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Xác định đặc điểm cơ - lý, thạch học, hoá học, tính thấm của các lớp đất đá, đới thông khí, lớp phủ được lựa chọn theo yêu cầu của nhiệm vụ điều tra;
- Xác định mức độ nứt nẻ của đất đá phục vụ công tác đánh giá mức độ giàu nước và khả năng lưu thông của nước trong đất đá;
- Xác định thành phần hoá học, vi lượng, vi trùng của nước. Đánh giá sự thay đổi chất lượng theo thời gian, xác định khả năng nhiễm bẩn của tầng chứa nước trong quá trình khai thác.
- Là cơ sở để xác định nguồn gốc nước dưới đất đồng thời nghiên cứu mức độ trao đổi giữa nước mặt và nước dưới đất hoặc giữa các thành tạo chứa nước với nhau.