3.3.1. Luận chứng khối lượng công tác khoan và bố trí công trình
Theo TT 13-2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra đánh giá tài nguyên nước quy định chiều sâu lỗ khoan phải được quy định tại nhiệm vụ điều tra.
Khối lượng công tác khoan phụ thuộc vào mức độ phức tạp về điều kiện địa chất thủy văn và của giai đoạn điều tra nghiên cứu, nhằm đảm bảo về trữ lượng, hợp lý về mặt kinh tế.Chính vì vậy tôi dự kiến sẽ bố trí vị trí, lưu lượng và số lượng lỗ khoan như sau:
Vị trí: Căn cứ vào kết quả khoan thăm dò giai đoạn trước vùng nghiên cứu có 7
tầng chứa nước thì có tầng chứa c-p bs là tầng chứa nước triển vọng nên tôi đặt lỗ
khoan tại tầng này, lỗ khoan sẽ được đặt tại B.Thung Khẳng và làng Sợi vị trí có đứt gãy chạy qua, cũng là nơi tập chung đông dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công công trình.
Lưu lượng: Cũng căn cứ vào tài liệu nghiên cứu giai đoạn trước lưu lượng lỗ
khoan biến đổi từ 151-811 m3/ngày, trung bình 310m3/ngày và do đặc điểm đất đá chứa nước không đồng nhất, để đảm bảomức độ an toàn, tôi chọn lưu lượng lỗ khoan dự kiến là 300m3/ngày.
Số lượng: Với lưu lượng yêu cầu 1200m3/ngày mà theo tài liệu thu thập trong vùng nghiên cứu đã có 1 lỗ khoan khai thác với lưu lượng 600m3/ngày, do đó tôi tận dụng luôn lỗ khoan này để đưa vào khai thác và khoan thêm 2 lỗ khoan với lưu lượng
300m3/ngày.
Chiều sâu: Theo tài liệu nghiên cứu trước, đới dập vỡ nứt nẻ biến đổi từ 18-
77m,do đó tôi dự kiến chiều sâu lỗ khoan là 77m.
Ngoài ra khu vực bố trí công trình khai thác tối ưu nhất được thiết kế đảm bảo những yêu cầu về khoa học, kinh tế môi trường và phù hợp với sơ đồ quy hoạch phát triển của khu vực nghiên cứu trong tương lai.