Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 1270_234240 (Trang 81 - 86)

3.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý

3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Việc cho vay liên quan đến bất động sản cũng như việc xử lý tài sản để thu hồi nợ liên quan đến bất động sản của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn do những thay đổi hoặc mập mờ trong quy hoạch của chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần xây dựng và cung cấp thông tin quy hoạch rõ ràng, cụ thể, theo từng khu vực, từng giai đoạn để cá nhân, ngân hàng nắm được thông tin và có cơ sở ra các quyết định vay vốn, cấp tín dụng phù hợp, hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng như nâng cao khả năng thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra.

Dựa trên các hạn chế, nguyên nhân được rút ra trong chương 2, kết hợp với định hướng hoạt động tín dụng cá nhân, đề tài đưa ra các giải pháp được tóm tắt trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Tóm tắt cơ sở đề xuất và giải pháp tương ứng dành cho Agribank CN Nam Đồng Nai

ST T

Cơ sở đề xuất Giải pháp/Kiến nghị

1 Mở rộng và đa dạng danh mục tín dụng cá nhân theo thời gian vay, mục đích vay vốn

Tiếp tục đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2 Sản phẩm tín dụng cá nhân chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào cho vay nông nghiệp, chưa có sản phẩm trọn gói

Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân

3 Thủ tục rườm rà và thời gian xử lý hồ sơ tín dụng chưa nhanh chóng

Chủ động đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

4 Thông tin tín dụng còn bị hạn chế Tăng cường liên kết với các Sở ban ngành quản lý tại địa phương

5 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm chưa

phân biệt khách hàng cá nhân thành hai nhóm là nhóm sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ tại ngân hàng, tách thành nhóm cá nhân tiêu dùng và cá nhân sản xuất kinh doanh. Đối với cá nhân sản xuất kinh doanh cũng cần có tiêu chí phân chia theo ngành do mỗi ngành có đặc thù khác nhau.

6 Nhân viên tín dụng phụ trách gần như toàn bộ quy trình tín dụng, chưa có sự phân chia theo khách hàng và mục đích sử dụng vốn.

Điều chỉnh mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa

7 Nhân viên còn chưa tuân thủ các quy định do khối lượng công việc nhiều

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tín dụng

8 Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn chưa tiếp cận được vốn tại ngân hàng

Tăng cường công tác marketing

9 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa kịp thời,

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kết luận chương 3

Dựa trên những đánh giá trong chương 2 cũng như định hướng hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank CN Nam Đồng Nai trong thời gian tới. Các giải pháp được đề xuất dành cho Agribank CN Nam Đồng Nai để nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân gồm: (1) đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, (2) đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, (3) chủ động đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, (4) tăng cường lên kết với cơ quan quản lý, (5) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm, (6) điều chỉnh mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, (7) nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, (8) tăng cường công tác marketing, (9) tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số kiến nghị cho Agribank và chính quyền địa phương. Như vậy, chương 3 đã trả lời được cho câu hỏi chi nhánh cần làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân trong thời gian tới.

Kết luận

Thu nhập từ tín dụng vẫn là nguồn thu chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Hoạt động tín dụng cá nhân đang ngày càng được chú trọng bởi các NHTM, trong đó có Agribank CN Nam Đồng Nai. Trong bối cảnh mở rộng quy mô tín dụng cá nhân, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cần được chú trọng. Với mục tiêu đánh giá tổng thể bức tranh chất lượng tín dụng cá nhân và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank CN Nam Đồng Nai, đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Một là, trên cơ sở lý thuyết được trình bày trong chương 1 về nâng cao chất

lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại, chương 2 đề tài đã giới thiệu về chi nhánh và tập trung phân tích sâu về thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân qua các nhóm chỉ tiêu định lượng.

Hai là, dựa trên nội dung phân tích thực trạng, đề tài đã rút ra được những

kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong chất lượng tín dụng cá nhân tại chi nhánh. Đồng thời, đề tài đã chỉ ra được những nguyên nhân còn tồn tại trong chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank CN Nam Đồng Nai rong giai đoạn 2017 - 2019.

Ba là, báo cáo đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị dành cho chi nhánh,

Agribank hội sở, chính quyền địa phương và NHNN để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy cô và các bạn quan tâm để bản thân có điều kiện tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh (chủ biên) (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông

2. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân

3. Đường Thị Thanh Hải, 2014, Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4, tr.24 - 28

4. Lê Thị Tuyết Hoa (chủ biên) (2013), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

5. Dương Thị Hoàn (2019), Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NH thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 50, tr. 118

- 121

6. Lê Hoằng Bá Huyền (2019), “Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa”, Tạp chí Tài chính

7. Trương Văn Giang và Trần Hữu Dào (2019), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Công thương số tháng 8/2019

8. Đỗ Giang Nam (2008), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, NH Nhà nước Việt Nam.

9. NH Nhà nước Việt Nam (2020), Agribank đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn

10. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm

11. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

12. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tạp chí Tài chính, tháng 10/2015

lx x

13. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học NH thành phố Hồ Chí Minh

14. NH Nhà nước Việt Nam (2020), Agribank đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn

15. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Đồng Nai (2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm

16. Tạp chí tài chính (2017), “Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu”, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nang-cao-chat-luong-tin-dung- han-che-no- xau-119513.html, ngày 31/01/2020

Một phần của tài liệu 1270_234240 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w