Tiềm năng mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu 1277_234313 (Trang 47 - 55)

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Đồng Nai

Huyện Long Thành sở hữu vị trí tiềm năng với diện tích 431,01 km². Trung tâm huyện nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32 km về phía đông, cách thành phố Biên Hòa 24 km về phía bắc và cách thành phố Vũng Tàu 60 km về phía nam.

• Phía đông bắc giáp các huyện Trảng Bom và Thống Nhất

• Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch

• Phía nam và đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

• Phía bắc giáp thành phố Biên Hòa.

Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là huyện được đánh giá có sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2017 - 2019 khi tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của địa phương luôn đạt trung bình trên 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người của người dân năm 2019 ước tính tăng gấp đôi so với năm 2016. Đạt được kết quả cao như vậy trong phát triển kinh tế là nhờ Đồng Nai đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh sân bay quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia - thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư đón đầu trước dự án sân bay Long Thành, còn có 5 dự án giao thông mang tầm quốc gia đang được tỉnh phối hợp khởi công xây dựng. Các dự án trong danh mục này gồm cao tốc Bến Lức - Long Thành ( dự kiến thông xe vào năm 2020) 31.000 tỉ đồng, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ( dự kiến khởi công năm 2020) hơn 17.000 tỉ đồng, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (3 giai đoạn) 65.000 tỉ đổng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 9.200 tỉ đổng, đường vành đai 3.

Không chỉ có nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn, huyện Long Thành sở hữu với 7 khu công nghiệp lớn được Chính phủ phê duyệt và đem lại nguồn thu không ít cho huyện Long Thành như:

• Khu công nghiệp An Phước: 201 ha

• Khu công nghiệp Gò Dầu: 210 ha

• Khu công nghiệp Long Đức: 580 ha

• Khu công nghiệp Long Thành: 488 ha

• Khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn: 498 ha

• Khu công nghiệp Phước Bình: 640 ha (Đang xây dựng)

• Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành: 410 ha

Chính những thế mạnh về sự an toàn và thuận lợi đối với giao thông, khu vực Long Thành – Đồng Nai trở thành nơi thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, với sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là SME trên địa bàn huyện. Theo

thống kê của Cục thuế tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2017 - 2019, số lượng SME trên địa bàn huyện Long Thành tăng nhanh, thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.4: Số lượng SME trên địa bàn huyện Long Thành giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Cục thuế tỉnh Đồng Nai năm 2019

Nhìn vào biểu đồ 2.1 cho thấy số lượng SME có xu hướng gia tăng nhanh chóng, từ 1250 doanh nghiệp năm 2017 tăng lên 2148 doanh nghiệp năm 2018, tương ứng tăng 72% so với năm trước. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng SME tập trung mạnh ở lĩnh vực bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng và xây dựng. Điều này phù hợp với sự phát triển thị trường bất động sản trên địa ban huyện Long Thành cũng như định hướng phát triển công nghiệp như công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất từ cao su, hóa chất, nhựa và một số loại hóa chất tiêu dùng, thương mại - dịch vụ của địa phương. Đến năm 2019, số lượng SME trên địa bàn tiếp tục tăng mạnh lên 1832 doanh nghiệp, đạt 3980 doanh nghiệp, tăng 85% so với năm 2018. Nhóm SME có ngành nghề kinh doanh chính là thương mại - dịch vụ với quy mô vốn đăng ký trung bình là 6 tỷ đồng, ngoài ra nhiều DN trong lĩnh vực công nghiệp xây dưng có quy mô vừa cũng được mở ra ở các khu công nghiệp, trong đó có nhiều SME là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Những số liêu trên cho

Đối tượng cho vay:

Loại tiền cho vay: Thời gian vay: Trả nợ:

: Hỗ trợ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ SXKD, dịch vụ Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ

Tối đa không quá 6 tháng. VND

theo thỏa thuận Agribank

thu ngoại tệ, thanh toán qua Agribank và có hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ cho Khách hàng có tín nhiệm, có hợp đồng xuất khẩu, có nguồn

thấy khi số lượng SME tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cho vay SME của cac NHTM trên địa bàn huyện Long Thành, Đồng Nai.

