- Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản củangười quá cố
2.4.15. Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định vềthời hiệu yêu cầu người thừa kếthực hiện nghĩa vụvềtài sản của
người đểlại di sản (có nên giữlại hay không?).
- Theo em thấy, qua Quyết định năm 2021, các quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản hiện nay là chưa hợp lý.
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2015:“Thời hiệu yêu cầu người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ vềtài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế”. Bằng việc quy định 3 năm kể từ thời điểm thừa kế thì bên phía người có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản là bên bất lợi, bởi vì hiện nay chưa có Điều luật nào quy định về việc chia di sản thì phải báo cho người mà người quá cố chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài sản.
- Bên cạnh đó, vụ việc trong Quyết định 533, thời điểm mở thừa kế xảy ra trước khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ của người quá cố. Việc này dẫn đến các vấn đề chưa rõ ràng là thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ là thời điểm mở thừa kế hay thời điểm hết hạn nghĩa vụ. Nếu là thời điểm mở thừa kế thì không hợp lý vì lúc này chưa hết hạn thực hiện nghĩa vụ. Nếu là thời điểm hết hạn nghĩa vụ thì có thể đã hết hạn 3 năm theo như khoản 3 Điều 623 BLDS 2015. Vấn đề này gây băn khoăn cho người có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản. Tuy rằng còn nhiều hạn chế nhưng việc giữ lại quy định này là cần thiết vì nó đảm bảo
được quyền của người mà người quá cố chưa thực hiện xong về nghĩa vụ tài sản, cũng như sự rõ ràng đối với người thừa kế, không xảy ra tranh chấp về sau.
BÀI 3
Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/8/2011 về vụ án “Chia thừa kế theo di chúc”:
Nguyên đơn: Anh Lê Quốc Toản (sinh năm 1961);
Bị đơn: Chị Lê Thị Thu (sinh năm 1960) và anh Lê Quốc Tuấn (sinh năm 1970); Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Vinh, bà Xuyên, bà Sâm, chị Thúy, chị Hương, anh Trung.
Ông Lê Gia Minh (chết năm 1997) có hai người vợ là bà Lê Thị Bằng (chết năm 1956) và bà Nguyễn Thị Lan (chết năm 2005). Ông Minh và bà Bằng có hai người con chung là anh Lê Văn Vinh và chị Lê Thị Xuyên; ông Minh và bà Lan có 5 người con là: chị Lê Thị Thu, anh Lê Quốc Tuấn, chị Lê Hồng Thúy, chị Lê Thiên Hương và anh Lê Quốc Toản. Ngoài ra bà Lan còn có con riêng là chị Hoàng Thị Sâm.
Trước khi chết, ngày 2 4/08/1997 ông Minh có để lại di chúc bán căn nhà 55m2 tại số 64 Trần Đăng Ninh và chia tài sản cho các con, “ giấy di chúc” này có chữ ký của em ruột ông và con rể ông là bà Tý và anh Hùng cùng với chữ ký của bà Lan, chị Thu, chị
Sâm, chịHương. Sau khi ông Minh chết, bà Lan chuyển nhượng 55m2 tại số 64 Trần Đăng Ninh và lập “Di chúc thừa kế nhà ở” ngày 08/10/1998 chia tài sản cho các con, trong đó nguyênđơn là anh Toản được hưởng căn nhà 15m2 (xây 3 tầng) sau khi bà Lan chết. Di chúc này có chữ ký đề tên bà Lan và có Ủy ban nhân dân phường Quan Hoa chứng thực ngày 02/01/1999. Sau đó, ngày 18/04/2005 bà Lan làm “Đơn xin hủy di chúc” có nội dung: “Tôi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ di chúc mà trước kia tôi đã viết cho con trai là Lê Quốc Toản”.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2008/DSST ngày 19/01/2008 Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy và tại bản án dân sự phúc thẩm số 52/2008/DSPT ngày 31/03/2008 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đều quyết định: Bác yêu cầu xin chia thừa kế theo di chúc nhà số 120 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Hà Nội của anh Lê Quốc Toản đối với chị Lê Thị Thu và anh Lê Quốc Tuấn. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ bà Lan có biết chữ hay không, nếu biết chữ thì tại sao cháu Nguyệt Anh (con của chị Thu) viết hộ đơn “Xin hủy di chúc”, nội dung đơn này có đúng ý chí của bà Lan hay không? Và cần xem xét yêu cầu của anh Toàn về việc phân chia tiền cho thuê nhà 120 đường Cầu Giấy từ khi bà Lan chết đến nay.
