Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu 1277_234313 (Trang 55 - 62)

vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai

2.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô

Việc mở rộng quy mô cho vay SME được xác định dựa trên mức tăng số lượng khách hàng SME vay vốn, tốc độ tăng số lượng SME vay vốn tại chi nhánh. Đồng thời, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ SME cũng phản ánh sự mở rộng về quy mô cho vay SME của chi nhánh.

Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng SME Nam Đồng Nai chiếm tỷ lệ hơn 75% trong tổng số DN vay vốn tại chi nhánh và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm. SME vay vốn tại ngân hàng thuộc nhóm thành phần kinh tế ngoài Nhà nươc. Đồng Nai định hướng phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, do đó, đây cũng là nhóm ngành có tỷ trọng và tăng mạnh trong năm 2019. Chi tiết số lượng khách hàng là SME qua các năm được thể hiện Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Số lượng khách hàng SME tại Agribank Nam Đồng Nai giai đoạn 2017 – 2019 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng 2018/2017 2019/2018 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng KH SME 101 136 185 35 35% 49 36% Ngành nông nghiệp 29 46 46 17 59% 0 0% Ngành xây dựng 13 21 36 8 62% 15 71% Ngành thương mại 30 36 59 6 20% 23 64% Ngành công nghiệp 25 27 35 2 8% 8 30% Ngành khác 4 6 9 2 50% 3 50%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Nam Đồng Nai)

Bảng 2.2 cho tấy số lượng SME vay vốn tai chi nhánh tăng dần qua các năm từ 101 SME năm 2017 tăng lên 136 SME năm 2018, tương ứng tăng 35 người với tỷ lệ tăng 35%. Trong năm 2018, SME thuộc nhóm ngành xây dựng có mức tăng mạnh nhất với ty lệ lên đến 62%, tăng từ 29 DN lên 46 DN. Điều này phù hợp với diễn biến nhu cầu xây dựng nhà máy, các khu dân cư, khu định cư cho người dân cũng như các dự án bất động sản mọc lên tại huyện Long Thành. Ngành nông nghiệp tăng nhanh thứ hai với tốc độ tăng là 59%, từ 29 DN lên 46 DN. Đây là ngành vừa là mũi nhọn của Agribank vừa nằm trong danh sách nhóm ngành được hưởng những ưu đãi lãi suất. Điều này tạo điều kiện để chi nhánh mở rộng cho vay

SME. Bên cạnh đó, nhiều SME ở các ngành như thương mại, công nghiệp cũng tăng nhẹ trong nghiên cứu, trong đó, ngành thương mại tặng 20%, ngành công nghiệp tăng 8% và nhóm các ngành khác tăng lên đế 50%. Các chương trình giảm lãi suất vay vốn được nhân viên tư vấn, giới thiệu đến tất cả khách hàng đến giao dịch, giúp DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp từ ngân hàng. Năm 2019 là năm chi nhánh có nhiều thay đổi và đạt được nhiều kết quả kinh doanh khả quan, trong đó có sự gia tăng trong số lượng SME với đa dạng lĩnh vực ngành nghề vay vốn. Từ 136 SME vay vốn năm 2018 đã tăng lên 185 SME trong năm 2019, tăng 49 DN, với tỷ lệ tăng là 36%. Để phân tán rủi ro, nhóm ngành được đẩy mạnh cho vay trong năm 2019 là ngành xây dựng, ngành thương mại với tỷ lệ tăng lần lượt là 71%, 64%. Mặc dù ngành nông nghiệp là thế mạnh của chi nhánh nhưng đây không phải ngành mà Hội sở chủ trưởng mở rộng bởi những rủi ro nội tại của ngành. Mặc dù vậy, số lượng SME của chi nhánh còn ít so với số lượng SME đăng ký hoạt động trên địa bàn, được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ SME vay tại CN so với SME trên địa bàn huyện Long Thành

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Số lượng SME vay tại CN 101 136 185

Số lượng SME trên địa bàn

huyện 1250 2148 3980

Tỷ lệ SME vay tại CN trên

SME trên địa bàn 8.1% 6.3% 4.6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Nam Đồng Nai)

