Quy hoạch Thông tin liên lạc:

Một phần của tài liệu TM QHPK D1 (sua 16-8-2019) - PDF (Trang 79 - 84)

II. QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT:

6. Quy hoạch Thông tin liên lạc:

6.1.Căn cứ quy hoạch.

- Quy hoạch mạng lưới Thông tin Truyền thông được lập trên cơ sở các văn bản pháp lý, chiến lược phát triển và theo dự báo của đồ án. Cụ thể như:

- Luật Viễn thông năm 2009;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông;

- Quyết định 151/QĐ-UBND ngày 15 tháng 1 năm 2016 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- QCXDVN01: 2008/BXD Quy chuẩn XDVN Quy hoach xây dựng;

- QCVN 32:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và cáp ngoại vi;

- QCVN33:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

- QCVN07-08:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình viễn thông;

- Các văn bản tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan.

6.2.Định hướng quy hoạch mạng lưới Thông tin Truyền thông 6.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển.

a. Quan điểm:

Phát triển công trình, hạ tầng mạng lưới Thông tin Truyền thông bảo đảm nhu cầu theo chiến lược phát triển theo định hướng chung.

Phát triển mạng lưới Thông tin Truyền thông đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng khác. Phát triển viễn thông và internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông.

Xây dựng và phát triển, hạ tầng mạng lưới Thông tin Truyền thông với công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp, tốc độ và chất lượng cao.

Phát triển mạng lưới và phát triển dịch vụ gắn kết với phát triển du lịch, phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu xã hội Phát triển mạng lưới Thông tin Truyền thông đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả.

Phát huy mọi nguồn lực mở rộng, phát triển hạ tầng mạng lưới Thông tin Truyền thông.

Phát triển hệ thống mạng lưới Thông tin Truyền thông phải đi đôi với đảm bảo an ninh - quốc phòng, an ninh thông tin, an toàn mạng lưới và bào vệ quyền lợi người dân góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triền bền vững.

b. Mục tiêu phát triển:

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới Thông tin Truyền thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, tín hiệu, thông tin đến từng người dân, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Cung cấp các dịch vụ Thông tin Truyền thông với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ, tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng thông tin trên cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.

Phát triển hạ tầng mạng lưới Thông tin Truyền thông trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia khai thác dịch vụ.

Ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử trong phạm vị quy hoạch.

6.2.2. Chỉ tiêu và dự báo nhu cầu:

a. Chỉ tiêu thông tin liên lạc

Hiện nay chỉ tiêu về hệ thống mạng lưới Thông tin Truyền thông trong đồ án quy hoạch chưa có cơ sở để áp dụng cho từng đồ án quy hoạch cụ thể. Nên trong đồ án quy hoạch này sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

+ Phương pháp nội suy.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp.

Dự báo theo kinh nghiệm của các chuyên gia có điều chỉnh theo tốc độ tăng trưởng dân số, kết cấu hộ gia đình, tỷ lệ độ tuổi lao động, số các cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp, thu nhập bình quân cá nhân, xu hướng tiêu dùng, hình thức

cung ứng dịch vụ... để đưa ra cấu hình hệ thống chung cho khu vực nghiên cứu quy hoạch.

b. Dự báo nhu cầu

Với số dân tại khu D1 đến năm 2030 khoảng 41.000 người, tương ứng khoảng 10.250 hộ. Bảng nhu cầu về phát triển thuê bao thông tin liên lạc đến năm 2030:

TT TÊN Ô DÂN SỐ ( Người) CHỈ TIÊU (Máy /Hộ) THUÊ BAO ( Máy) I KHU A 20.300 7.613 1 Ô - A1 7.200 1.5 máy/ hộ 2.700 2 Ô - A2 13.100 1.5 máy/ hộ 4.913 3 Ô - A3 - - II KHU B 9.000 3.375 1 Ô - B1 9.000 1.5 máy/ hộ 3.375 2 Ô - B2 - - - III KHU C 3.200 - 1.200 1 Ô - C1 3.200 1.5 máy/ hộ 1.200 2 Ô - C2 - IV KHU E 8.500 3.188 1 Ô - E1 8.000 1.5 máy/ hộ 3.000 2 Ô - E2 500 1.5 máy/ hộ 188 Thuê bao dự phòng 15% 2.306 Tổng số thuê bao thông tin liên lạc 17.682

+ Nhu cầu thuê bao cố định và ADSL khoảng : 17.682 thuê bao.

+ Nhu cầu thuê bao di độngkhoảng:57.400 thuê bao (140 máy/100 dân).

+ Nhu cầu thuê bao truyền hình cáp khoảng: 17.682 thuê bao.

Sau năm 2030 công nghệ về thông tin liên lạc có sự hội tụ dịch vụ của các thuê bao. Thời điểm này việc phân biệt thuê bao di động, thuê bao cố định và thuê bao Internet chỉ là tương đối. Khi đó, với một thiết bị viễn thông người dân có thể sử dụng các dịch vụ của thuê bao cố định, thuê bao di động, truy cập và sử dụng dịch vụ Internet mọi lúc mọi nơi. Vậy lúc đó nhu cầu của thuê bao phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, mọi nhu cầu có thể đáp ứng.

6.3.Định hướng mạng lưới thông tin truyền thông:

- Sử dụng mạng đa dịch vụ.