Bởi các lẽ trên, quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm số 02/2008/DSST ngày 29/01/2008 Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy và bản án dân sự phúc thẩm số
52/2008/DSPT ngày 31/03/2008 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về “Tranh chấp chia thừa kế theo di chúc”. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Tóm tắt quyết định giám đốc thẩm số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011 vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”:
Nguyên đơn: Anh Dương Văn Đang (sinh năm 1963);
Bị đơn: Ông Dương Văn Sáu (sinh năm 1947);
Cụ Dương Văn Trượng (ông nội của nguyên đơn) ngày 1/3/1979 (thực tế là năm 1997) lập “Tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngân” có nội dung cho anh Đang 3.000m2 , có chữ ký của cụ Trượng và điểm chỉ của cụ Tào (vợ cụ Trượng) và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Phụng Hiệp ngày 5/6/1997.
Ngày 7/2/1999 cụ Trượng lại lập di chúc, nhờ con gái là bà Dương Thị Tám viết giúp có nội dung cho anh Đang được quyền sử dụng 2.000m2 đất, cho ông Sáu được quyền sử dụng 2.542m2 đất ruộng và 4.310m2 đất vườn để phụng dưỡng cha mẹ
lúc tuổi già, có chữ ký của cụ Trượng, cụ Tào gạch chữ X.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 09/2010/DSST ngày 18/1/2010 Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và tại bản án dân sự phúc thẩm số 88/2010/DSPT ngày 21/07/2010 Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang đều quyết định: Buộc ông Dương Văn Sáu trả lại cho anh Dương Văn Đang diện tích đất là 1.332,4m2 tại thửa 543 tờ bản đồ số 2, vị trí đất tại ấp Lăng Sen A, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án, lẽ ra cần giám định di chúc lập ngày 7/2/1999 có đúng thể hiện ý chí của cụ Trượng, cụ Tào không, nếu có căn cứ xác định đó là ý chí của hai cụ, thì cần xác định cụ Trượng và cụ Tào đã thay đổi di chúc lập ngày 01/3/1979 ( thực tế là ngày 01/3/1997) bằngdi chúc 7/2/1999.
Từ đó Tòa dân sự TANDTC quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm số
88/2010/DSPT ngày 21/07/2010 Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang và bản án dân sự sơ thẩm số 09/2010/DSST ngày 18/1/2010 Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang về vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là anh Dương Văn Đang và bị đơn là ông Dương Văn Sáu. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnhHậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tóm tắt quyết định giám đốc thẩm số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/4/2012 vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản” của Tòa dân sự TANDTC:
Nguyên đơn: Ông Bùi Văn Nhiên (sinh năm 1948);
Bị đơn: Ông Bùi Văn Mạnh (sinh năm 1955);
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Gồm các ông bà Bùi Thị My, Bùi Văn Cường, Bùi Thị Hoàn, Bùi Thị Lương, Bùi Thị Hiệp và Bùi Thị Hạnh.
