Quy hoạch thoát nước mưa

Một phần của tài liệu TM QHPK D1 (sua 16-8-2019) - PDF (Trang 70 - 71)

II. QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT:

2. Quy hoạch thoát nước mưa

2.1.Cơ sở quy hoạch.

- Các số liệu sông Đồng Nai và tài liệu biến đổi khí hậu toàn cầu do mực nước biển dâng của ‘ Bộ tài nguyên và Môi trường’ cung cấp.

- Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/5.000 khu vực nghiên cứu theo hệ cao độ Quốc gia VN2000.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TL1/5.000 - Bản đồ quy hoạch giao thông TL 1/5.000

2.2.Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng. .

- QCVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng. - QCVN 07-4:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông”

- TCVN 7957:2008 “Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế”

2.3.Định hướng quy hoạch:

- Phân khu D1 thuộc phường Phước Tân có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc thoát nước mưa nhờ gần tuyến sông Buông và các nhánh của sông Buông. Tuy nhiên, độ dốc địa hình thay đổi phức tạp nên việc tổ chức các tuyến thoát nước mưa cần bám sát vào địa hình tự nhiên chủ yếu hướng về sông Buông và các nhánh của sông Buông.

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt. Sử dụng cống BTCT đúc sẵn làm hệ thống thoát nước chính cho toàn khu, xả trực tiếp ra sông Buông và các nhánh của sông Buông.

- Các tuyến cống thoát nước được bố trí dọc 2 bên đường giao thông, độ dốc dọc cống lấy theo độ dốc dọc của đường, tối thiểu 1/D. Hướng thoát nước bám theo cốt quy hoạch san nền, hướng về các nhánh của sông Buông.

- Căn cứ theo địa hình tự nhiên và cốt quy hoạch có thể phân ra làm 2 lưu vực thoát nước chính như sau:

+ Lưu vực 1: từ giao giữa trục đường Võ Nguyên Giáp đổ về sông Buông, diện tích lưu vực khoảng 936 ha.

+ Lưu vực 2: lấy ranh giới phía Nam của phân khu D1 đổ về khu vực sông Buông nằm giữa phường Phước Tân, diện tích lưu vực khoảng 900 ha.

- Khu vực phía Tây Nam của phân khu D1 giáp với Quốc lộ 51 khá thấp trũng, đây là vùng dễ bị ngập úng cục bộ vào mùa mưa do nước lũ từ thượng nguồn và một phần do thủy triều dâng.

- Một số giải pháp đối với nước lũ từ thượng nguồn và thủy triều dâng:

+ Khơi thông các tuyến mương thoát nước hiện hữu trong khu dân cư, duy tu, nạo vét thường xuyên tránh đọng ứ rác. Nâng cấp các tuyến mương đã xuống cấp, xây mới các tuyến mương (cống) tại các khu vực dân cư chưa có hệ thống thoát nước.

+ Quy hoạch các mảng xanh, công viên và một số tuyến đường đi qua khu dân cư tạo điều kiện để bố trí các tuyến cống thoát nước với khẩu độ lớn giảm thiểu ngập úng cục bộ.

+ Quy hoạch các hồ điều hòa số 1, 2, 3 (tận dụng từ các mỏ đá) nằm trên phường Phước Tân và phường Tam Phước với tổng diện tích khoảng 333 ha (trong đó diện tích hồ thuộc phường Phước Tân khoảng 260 ha) nhằm hạn chế nước lũ từ thượng nguồn đổ xuống .

+ Tăng cường nạo vét, cải tạo các tuyến suối đấu nối trực tiếp với sông Buông, gia cố mái dốc sông, suối tại các vị trí dễ sạt lở bằng kè bê tông hoặc xây đá, trồng cỏ … Quản lý hoạt động xây dựng không lấn chiếm lòng sông, suối.

+ Hạn chế mật độ xây dựng công trình, phát triển các vùng đệm nước công viên cây xanh dọc theo các tuyến sông, suối. Hạn chế sử dụng các vật liệu phủ bề mặt không thấm nước để tăng cường khả năng thấm, giảm lưu lượng dòng chảy trên bề mặt.

+ Đối với các khu vực xây dựng công trình cần đảm bảo cốt cao trình san nền khống chế Hxd.

Khối lượng xây dựng và khái toán kinh phí

Hạng mục Đvt Khối lượng Đơn giá

(VN đồng) Thành tiền(1.000đ) Cống tròn BTCT D800 m 7.492 1.600.000 11.987.200 Cống tròn BTCT D1000 m 28.214 2.500.000 70.535.000 Cống tròn BTCT D1200 m 35.489 4.000.000 141.956.000 Cống tròn BTCT D1500 m 10.623 5.700.000 60.551.100 Cống tròn BTCT D2000 m 1.582 9.000.000 14.238.000 Hố ga, gối cống … 30% 94.906.410 Tổng cộng 394.173.710

Một phần của tài liệu TM QHPK D1 (sua 16-8-2019) - PDF (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)