Tỷ lệ SME vay tai CN còn khá thấp so với số lượng SME trên địa bàn và đang có xu huớng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu khi chỉ chiếm 8.1% trong năm 2017, giảm còn 6.3% năm 2018 và tiếp tục giảm 4.6% năm 2018. Nhiều DN SME đến đề nghị vay vốn tại ngân hàng nhưng bị từ chối cấp tín dụng do kết quả thẩm định tín dụng và xếp hạng tín nhiệm nội bộ đều cho thấy mức độ rủi ro của KH là tương đối cao. Ngoài ra, việc quảng bá các sản phẩm cho vay DN nói chung,

SME còn chưa hiệu quả, chưa được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các NHTM cổ phần Agribank chưa có các sản phẩm trọn gói, sản phẩm thiết kế đặc trưng cho SME. Các điều kiện ưu đãi trong cho vay SME mới chỉ là lãi suất mà chưa có những ưu đãi khác như tài sản bảo đảm. Theo Báo cáo của chi nhánh về việc triển khai hỗ trợ vốn đối với SME, một trong những nguyên nhân khách hàng SME đến vay tại chi nhánh còn thấp là do thời gian xử lý hồ sơ còn chậm, nhiều nhân viên chưa chuyên nghiệp trong quá trình giao dịch với ngân hàng, quy trình thủ tục còn khá rườm rà, giá tài sản bảo đảm được định giá quá thấp so với thị trường. Ngoài ra, một số SME không có đủ tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn theo yêu cầu cũng là nguyên nhân làm cho số lượng SME vay vốn tại CN còn thấp. Điều này cho thấy hoạt đông cho vay SME của chi nhánh chưa tương xứng vơi tiềm năng và còn nhiều dư địa để tiếp tục mở rông.

Bên cạnh số lượng DN SME vay vốn tăng cả về số lượng lẫn tốc độ tăng trưởng, dư nợ SME của chi nhánh cũng gia tăng không ngừng trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện ở biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 25: Dư nợ cho vay SME và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay SME tại Agribank CN Nam Đồng Nai

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Nam Đồng Nai)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy dư nợ SME đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm nghiên cứu. Năm 2017, dư nợ toàn chi nhánh là 1294 tỷ đồng thì dư nợ SME đạt 899 tỷ đồng, tương ứng chiếm 69% tổng dư nợ. Trong năm 2018, khi tổng dư nợ toàn chi nhánh tăng 20% với giá trị dư nợ đạt được là 1558 tỷ đồng thì dư nợ SME tăng cao hơn với tốc độ tăng trưởng lên đến 23%, đạt 1103 tỷ đồng, tương ứng chiếm đến 71% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Nhờ chính sách giảm lãi suất cho vay đối với các SME cũng như sự tư vấn hỗ trợ chu đáo từ nhân viên tín dụng đến khách hàng, số lượng SME tăng mạnh trong năm 2019 cũng đã làm cho dư nợ SME tăng nhanh lên đến 52%, đạt 1674 tỷ đồng, tương ứng chiếm đến 74% tổng dư nợ. Kết quả này cho thấy hoạt động cho vay SME đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của chi nhánh khi dư nợ SME chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh hơn mức tăng trưởng của dư nợ chung toàn chi nhánh. Điều này cho thấy định hướng chính sách liên quan đến việc mở rộng cho vay SME cũng như quá trình triển khai chính sách của ban lãnh đạo và nhân viên chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019 đã thực sự mang lại nhiều cơ hội cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay SME thông qua việc thu hút nhiều hơn khách hàng SME với đa dạng lĩnh vực ngành nghề đến vay vốn cũng như gia tăng dư nợ cho vay SME với tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh.

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng

Mở rộng hoạt động cho vay chỉ được đánh giá là tốt khi đảm bảo chất lượng cho vay, kiểm soát được RRTD liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy, việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay SME của chi nhánh cần được quan tâm.

Trong giai đoạn nghiên cứu, chất lượng cho vay SME của chi nhánh có sự biến động tăng giảm ở nhiều chỉ tiêu khác nhau, được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá chất lương cho vay SME của Agribank CN Nam Đồng Nai ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Mức độ tăng/giảm 2018/2017 2019/2018 Nợ quá hạn SME (1) 9.8 97 102 87.2 5 Nợ quá hạn (2) 13.8 125.0 116.1 111.1 -8.9 Nợ xấu SME (3) 1.3 1.5 1.7 0.2 0.2 Nợ xấu (4) 4.0 2.2 2.3 -1.8 0.07 Dư nợ SME (5) 899 1103 1674 204.0 571 Dư nợ (6) 1294 1558 2250 264.0 692 Tỷ lệ nợ quá hạn SME (1)/(5) 1.1% 8.8% 6.1% 7.7% -2.7% Tỷ lệ nợ xấu SME (3)/(5) 0.1% 0.1% 0.1% 0.0% 0.0% Tỷ lệ nợ quá hạn (2)/(6) 1.07% 8.02% 5.16% 7.0% -2.9% Tỷ lệ nợ xấu (4)/(6) 0.31% 0.14% 0.10% -0.2% 0.0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Nam Đồng Nai)

