- Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản củangười quá cố
3.1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
(về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 662 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 640 BLDS 2015 về
sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc có quy định: Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Với quy định trên, di chúc được lập có thể bị sửa đổi hay hủy bỏ. Sửa đổi di chúc theo đó phần di chúc không được sửa đổi vẫn còn nguyên giá trị cùng với phần di chúc được sửa đổi mới. Còn hủy bỏ di chúc là làm cho di sản không còn di chúcnữa.
Về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ di chúc: theo Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 có quy định: “Di chúc có hiệu lực từ
thời điểm mở thừa kế.” Và Khoản 1 Điều 633 BLDS 2005, Khoản 1 Điều 611
BLDS 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.”
Như vậy, cho đến khi người lập di chúc chết, di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật nên chưa có giá trị ràng buộc. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 662 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 640 BLDS 2015 về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc có quy định: “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.” Do đó người lập di chúc có thể thay đổi, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào khi đang còn sống.
Việc sửa đổi di chúc biểu hiện thông qua việc sửa đổi về kĩ thuật (như câu chữ, ngữ pháp, các sửa đổi khác mang tính hình thức ) và sửa đổi về nội dung (như sửa về người thừa kế, về di sản, về quyền, nghĩa vụ người hưởng di sản….). Về mặt
pháp lý, chỉ coi là sửa đổi di chúc nếu người lập di chúc đã điều chỉnh nội dung của di chúc. (1)
Còn về cách thức hủy bỏ di chúc thì có hai cách đó là: Hủy bỏ minh thị di chúc và hủy bỏ mặc nhiên di chúc.
+Hủy bỏ minh thị di chúc: là việc người lập di chúc thể hiện ý chí công khai bằng một văn bản, nói rõ về việc người lập di chúc không thừa nhận giá trị của di chúc do mình đã lập trước đó. Người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc bằng một hành vicụ thể để tiêu hủy toàn bộ di chúc đã được
(1) Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Tr.209
lập như: xé bỏ, đốt bỏ hay tiêu hủy bằng các hình thức khác làm cho di chúc không còn tồn tại trên thực tế.
+Hủy bỏ mặc nhiên di chúc: là trường hợp người để lại tài sản đã định đoạt tài sản
đó bằng một di chúc, nhưng sau đó lại định đoạt đối với tài sản đó bằng một hành vi pháp lý khác, ví dụ như: tặng cho, mua bán, cầm cố, thế chấp, hay dùng tài sản
đó bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó tài sản này đã bị xử lý để trả nợ, thì hành vi này được xem là hủy bỏ mặc nhiên (hủy bỏ gián tiếp) đối với di chúc đã lập. (2)