2.2.2 Chính sách mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai

2.2.2.1 Sản phẩm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai

Cho vay hợp vốn: khách hàng doanh nghiệp/ hợp tác xã có nhu cầu sử dụng vốn vay cho chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.

 Đối tượng cho vay: KH là pháp nhân có nhu cầu vay vốn vượt khả năng của Agribank hoặc vượt quá 15% Vốn tự có của Agribank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Loại tiền vay: VND, ngoại tệ.  Giải ngân: một lần, nhiều lần.

 Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

Cho vay ưu đãi xuất khẩu: Hỗ trợ chi phí để thu mua, sản xuất, chế biến hàng

Đối tượng cho vay:

án

Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ

Thời gian vay: Trung hạn, dài hạn

Trả nợ: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh

Đối tượng cho vay:

Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ.

Thời hạn của hạn mức tín dụng: Tối đa 12 tháng.

Trả nợ: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ

Cho vay theo hạn mức thấu chi tài khoản: doanh nghiệp/ hợp tác xã được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn

· Đối tượng cho vay: Khách hàng là tổ chức kinh tế mở tài tiền gửi khoản thanh

toán không kỳ hạn tại Agribank. · Loại tiền cho vay: VND

· Thời gian cho vay: Tối đa 12 tháng.

· Trả nợ: thu tự động trên tài khoản tiền gửi.

· Đối tượng cho vay: Khách hàng là cá nhân, pháp nhân có nhu cầu vay bổ sung

vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. · Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ

· Thời gian cho vay: ngắn hạn

Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thực hiện dự

theo thỏa

Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, ổn

theo thỏa

Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Cho vay đối với

Hướng dẫn lập hồ sơ NV tín dụng Phỏng vấn sơ bộ Khách hàng

· Trả nợ: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ

theo thỏa thuận.

· Đối tượng cho vay: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ

· Thời gian cho vay: ngắn, trung, dài hạn.

· Trả nợ: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ

theo thỏa thuận.

· Trả trước hạn: lãi tính trả từ ngày vay đến ngày trả nợ. Số phí trả trước hạn quy

định ghi trong thỏa thuận hợp đồng.

2.2.2.2 Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay: Phòng tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng. Kiểm tra và hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng.

Bước 2: Xác minh, thẩm định: Phòng tín dụng tiến hành thu nhập thông tin, xác minh thẩm định TSĐB, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và các vấn đề liên quan đến khoản vay.

Tổng hợp và lập tờ trình lên Ban giám đốc.

Bước 3: Công chứng thế chấp, đăng kỳ TSĐB: Sau khi tờ trình đã được thuận duyệt, phòng tín dụng tiến hành công chứng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký tài sản đảm bảo theo quy định.

Bước 4: Giải ngân: Sau khi thủ tục công chứng, đăng ký TSĐB hoàn tất, phòng tín dụng nhận giấy tờ bản chính TSĐB của khách hàng nhân viên tín dụng kiểm tra và ký trình giải ngân.

Cấp hạn mức tín dụng dự phòng: Hỗ trợ quý khách hàng doanh nghiệp chi phí dự án sản xuất kinh doanh có khả năng tăng so với dự kiến ban đầu.

2.2.2.3 Các quy định khác có liên quan cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai

Chính sách cấp tín dụng đối với SME tại Agribank CN Nam Đồng Nai được tuân thủ theo chính sách chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hiện tại, định hướng đối với việc phát triển đối tượng khách hàng SME tại Agribank như sau:

• Chính sách về đối tượng khách hàng:

+ Ngành nghề kinh doanh: Ưu tiên đối với các SME hoạt động nhiều ngành nghề trong đó có ngành nghề kinh doanh chính đã kinh doanh tối thiểu hơn 2 nămĐội ngũ tham gia công tác quản trị điều hành cũng cần có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. Đối với các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay.

