Khối lượng công tác

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp, Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ phục vụ cấp nước cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân 1.200m3ngày; thời gian thi công 12 tháng”. (Trang 40 - 42)

Phương pháp địa vật lý sử dụng trong công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất thực hiện theo các tuyến được lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ điều tra và đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn. Việc tiến hành công tác địa vật lý phải bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành về đo địa vật lý.

Khoảng cách giữa các tuyến và điểm khảo sát địa vật lý được xác định theo tỷ lệ khảo sát, điều tra thực địa và nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Tỷ lệ khảo sát địa vật lý đo sâu điện tương ứng với tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất 1/25.000 được quy định. Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất là khoảng các tuyến với tuyến là 250 m, khoảng cách các điểm đo là 15-50m.

Đối với đo Karota lỗ khoan, số mét đo karota sẽ thuộc vào chiều sâu khoan thăm dò khai thác dự kiến, đảm bảo nghiên cứu tới TCN có triển vọng nằm sâu nhất, hoặc đảm bảo nghiên cứu hết chiều sâu phân bố TCN dự định khai thác.

Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn của khu vực; mục đích yêu cầu của đồ án, kinh phí thực hiện và kết quả điều tra. Chúng tôi dự kiến bố trí công tác địa vật lý như sau:

Để xác định vị trí đứt gãy, đới dập vỡ dọc đứt gãy, dự đoán mức độ lấp nhét các vật liệu bở rời dọc đứt gãy trong thành tạo hệ tầng Bắc Sơn (c-p). Từ đó xác định vị trí dị thường địa chất thủy văn và lựa chọn vị trí đặt lỗ khoan thăm dò và thăm dò khai thác, chúng tôi dự kiến phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng.

Trong phương án này chúng tôi dự định tiến hành đo địa vật lý tại khu vực có triển vọng và dự định bố trí công trình thăm dò mà công tác khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn đã lựa chọn. Trong vùng nghiên cứu, tầng chứa nước khai thác là đất đá nứt nẻ vì vậy vị trí triển vọng có khả năng chứa nước là vị trí dọc đới dập vỡ của đứt gãy kiến tạo. Vì vậy, các tuyến địa vật lý đo sâu điện dự kiến bố trí vuông góc với phương phát triển của đứt gãy.

Đo địa vật lý tại khu vực dự định bố trí công trình gồm 6 tuyến đo sâu điện với chiều sâu nghiên cứu là 77 m, AB/2 = 250m. Căn cứ vào điều kiện địa hình, tôi lựa chọn chiều dài mỗi tuyến là 500m.Theo QCVN 57:2014/BTNMT, với bản đồ tỷ lệ 1:25000, tôi lựa chọn khoảng cách giữa các điểm đo là 50m, khoảng cách giữa các tuyến là 100 – 150m.

Chúng tôi dự kiến bố trí 6 tuyến đo sâu điện như sau:

- Tuyến T1, T2, T3: bố trí vuông gióc với đứt gãy F, vuông góc với thế nằm của đất đá, tại địa phận B.Thung Khẳng với chiều dài mỗi tuyến đo là 500m. Trong đó T2 đi qua lỗ khoan thăm dò – khai thác LK1

-Tuyến T5, T6, T7 vuông góc với đứt gãy F. Trong đó T6 đi qua lỗ khoan thăm dò – khai thác LK2, chiều dài mỗi tuyến là 500m, có vị trí tại làng Sợi.

Hình 2.3. Sơ đồ vị trí tuyến đo địa vật lý Bảng 2.1. Khối lượng công tác đo sâu điện

Tên tuyến một tuyếnChiều dài đo

Số điểm đo trên

T1, T2, T3, T4, T5, T6

(6 Tuyến) 500 10

Xác định vị trí dị thường địa chất thủy văn, khoanh vùng có triển vọng chứa nước, từ đó lựa chọn các điểm bó trí

lỗ khoan thăm dò - khai thác và thăm dò vùng

nghiên cứu.

Tổng 3000 60

2.3.2. Phương pháp Karota lỗ khoan

Đối với Karota lỗ khoan, số mét đo karota sẽ thuộc vào chiều sâu khoan thăm dò khai thác dự kiến, đảm bảo nghiên cứu tới TCN có triển vọng nằm sâu nhất hoặc đảm bảo nghiên cứu hết chiều sâu phân bố TCN dự định khai thác.

Để chính xác hóa cột địa tầng địa chất thủy văn, xác định chính xác chiều sâu, bề dày đới nứt nẻ dập vỡ có khả năng chứa nước và xác định vị trí đặt ống lọc trong các lỗ khoan thiết kế. Chúng tôi dự kiến tiến hành đo Karota tất cả các lỗ khoan thăm dò - khai thác. Theo tài liệu của các lỗ khoan giai đoạn điều tra sơ bộ, chiều sâu phân bố nứt nẻ và chiều sâu lỗ khoan thiết kế là 85m. Vì vậy chúng tôi dự kiến khối lượng công tác đo Karota như sau (bảng 2.2):

Bảng 2.2. Bảng khối lượng công tác đo Karota

STT Ký hiệu lỗ khoan Chiều sâu đo (m) Nghiệm vụ

1 LK1 77 Xác định chính

xác địa tầng lỗ khoan và chiều sâu

đặt ống lọc tại các lỗ khoan thăm dò

– khai thác

2 LK2 77

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp, Nghệ An. Lập phương án điều tra chi tiết nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ phục vụ cấp nước cho 3 xã Châu Lộc, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân 1.200m3ngày; thời gian thi công 12 tháng”. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w