Nợ quá hạn SME trong giai đoạn nghiên cứu tăng dần qua các năm lần lượt là 9.8 tỷ đồng năm 2017, tăng mạnh lên 97 tỷ đồng năm 2018 và đến 2019 là 102 tỷ đồng, tương ứng với mức độ tăng là 87.2 tỷ trong giai đoạn 2017 - 2018 và 5 tỷ đồng giai đoạn 2018 - 2019. Số liệu này cho thấy quy mô nợ quá hạn SME tăng lên và chiếm tỷ trọng khá cao trong nợ quá hạn của chi nhánh với tỷ trọng lần lượt là 71% (năm 2017), 78% (năm 2018) và 88% (năm 2019). Điều này làm cho tỷ lệ nợ quá hạn SME ở mức cao từ 1.1% năm 2017, tăng mạnh lên 8.8% năm 2018 nhưng sau đó giảm xuống còn 6.1%. Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn SEM luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn của CN cũng như vượt quá giới hạn 5% cho phép trong năm 2018, 2019. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao vừa có nguyên nhân đến từ các điều kiện khách quan, vừa do khách hàng và có những yếu tố thuộc về chi nhánh. Trong đó, có 7 khoản vay từ SME vay vốn sản xuất nông nghiệp

nhưng bị dịch bệnh, sản lượng sụt giảm làm cho không đủ nguồn thu để trả nợ. 3 khoản cho vay SME liên quan đến bất động sản không có nguồn thu trả nợ do thay đổi chính sách quy hoạch đất đai, tách thửa của huyện Long Thành. 2 khoản vay do khách hàng thiếu năng lực quản lý hoạt động, dẫn đến hiện tượng thất thoát, thu không đủ bù chi, kinh doanh thua lỗ. 5 khoản vay SME còn lại xảy ra RRTD do khâu giám sát khoản vay thiếu chặt chẽ, nhận diện RRTD chưa tốt nên tiến hành thu hồi nợ chậm làm cho nợ quá hạn.

Trong số nợ quá SME, nợ xấu SME cũng có xu hướng tăng dần lên về gia trị tuyết đối từ 1.3 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 1.5 tỷ đồng năm 2018 và năm 2019 tăng 0.2 tỷ đồng đạt 1.7 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu SME ở mức thấp khi chỉ giao động quanh mức 0.1%. Nợ xấu của SME tập trung chủ yếu trong nhóm ngành nông nghiệp, đây là lý do chi nhánh không lấy mở rộng cho vay đối với các SME trong lĩnh vực nông nghiệp làm chủ lực do những rủi ro mà ngành này mang lại.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng trong cho vay SME còn chưa cao, mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì vậy, cần được cải thiện trong thời gian tới.

2.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay SME qua các năm tại Agribank Nam Đồng Nai được thể hiện qua bảng 2.4 sau:

Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động cho vay SME tại Agribank Nam Đồng Nai

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Lợi nhuận từ cho vay SME 134.7 166.9 287.3

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 230 277 410

Lợi nhuận cho vay SME/Lợi nhuận từ hoạt động

cho vay 58.6% 60.3% 70.1%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Agribank Nam Đồng Nai)

Lợi nhuận từ hoat động cho vay SME của chi nhánh không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu, từ 134.7 tỷ đông năm 2017 tăng lên 287.3 tỷ đồng trong năm 2019. Đồng thời thu nhập từ cho vay SME cũng chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận từ cho vay của chi nhánh với tỷ lệ qua các năm lần lượt là 58.6%, 60.3% và 70.1%. Như vậy, hoạt động cho vay SME đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của chi nhánh, đồng thời cũng mang lại hiệu quả khá tốt. Đây là yếu tố quan trọng để chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay SME trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 1277_234313 (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w