- Mở rộng mạng thông tin di động.

- Phát triển các dịch vụ mạng thông tin di động, công nghệ thông tin thế hệ sau. - Tiếp tục mở rộng tận dụng các Host và tổng đài vệ tinh ở những chỗ chưa có yêu cầu dịch vụ mới. Nâng cấp các tổng đài vệ tinh có giao diện ATM/IP tại những vùng mạng có nhu cầu dịch vụ mới.

- Thiết bị truy nhập thuê bao phải có khả năng cung cấp đa dịch vụ như thoại, truyền số liệu, thuê kênh riêng tốc độ cao, các loại hình dịch vụ băng rộng IP và ATM/IP cho thuê bao.

6.3.1. Về chuyển mạch:

- Phát triển mạng chú trọng ứng dụng công nghệ, chất lượng, xây dựng mạng đồng bộ theo mô hình mạng thế hệ mới (NGN). Khu vực nào còn công nghệ cũ dần chuyển sang công nghệ mới theo từng giai đoạn.

- Giữ nguyên vị trí trung tâm chuyển mạch hiện nay nằm trên dọc tuyến quốc lộ 51 đồng thời nâng cấp dung lượng đảm bảo cho nhu cầu thoại và internet đến tất cả các thuê bao.

6.3.2. Về Thông tin di động:

Nâng cấp các trạm thu phát sóng (BTS) hiện hữu và xây dựng mới 02 trạm BTS có diện tích khoảng 100m2 mỗi trạm. Đảm bảo cho các doanh nghiệp thông tin di động sử dụng chung về cơ sở hạ tầng. Đường kính phủ sóng của mỗi trạm BTS khoảng từ 250-300 mét.

6.3.3. Về truyền dẫn:

Mạng truyền dẫn thế hệ mới phải được áp dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến, có cấu trúc đơn giản đảm bảo tính linh hoạt, độ sẵn sàng cao có khả năng ứng cứu nhánh, kịp thời khi có sự cố dễ dàng nâng cấp, mở rộng dung lượng và khiển khai dịch vụ.

Mạng cần đảm bảo tính kế thừa, tận dụng triệt để mạng truyền dẫn hiện có, đảm bảo chất lượng truyền dẫn cho mọi loại hình dịch vụ

Mạng tiếp tục được nâng cấp trên cơ sở tuyến cáp quang, cáp đồng hiện có theo dọc trục quốc lộ 51 và và đường Võ Nguyễn Giáp. Thực hiện mở rộng mạng lưới đến các khu mới trong phân khu D1.

Các vòng Ring được kết nối với nhau bằng để thực hiện định tuyến luồng quang. Các địa bàn có lưu lượng lớn mà vòng Ring đi qua sẽ được trang bị các thiết bị xen kẽ.

Điểm đấu nối dự kiến tại trạm chuyển mạch của Viễn thông Đồng Nai –VNPT (Trạm viễn thông LOTECO) đặt tại ấp Đồng hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng viễn thông có tuyến cáp quang trên quốc lộ 51 và đường Võ Nguyên Giáp.

Từ điểm đấu nối sẽ có các tuyến cáp quang chính đi ngầm dọc theo QL 51, đường Võ Nguyên Giáp và các đường quy hoạch mới. Dựa vào dung lượng ở từng khu vực ta tiến hành bố trí các tủ cáp, các hộp cáp để phục vụ nhu cầu thuê bao tại khu vực đó. - Dung lượng mỗi tủ cáp lựa chọn bố trí tại khu vực quy hoạch từ 200, 400, 500, 600, 1200 đôi. Các tuyến dây cáp truyền tải thông tin có dung lượng mỗi cáp là 2400 đôi. Từ các tập điểm cáp sẽ có các tuyến cáp phối (hay gọi là cáp treo) dẫn đến phục vụ các thuê bao của từng khu.

Nâng cấp các tuyến cáp quang hiện có và triển khai các tuyến truyền dẫn cáp quang mới để cung cấp dịch vụ truyền hình với độ nét cao (HD, Full HD, …) đến tất cả thuê bao trong phạm vi quy hoạch.

Bảng khái toán kinh phí đầu tư:

STT Vật tư Khối lượng Đơn vị tính Đơn giá

(Đồng) Thành tiền 1 Tủ cáp 1200 đôi 10 cái 10.800.000 108.000.000 2 Tủ cáp 600 đôi 7 cái 5.928.000 41.496.000 3 Tủ cáp 500 đôi 12 cái 5.405.000 64.860.000 4 Tủ cáp 400 đôi 12 cái 4.953.000 59.436.000 5 Tủ cáp 200 đôi 10 cái 2.905.500 29.055.000 6 Hộp cáp 985 cái 260.000 256.100.000 7 Dây cáp chính 12.250 m 900.000 10.984.500.000 8 Dây cáp phối 151.154 m 60.000 9.069.240.000 9 Ống PVC D200 12.250 m 260.000 3.185.000.000 10 Ống PVC D60 51.154 m 40.000 2.040.160.000 Tổng cộng 25.837.847.000

C

CHHƯƯƠƠNNGGVVIIII::ĐĐÁÁNNHHGGIIÁÁMMÔÔIITTRRƯƯỜỜNNGGCCHHIIẾẾNNLLƯƯỢỢCC

Một phần của tài liệu TM QHPK D1 (sua 16-8-2019) - PDF (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)