Vợ chồng cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng Thị Giảng sinh được 5 người con là Bùi Thị My, Bùi Văn Đức, Bài Văn Nhiên, Bùi Thị Lương, Bùi Thị Hạnh. Sinh thời cụ Môn và cụ Giảngcó tạo lập được khối tài sản là 01 nhà ngói 05 gian (đã xuống cấp không còn giá trị sử
dụng) trên 169,3m2 đất thuộc thửa 270, tờ bản đồ số 19 tại xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Ngày 15/5/1998 cụ Môn lập di chúc được UBND xã Đức Thắng chứng thực với nội dung: “Cho ông Đức 04m đất theo hướng từ Tây sang Đông kéo dài hết chiều dài thửa đất; diện tích đất còn lại được dùng để làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh trông nom.” Bản di chúc này không có chữ kí của cụ Giảng (do thời điểm này cụ Giảng không còn tỉnh táo nên không ký hay điểm chỉ). Ngày 8/5/1999 (âm lịch) cụ Giảng chết. Ngày 11/4/2000 cụ Môn tổ chức họp gia đình thống nhất lại nội dung bản di chúc lập ngày 15/5/1998, được cụ Môn cùng ông Đức, ông Nhiên, ông Mạnh và bà My kí tên, được trưởng thôn xác nhận. Ngày 1/11/2003 (âm lịch) ông Đức bị tai nạn chết, nghe tin cụ Môn sốc nên cũng chết cùng ngày. Sau khi cụ Môn ch ết thì xảy ra tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Bùi Văn Nhiên và bị đơn là ông Bùi Văn Mạnh.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 06/2008/DSST ngày 06/08/2008 Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ và tại bản án dân sự phúc thẩm số 64/2008/ DSPT ngày 07/11/2008 Tòa án nhân dân huyện Hưng Yên đều xác định bản di chúc do cụ Môn lập ngày 15/5/1998 có hiệu lực một phần về nửa đất thuộc quyền định đoạt của cụ Môn, xác định cụ Giảng không để lại di chúc. Bên cạnh đó hai cấp đã không căn cứ “Biên bản cuộc họp gia đình của cụ Bùi Hữu Môn” ngày 11/4/2000 mà xác định di chúc 1998 gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp củacác đương sự.
Từ đó TANDTC quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm số 64/2008/ DSPT ngày 07/11/2008 Tòa án nhân dân huyện Hưng Yên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số
06/2008/DSST ngày 06/08/2008 Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên về vụ
tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Bùi Văn Nhiên với bị đơn là ông Bùi Văn Mạnh. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Tóm tắt quyết định giám đốc thẩm số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2018 về vụ án “Tranh chấp thừa kế”:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chim (sinh năm 1947); Bà Nguyễn Thị Bay (sinh năm 1940);
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Lên (sinh năm 1943); Bà Nguyễn Thị Sáu (sinh năm 1953); Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn Cu, anh Nguyễn Tuấn Anh, chị Huỳnh Thị Kim Lệ.
Cụ Nguyễn Văn Nhà (chết 2006) và cụ Phạm Thị Việt (chết 1958) có 5 người con gồm: Bà Nguyễn Thị Bay, Nguyễn Thị Lên, Nguyễn Thị Chim, Nguyễn Thị Sáu và ông Nguyễn Văn Cu. Ngày 16/3/2009 bà Chim và bà Bay có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sảncủa cụ Nhà gồm quyền sử dụng đất tại xã Long Thượng (diện tích thực tế 1112m2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/5/2009 đứng tên bà Nguyễn Thị Sáu, nhưng hiện do anh Nguyễn Anh Tuấn - con trai bà Sáu quản lý, sử dụng) và thửa đất tại xã
Mỹ Lộc (diện tích 2198m2 , được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 21/5/2002 đứng tên cụ Nguyễn Văn Nhà, hiện nay bà Sáu, bà Lên, ông Cu quản lý). Cả
hai mảnh đất đều thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Đối với diện tích đất 2198m2 tại xã Mỹ Lộc, bà Lên và bà Sáu có xuất trình Tờ di chúc lập ngày 26/7/2000 của cụ Nhà cho bà Sáu và bà Lên trọn quyền sử dụng và có trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên; không có quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi đau ốm, bệnh tật, về già. Còn diện tích 832m2 (diện tích thực là 1112m2 ) tại xã Long Thượng được xác định nguồn gốc là là của cụ
48 Nhà khai phá từnăm 1969, đến năm 1975 để lại cho bà Sáu canh tác và bà đã giao cho con trai là anh Nguyễn Anh Tuấn sử dụng trên 15 năm.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 105/2009/DSST ngày 15/12/2009 Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của bà Bay và bà Chim. Còn tại bản án dân sự phúc thẩm số 176/2010/DSPT ngày 13/07/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã bác yêu cầu của bà Chim và bà Bay về việc yêu cầu bà Sáu, bà Lên chia thừa kế quyền sử dụng đất của ông Nhà.
Xét thấy bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm còn nhiều thiếu sót, Tòa dân sự TANDTC đã quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm số 176/2010/DSPT ngày 13/07/2010 của Tòaán nhân dân tỉnh Long An và bản án dân sự sơ thẩm số 105/2009/DSST ngày 15/12/2009 Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An về vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn là bà Chim, bà Bay với bị đơn là bà Sáu, bà Lên cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Cu, anh Tuấn, chị Lệ. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.