+ Lịch sử tín dụng: Đối với các khách hàng mới, ưu tiên các khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên tại các TCTD khác. Đối với các khách hàng cũ, ưu tiên khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên do xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank, không có nợ quá hạn quá 15 ngày tại Agribank trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 3-5 trong 2 năm gần nhất tính tới thời điểm xét duyệt. Các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay. Khách hàng SME phải có xếp hạng tín nhiệm từ mức BB trở lên và có kết quả đề xuất cấp tín dụng từ nhân viên tín dụng mới được cấp vốn.

+ Địa điểm kinh doanh: Địa điểm sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp phải cùng địa bàn hoạt động của Agribank Nam Đồng Nai nơi cho vay hoặc cách tối đa 50km ( đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ), 100 km (đối với doanh nghiệp có quy mô vừa).

+ Nguồn trả nợ: Toàn bộ nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của SME (không bao gồm thu nhập từ hoạt động từ hoạt động đầu tư tài chính và thu nhập bất thường). Hoặc có một phần nguồn trả nợ là thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính (<30%) nhưng không bao gồm thu nhập bất thường.

• Chính sách về mức cho vay:

Mức cho vay sẽ được xác định căn cứ tùy vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, tình hình tài chính cũng như của SME cũng như tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.

• Chính sách về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo:

Quy định về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với SME được tuân theo quy định chung của Agribank từng thời kỳ

• Chính sách lãi suất:

Mức lãi suất được áp dụng cho các khoản vay đối với SME tuân theo quy định về lãi suất của NHNN và quy định tại Biểu lãi suất cho vay đối với DN của Agribank từng thời kỳ. Theo đó, lãi suất cho vay áp dụng đối với các SME được phân biệt theo kỳ hạn vay, sản phẩm vay, loại tiền vay, theo loại tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo… Ngoài ra, Agribank còn quy định các mức giảm lãi suất theo từng đối tượng khách hàng và thẩm quyền phê duyệt giảm lãi suất.

• Thời hạn và phương thức cho vay:

Căn cứ nhu cẩu của SME và quy định hiện hành tại Agirbank, khách hàng có thể vay vốn theo các sản phẩm: Cho vay bổ sung vốn lưu động từng lần, cho vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư tài sản cố định/tài trợ dự án, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu …Thời hạn cho vay sẽ được xác định căn cứ theo quy định từng sản phẩm, phương thức cho vay, theo nguồn tiền trả nợ của SME

Trong giai đoạn 2017 - 2019, chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh các nghị định như NĐ 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho SME (Bộ Tài chính chủ trì), Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho SME khởi nghiệp sáng tạo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì); Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ SME (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì) phải kể đến Luật hỗ trợ SME cung cấp kênh tiếp cận vốn đa chiều cho SME đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua (Luật số 04/2017/QH14) và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 với 3 loại

quỹ: Quỹ phát triển SME, Quỹ bảo lãnh tín dụng SME, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên các quy định trong các chính sách hỗ trợ SME tiếp cận vốn như vừa nêu, Agribank là một trong những NHTM đầu tiên chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm SME, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng SME, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Agribank duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có phương án khả thi, áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hòa chung với xu hướng hỗ trợ SME phát triển, chi nhánh cũng ban hành văn bản quy định về việc mở rộng cho vay SME dựa trên quyết định của Agribank Hội sở trong định hướng phát triển hoạt động cho vay SME toàn hệ thống. Trong đó, chi nhánh triển khai nghiêm túc chính sách hỗ trợ lãi suất cho vác SME trong 5 ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên do Agribank quy định.. Bên cạnh ưu đãi về lãi suất, những SME trong đối tượng ưu đãi nếu có mức xếp hạng từ AA trở lên có thể được cấp tín dụng mà không cần tài sản bảo đảm. Đây là những điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn ngân hàng cũng như CN mở rộng cho vay SME trên địa bàn hoạt động.

Một phần của tài liệu 1277_234313 (Trang 47 - 55)