Cấu trúc tiêu thụ năng lượng tại các tòa nhà hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà việt á (Trang 45 - 46)

Vấn đềtiết kiệm năng lượng trong toà nhà tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng trở lên cấp bách. Cùng với việc tiết kiệm điện trong sản xuất, thì việc tiết kiệm điện trong quá trình sinh hoạt, đặc biệt là trong các toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn có tác động trực tiếp đến việc giảm áp lực cho hệ thống cung cấp điện

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tiêu thụ điện năng ngày càng cao trong khi khả năng cung cấp điện còn khá nhiều hạn chế, từ đó vấn đề sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trở thành vấn đề cấp bách. Chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tại các thành phố lớn, số lượng tòa nhà cao tầng đang mọc lên ngày càng nhiều, kéo nhu cầu tiêu thụ năng lượng rất lớn. Theo thống kê, tổng năng lượng tiêu thụ cho các công trình xây dựng chiếm từ 40-70% năng lượng cung cấp cho đô thị, trong đó các công trình tòa nhà cao tầng như: khách sạn, tòa nhà thương mại… tiêu thụ từ 35-40%. Như vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả tại các công trình cao tầng sẽ góp phần làm giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các tòa nhà là tương đối lớn, khoảng 10 - 40% tổng điện năng tiêu thụ. Cấu trúc tiêu thụ điện của các phụ tải điển hình trong các toà nhà như sau:

-Hệ thống điều hoà không khí (40 - 60%) -Hệ thống chiếu sáng (10 – 20%)

-Hệ thống thang máy (10 – 15%) -Hệ thống nước nóng (5 – 10%) -Hệ thống bơm nước thuỷ cục (5 – 10%) -Hệ thống các thiết bị văn phòng (10 – 15%) -Các hệ thống khác như: bàn là, máy ủi, máy hút bụi…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà việt á (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)